Cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương 2020” năm nay với chủ đề: "Khả năng - Thích ứng - Đối tác". Theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương, cuộc tập trận năm nay sẽ bao gồm diễn tập chống tàu ngầm, các hoạt động đánh chặn trên biển và huấn luyện bắn đạn thật.Hải quân Mỹ gần đây đã xác nhận với truyền thông rằng, tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương - 2020 sẽ có lực lượng của 25 quốc gia; trong danh sách khách mời có Hải quân Việt Nam, nhưng Trung Quốc thì không; hành động này của Mỹ được coi là để phản đối những hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.Là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, cuộc tập trận quân sự RIMPAC-2020 thường được tổ chức vào mùa hè, hai năm một lần, thời gian diễn tập khoảng hai tháng.Lực lượng tham gia tập trận bao gồm Hải quân Mỹ, đồng minh của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; một số quốc gia khác sẽ được Mỹ mời cử lực lượng tham dự; hoặc là với tư cách quan sát viên.Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương có từ thời kỳ chiến tranh Lạnh, với kẻ thù giả định ban đầu là Hải quân Liên Xô; hiện nay Liên Xô đã sụp đổ, nhưng cuộc tập trận vẫn diễn ra thường xuyên. Ảnh: Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Liên Xô.Trong một số năm gần đây, kẻ thù giả định của cuộc tập trận là Hải quân Trung Quốc; như vậy Mỹ không hề xem nhẹ sức mạnh của Hải quân Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Biệt kích Philippines diễn tập đu dây đổ bộ từ trực thăng MH-60 thuộc Đội trực thăng tác chiến biển số 4 (HSC-4) của Mỹ ngày trong cuộc tập trân RIMPAC-2018.Kế hoạch của cuộc tập trận RIMPAC-2020 đã được sửa đổi, để giảm thiểu tối đa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh cho các lực lượng, đồng minh, đối tác tham dự, cũng như người dân Hawaii. Thay vì hai tháng như thông lệ, RIMPAC-2020 chỉ diễn ra trong khoảng 2 tuần, và nhiều khoa mục diễn tập lớn đã bị cắt bỏ.Cuộc tập trận RIMPAC được cho là mang lại cơ hội huấn luyện, bảo đảm sát thực tế chiến trường; nâng cao khả năng hiệp đồng giữa Hải quân Mỹ và hải quân các quốc gia đồng minh; đồng thời thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính sống còn để bảo đảm an toàn của các tuyến đường biển và an ninh tại các đại dương trên thế giới.Mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khiến nhiều tàu sân bay Mỹ chưa hoàn toàn khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu; nhưng trong cuộc tập trận RIMPAC-2020, hải quân Mỹ vẫn sử dụng tối đa các tàu sân bay hiện có, và các tàu sân bay sẽ là soái hạm của cuộc tập trận.Điều quan trọng nhất, Hải quân Mỹ lần đầu tiên mời tàu chiến của hải quân Việt Nam tham gia cuộc tập trận. Mặc dù Việt Nam cũng đã gửi quan sát viên đến cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương trước đó, nhưng việc được mời đưa lực lượng tàu chiến tham gia, đây là lần đầu tiên với Việt Nam.Việc mời hải quân Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC-2020, khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng tốt đẹp và tin cậy hơn; qua đó cũng khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo dự đoán, rất có khả năng Việt Nam sẽ cử 1 cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard tham gia cuộc tập trận quân sự này.Mỹ từng mời Trung Quốc tham dự tập trận RIMPAC-2018 nhưng đã hủy vào cuối tháng 5 năm đó, khi Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự hóa biển Đông, đi ngược lại nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận này. Mặc dù không được mời dự, Hải quân Trung Quốc đã cử tàu thu thập thông tin tình báo lớp Dongdiao quan sát quá trình tập trận RIMPAC-2018. Ảnh: Tàu trinh sát Type-815G, lớp Dongdiao của Trung Quốc tại một cảng không xác định. Video Toàn cảnh Hải quân Việt Nam diễn tập chiếm đảo quy mô lớn - Nguồn: QPVN
Cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương 2020” năm nay với chủ đề: "Khả năng - Thích ứng - Đối tác". Theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương, cuộc tập trận năm nay sẽ bao gồm diễn tập chống tàu ngầm, các hoạt động đánh chặn trên biển và huấn luyện bắn đạn thật.
