Cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (tên tiếng Anh: Rim of the Pacific Exercise – tên viết tắt RIMPAC), được tổ chức hai năm một lần; đây là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Lực lượng tàu chiến của các quốc gia đang thực hiện màn biểu dương lực lượng trong cuộc diễn tập RIMPAC-2018.Cuộc tập trận RIMPAC đầu tiên được tiến hành vào năm 1971; RIMPAC được cộng đồng quốc tế coi là biểu hiện sức mạnh hải quân của Mỹ và đồng minh của Mỹ, đối với thế giới.Hiện nay, RIMPAC được coi là cầu nối thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đường biển và an ninh cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “tự do, cởi mở”.Là một trong những quốc gia quan trọng nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc đã không nhận được bất kỳ hình thức mời nào từ Mỹ trong cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương năm 2020. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận trên khu vực Biển Đông gần đây.Trong cuộc tập trận RIMPAC-2018, Mỹ đã hủy bỏ lời mời với Trung Quốc vào phút cuối, khi Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, đi ngược lại nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận này. Mặc dù không được mời dự, Hải quân Trung Quốc đã cử tàu thu thập thông tin tình báo lớp Dongdiao quan sát quá trình tập trận RIMPAC-2018. Ảnh: Tàu trinh sát lớp Dongdiao tại một cảng không xác định của Trung Quốc.Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách “Xoay trục sang châu Á” của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ đã điều lực lượng sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với mục đích không giấu giếm là để kiềm chế Trung Quốc, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ảnh: Cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, những người đặt nền móng “Xoay trục sang châu Á”.Với việc tiếp tục khẳng định tăng cường sự có mặt quân sự tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ đã nâng cấp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương lên Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương; đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực, để đối phó với sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông; tăng cường hợp tác quân sự với các nước đồng minh chủ chốt trong khu vực và một số quốc gia có lợi ích trên Biển Đông. Ảnh: Tàu chiến Mỹ, Australia diễn tập trên Biển Đông hồi cuối tháng 4/2020.Trong những năm vừa qua, cùng với kinh tế phát triển mạnh mẽ, tiềm lực quốc phòng – an ninh của Việt Nam cũng được củng cố; hiện Việt Nam đã mua sắm nhiều vũ khí hiện đại, để bảo vệ chủ quyền, như tàu ngầm lớp Kilo, máy bay chiến đấu hạng nặng tầm xa Su-30MK, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard…Cuộc diễn tập RIMPAC-2020, có lực lượng hải quân của 26 nước tham gia; Việt Nam lần đầu tiên được mời cử lực lượng tham dự (những lần trước Việt Nam được mời với tư cách quan sát viên); việc này giúp hải quân Việt Nam có cơ hội nâng cao khả năng trình độ tác chiến với các quốc gia có nền hải quân hiện đại và phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.Việc cử lực lượng tham gia RIMPAC-2020 còn góp phần quan trọng xây dựng lòng tin, củng cố đoàn kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ; đồng thời không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tham gia RIMPAC-2020, Việt Nam có cơ hội khẳng định vai trò tại cuộc diễn tập đa phương lớn nhất thế giới này.Theo thông báo của Hải quân Mỹ, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, do vậy thời gian của cuộc diễn tập sẽ được rút ngắn lại (từ 17 đến 31/8), thay vì kéo dài như 2 tháng trước kia. Để ngăn ngừa COVID-19 lây lan, RIMPAC-2020 sẽ không bao gồm các hoạt động trên bờ. Căn cứ tại Trân Châu cảng được sử dụng để hỗ trợ về mặt hậu cần, nhưng sẽ hạn chế cho binh lính lên bờ hết mức. Ảnh: Màn bắn đạn thật tại cuộc diễn tập RIMPAC-2018.Chủ đề của cuộc tập trận RIMPAC-2020 đó là “Khả năng, thích ứng và đối tác”, bao gồm nội dung như tác chiến chống ngầm đa quốc gia, hoạt động ngăn chặn hàng hải, tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Màn bắn đạn thật tại cuộc diễn tập RIMPAC-2018. Video Tập trận RIMPAC khởi động rầm rộ tại Hawaii 1 năm trước
Cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (tên tiếng Anh: Rim of the Pacific Exercise – tên viết tắt RIMPAC), được tổ chức hai năm một lần; đây là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Lực lượng tàu chiến của các quốc gia đang thực hiện màn biểu dương lực lượng trong cuộc diễn tập RIMPAC-2018.
