Với quy mô các hoạt động quân sự hạn chế ở Lào Và Campuchia, Quân đội Mỹ không thể sử dụng các phương tiện cơ giới mặt đất cho kế hoạch leo thang chiến tranh của nước này ra khắp bán đảo Đông Dương. Do đó họ đã sử dụng tới "trực thăng" loại phương tiện chiến tranh yêu thích của Quân đội Mỹ trong suốt thời gian họ tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Một trong những loại phương tiện chiến đấu chủ lực của Mỹ tại Lào và Campuchia đó chính là những trực thăng vũ trang AH-1G Cobra hiện đại và nguy hiểm nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr. Do vùng tác chiến ở Lào chủ yếu được Mỹ triển khai theo kiểu trực thăng vận nên các loại hỏa lực mạnh như pháo và xe tăng thường ít được triển khai trong các chiến dịch nhỏ. Khi đó thì việc cung cấp hỏa lực yểm trợ từ AH-1G là cực kỳ quan trọng. Nguồn ảnh: Flickr.Đây cũng là loại trực thăng chiến đấu có số giờ bay nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam, ước tính lên tới khoảng hơn 2 triệu giờ bay, thực hiện hàng trăm nghìn phi vụ tấn công, yểm trợ trong suốt thời gian cuộc chiến diễn ra. Nguồn ảnh: Flickr.Không thể không nhắc tới loại trực thăng vận tải tốt nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đó là loại CH-47 Chinook. Khác với chiến trường Nam Việt Nam, Hạ Lào và Campuchia có hệ thống giao thông cực kỳ tệ hay không muốn nói là hoàn toàn không có. Nguồn ảnh: Flickr.Chính vì vậy, để đảm bảo hậu cần tiếp tế tốt cho các chiến dịch hành quân diễn ra ở đây, tốt nhất là sử dụng lực lượng trực thăng vận tải. Ngoài ra, loại trực thăng này cũng có khả năng đưa một số lượng lớn binh lính xuống bãi đổ bộ trong thời gian ngắn nhất, giúp phía Mỹ có thể triển khai quân tràn ngập trận địa một cách nhanh chóng. Nguồn ảnh: Flickr.Không những đoực sử dụng để tiếp tế, hậu cần, CH-47 còn có thể cẩu được cả pháo hay thậm chí cả xe tăng vào chiến trường. Đây cũng là điểm mấu chốt của loại trực thăng này trên chiến trường Hạ Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Flickr.Khó chịu nhất đối với Quân Giải phóng ở Hạ Lào và Campuchia có lẽ là loại trực thăng OH-6 Loach. Đây là loại trực thăng thám sát, có vũ trang rất kém, không được bọc giáp và cực kỳ dễ bắn hạ. Tuy nhiên, không một lực lượng nhỏ lẻ nào dám bắn hạ OH-6 vì phía sau nó luôn là một đàn trực thăng vũ trang hoặc tiêm kích hùng hậu. Nguồn ảnh: Flickr.Nhiệm vụ của OH-6 trên chiến trường là bay ở độ cao thấp, tìm vị trí của Quân Giải phóng và sau đó ném pháo hiệu, cung cấp thông tin cho các lực lượng không quân vũ trang dội bom tấn công khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.Với khả năng cơ động rất tốt, đường bay của OH-6 là rất khó đoán trước và chiếc trực thăng này có thể tung ra nhưng quả pháo hiệu nguy hiểm chết người vào giữa trận địa của ta. Tuy nhiên, OH-6 chỉ thích hợp trong chiến tranh chống du kích. Trong các chiến dịch lớn kiểu chiến tranh tổng lực, OH-6 không bao giờ dám xuất hiện trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.Cuối cùng, không thể không kể đến UH-1 Huey - loại trực thăng được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam, cũng là loại trực thăng "đa dụng" nhất với khả năng làm trực thăng vận tải, yểm trợ hỏa lực, cảnh giới, hậu cần,... Nguồn ảnh: Flickr.Là một trong những loại trực thăng vận tải tốt nhất ở chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, UH-1 chuyên được sử dụng để chở binh lính vào chiến trường và binh lính Mỹ bị thương ra khỏi trận địa. Chính UH-1 đã giúp giảm thời gian tới bệnh viện trung bình của binh lính Mỹ kể từ lúc bị thương xuống còn 15 phút. Nguồn ảnh: Flickr.Mặc dù vậy, các chuyên gia Mỹ đã không nhận định chính xác về sức mạnh của Quân Giải phóng ở Lào và Campuchia, nhất là khi đây là nơi tập trung tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch của ta. Điều này đã dẫn tới việc trong các chiến dịch đánh lớn, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã tỏ ra thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Trực thăng tấn công AH-1G trong Chiến tranh Việt Nam bổ nhào tấn công như tiêm kích.