Hải quân Mỹ gần đây đã xác nhận với truyền thông rằng, tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương - 2020 sẽ có lực lượng của 25 quốc gia; trong danh sách khách mời có Hải quân Việt Nam, nhưng Trung Quốc thì không; hành động này của Mỹ được coi là để phản đối những hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, cuộc tập trận quân sự RIMPAC-2020 thường được tổ chức vào mùa hè, hai năm một lần, thời gian diễn tập khoảng hai tháng.
Lực lượng tham gia tập trận bao gồm Hải quân Mỹ, đồng minh của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; một số quốc gia khác sẽ được Mỹ mời cử lực lượng tham dự; hoặc là với tư cách quan sát viên.
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương có từ thời kỳ chiến tranh Lạnh, với kẻ thù giả định ban đầu là Hải quân Liên Xô; hiện nay Liên Xô đã sụp đổ, nhưng cuộc tập trận vẫn diễn ra thường xuyên. Ảnh: Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Liên Xô.
Trong một số năm gần đây, kẻ thù giả định của cuộc tập trận là Hải quân Trung Quốc; như vậy Mỹ không hề xem nhẹ sức mạnh của Hải quân Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Biệt kích Philippines diễn tập đu dây đổ bộ từ trực thăng MH-60 thuộc Đội trực thăng tác chiến biển số 4 (HSC-4) của Mỹ ngày trong cuộc tập trân RIMPAC-2018.
Kế hoạch của cuộc tập trận RIMPAC-2020 đã được sửa đổi, để giảm thiểu tối đa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh cho các lực lượng, đồng minh, đối tác tham dự, cũng như người dân Hawaii. Thay vì hai tháng như thông lệ, RIMPAC-2020 chỉ diễn ra trong khoảng 2 tuần, và nhiều khoa mục diễn tập lớn đã bị cắt bỏ.
Cuộc tập trận RIMPAC được cho là mang lại cơ hội huấn luyện, bảo đảm sát thực tế chiến trường; nâng cao khả năng hiệp đồng giữa Hải quân Mỹ và hải quân các quốc gia đồng minh; đồng thời thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính sống còn để bảo đảm an toàn của các tuyến đường biển và an ninh tại các đại dương trên thế giới.
Mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khiến nhiều tàu sân bay Mỹ chưa hoàn toàn khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu; nhưng trong cuộc tập trận RIMPAC-2020, hải quân Mỹ vẫn sử dụng tối đa các tàu sân bay hiện có, và các tàu sân bay sẽ là soái hạm của cuộc tập trận.
Điều quan trọng nhất, Hải quân Mỹ lần đầu tiên mời tàu chiến của hải quân Việt Nam tham gia cuộc tập trận. Mặc dù Việt Nam cũng đã gửi quan sát viên đến cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương trước đó, nhưng việc được mời đưa lực lượng tàu chiến tham gia, đây là lần đầu tiên với Việt Nam.
Việc mời hải quân Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC-2020, khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng tốt đẹp và tin cậy hơn; qua đó cũng khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo dự đoán, rất có khả năng Việt Nam sẽ cử 1 cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard tham gia cuộc tập trận quân sự này.
Mỹ từng mời Trung Quốc tham dự tập trận RIMPAC-2018 nhưng đã hủy vào cuối tháng 5 năm đó, khi Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự hóa biển Đông, đi ngược lại nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận này. Mặc dù không được mời dự, Hải quân Trung Quốc đã cử tàu thu thập thông tin tình báo lớp Dongdiao quan sát quá trình tập trận RIMPAC-2018. Ảnh: Tàu trinh sát Type-815G, lớp Dongdiao của Trung Quốc tại một cảng không xác định.
Video Toàn cảnh Hải quân Việt Nam diễn tập chiếm đảo quy mô lớn - Nguồn: QPVN