Cuộc tập trận RIMPAC đầu tiên được tiến hành vào năm 1971; RIMPAC được cộng đồng quốc tế coi là biểu hiện sức mạnh hải quân của Mỹ và đồng minh của Mỹ, đối với thế giới.
Hiện nay, RIMPAC được coi là cầu nối thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đường biển và an ninh cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “tự do, cởi mở”.
Là một trong những quốc gia quan trọng nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc đã không nhận được bất kỳ hình thức mời nào từ Mỹ trong cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương năm 2020. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận trên khu vực Biển Đông gần đây.
Trong cuộc tập trận RIMPAC-2018, Mỹ đã hủy bỏ lời mời với Trung Quốc vào phút cuối, khi Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, đi ngược lại nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận này. Mặc dù không được mời dự, Hải quân Trung Quốc đã cử tàu thu thập thông tin tình báo lớp Dongdiao quan sát quá trình tập trận RIMPAC-2018. Ảnh: Tàu trinh sát lớp Dongdiao tại một cảng không xác định của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách “Xoay trục sang châu Á” của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ đã điều lực lượng sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với mục đích không giấu giếm là để kiềm chế Trung Quốc, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ảnh: Cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, những người đặt nền móng “Xoay trục sang châu Á”.
Với việc tiếp tục khẳng định tăng cường sự có mặt quân sự tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ đã nâng cấp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương lên Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương; đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực, để đối phó với sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông; tăng cường hợp tác quân sự với các nước đồng minh chủ chốt trong khu vực và một số quốc gia có lợi ích trên Biển Đông. Ảnh: Tàu chiến Mỹ, Australia diễn tập trên Biển Đông hồi cuối tháng 4/2020.
Trong những năm vừa qua, cùng với kinh tế phát triển mạnh mẽ, tiềm lực quốc phòng – an ninh của Việt Nam cũng được củng cố; hiện Việt Nam đã mua sắm nhiều vũ khí hiện đại, để bảo vệ chủ quyền, như tàu ngầm lớp Kilo, máy bay chiến đấu hạng nặng tầm xa Su-30MK, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard…
Cuộc diễn tập RIMPAC-2020, có lực lượng hải quân của 26 nước tham gia; Việt Nam lần đầu tiên được mời cử lực lượng tham dự (những lần trước Việt Nam được mời với tư cách quan sát viên); việc này giúp hải quân Việt Nam có cơ hội nâng cao khả năng trình độ tác chiến với các quốc gia có nền hải quân hiện đại và phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.
Việc cử lực lượng tham gia RIMPAC-2020 còn góp phần quan trọng xây dựng lòng tin, củng cố đoàn kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ; đồng thời không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tham gia RIMPAC-2020, Việt Nam có cơ hội khẳng định vai trò tại cuộc diễn tập đa phương lớn nhất thế giới này.
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, do vậy thời gian của cuộc diễn tập sẽ được rút ngắn lại (từ 17 đến 31/8), thay vì kéo dài như 2 tháng trước kia. Để ngăn ngừa COVID-19 lây lan, RIMPAC-2020 sẽ không bao gồm các hoạt động trên bờ. Căn cứ tại Trân Châu cảng được sử dụng để hỗ trợ về mặt hậu cần, nhưng sẽ hạn chế cho binh lính lên bờ hết mức. Ảnh: Màn bắn đạn thật tại cuộc diễn tập RIMPAC-2018.
Chủ đề của cuộc tập trận RIMPAC-2020 đó là “Khả năng, thích ứng và đối tác”, bao gồm nội dung như tác chiến chống ngầm đa quốc gia, hoạt động ngăn chặn hàng hải, tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Màn bắn đạn thật tại cuộc diễn tập RIMPAC-2018.
Video Tập trận RIMPAC khởi động rầm rộ tại Hawaii 1 năm trước