Với quy mô các hoạt động quân sự hạn chế ở Lào Và Campuchia, Quân đội Mỹ không thể sử dụng các phương tiện cơ giới mặt đất cho kế hoạch leo thang chiến tranh của nước này ra khắp bán đảo Đông Dương. Do đó họ đã sử dụng tới "trực thăng" loại phương tiện chiến tranh yêu thích của Quân đội Mỹ trong suốt thời gian họ tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trong những loại phương tiện chiến đấu chủ lực của Mỹ tại Lào và Campuchia đó chính là những trực thăng vũ trang AH-1G Cobra hiện đại và nguy hiểm nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr. Do vùng tác chiến ở Lào chủ yếu được Mỹ triển khai theo kiểu trực thăng vận nên các loại hỏa lực mạnh như pháo và xe tăng thường ít được triển khai trong các chiến dịch nhỏ. Khi đó thì việc cung cấp hỏa lực yểm trợ từ AH-1G là cực kỳ quan trọng. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây cũng là loại trực thăng chiến đấu có số giờ bay nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam, ước tính lên tới khoảng hơn 2 triệu giờ bay, thực hiện hàng trăm nghìn phi vụ tấn công, yểm trợ trong suốt thời gian cuộc chiến diễn ra. Nguồn ảnh: Flickr.
Không thể không nhắc tới loại trực thăng vận tải tốt nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đó là loại CH-47 Chinook. Khác với chiến trường Nam Việt Nam, Hạ Lào và Campuchia có hệ thống giao thông cực kỳ tệ hay không muốn nói là hoàn toàn không có. Nguồn ảnh: Flickr.
Chính vì vậy, để đảm bảo hậu cần tiếp tế tốt cho các chiến dịch hành quân diễn ra ở đây, tốt nhất là sử dụng lực lượng trực thăng vận tải. Ngoài ra, loại trực thăng này cũng có khả năng đưa một số lượng lớn binh lính xuống bãi đổ bộ trong thời gian ngắn nhất, giúp phía Mỹ có thể triển khai quân tràn ngập trận địa một cách nhanh chóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Không những đoực sử dụng để tiếp tế, hậu cần, CH-47 còn có thể cẩu được cả pháo hay thậm chí cả xe tăng vào chiến trường. Đây cũng là điểm mấu chốt của loại trực thăng này trên chiến trường Hạ Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Flickr.
Khó chịu nhất đối với Quân Giải phóng ở Hạ Lào và Campuchia có lẽ là loại trực thăng OH-6 Loach. Đây là loại trực thăng thám sát, có vũ trang rất kém, không được bọc giáp và cực kỳ dễ bắn hạ. Tuy nhiên, không một lực lượng nhỏ lẻ nào dám bắn hạ OH-6 vì phía sau nó luôn là một đàn trực thăng vũ trang hoặc tiêm kích hùng hậu. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiệm vụ của OH-6 trên chiến trường là bay ở độ cao thấp, tìm vị trí của Quân Giải phóng và sau đó ném pháo hiệu, cung cấp thông tin cho các lực lượng không quân vũ trang dội bom tấn công khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.
Với khả năng cơ động rất tốt, đường bay của OH-6 là rất khó đoán trước và chiếc trực thăng này có thể tung ra nhưng quả pháo hiệu nguy hiểm chết người vào giữa trận địa của ta. Tuy nhiên, OH-6 chỉ thích hợp trong chiến tranh chống du kích. Trong các chiến dịch lớn kiểu chiến tranh tổng lực, OH-6 không bao giờ dám xuất hiện trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuối cùng, không thể không kể đến UH-1 Huey - loại trực thăng được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam, cũng là loại trực thăng "đa dụng" nhất với khả năng làm trực thăng vận tải, yểm trợ hỏa lực, cảnh giới, hậu cần,... Nguồn ảnh: Flickr.
Là một trong những loại trực thăng vận tải tốt nhất ở chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, UH-1 chuyên được sử dụng để chở binh lính vào chiến trường và binh lính Mỹ bị thương ra khỏi trận địa. Chính UH-1 đã giúp giảm thời gian tới bệnh viện trung bình của binh lính Mỹ kể từ lúc bị thương xuống còn 15 phút. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù vậy, các chuyên gia Mỹ đã không nhận định chính xác về sức mạnh của Quân Giải phóng ở Lào và Campuchia, nhất là khi đây là nơi tập trung tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch của ta. Điều này đã dẫn tới việc trong các chiến dịch đánh lớn, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã tỏ ra thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng tấn công AH-1G trong Chiến tranh Việt Nam bổ nhào tấn công như tiêm kích.