Theo Hải quân Mỹ, đợt tập trận RIMPAC-2016 đã chính thức diễn ra từ hôm 30/6 và sẽ kéo dài cho đến ngày 4/8 với sự góp mặt của 45 tàu chiến đến từ 26 quốc gia trên thế giới cùng 25.000 binh sĩ. Và lúc này tại Trân Châu Cảng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hạm đội tàu chiến khủng lồ của các nước đang neo đậu tại đây.RIMPAC-2016 là lần thứ 25 đợt tập hải quân này được Mỹ tổ chức kể từ lần đầu tiên vào năm 1971. RIMPAC không chỉ tập trung vào các hoạt động quân sự đơn thuần mà còn là nơi các quốc gia duy trì và tăng cường mối quan hệ hợp tác để đảm bảo an ninh hàng hải trên biển giữa các nước không chỉ ở khu vực Thái Bình Dương mà còn các vùng biển khác.Dù vậy có một điều không thể phủ nhận là RIMPAC luôn là nơi Mỹ và các quốc gia đồng minh thể hiện sức mạnh quân sự trên biển của mình, giống như mục đích ban đầu của nó khi được tổ chức lần đầu tiên trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng.Một trong những sự kiện được chú ý nhất tại RIMPAC năm nay là việc Trung Quốc được mời tham gia đợt tập hải quân này bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh hiện tại. Tất nhiên Lầu Năm Góc sẽ phải theo dõi mọi hành động của biên đội tàu chiến của Trung Quốc tại RIMPAC tránh trường hợp nước này thực hiện các hoạt động thu thập thông tin tình báo.Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết, Hải quân Mỹ sở hữu mọi công nghệ và trang thiết bị an ninh cần thiết để vô hiệu hóa mọi hoạt động do thám điện tử đối với bất cứ quốc gia nào tham gia RIMPAC-2016.Sở dĩ Mỹ phải cảnh giác như vậy bởi vì trong RIMPAC-2014 Hải quân Trung Quốc đã điều một số tàu do thám điện tử theo dõi các hoạt động của Hải quân Mỹ và một số nước đang hoạt động trên Thái Bình Dương. Do đó chắc chắn Trung Quốc sẽ lợi dụng triệt để lần tham dự RIMPAC này để do thám Hải quân Mỹ hoặc các quốc gia thù địch ở nhiều hình thức khác nhau.Dù bắt đầu vào cuối tháng 6 nhưng các hoạt động chính thức của RIMPAC-2016 sẽ chỉ diễn ra từ giữa tháng này và khu vực được sử dụng cho tập trận là vùng biển xung quanh quần đảo Hawaii và Phía Nam California. Được biết hải quân các nước đều điều động các tàu chiến hiện đại nhất của mình tham gia đợt tập trận hải quân này.Trong ảnh là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo số hiệu 181 thuộc lực lượng Phòng vệ trên Biển của Nhật Bản tham gia RIMPAC lần này.Bên cạnh lực lượng tàu chiến RIMPAC-2016 còn có sự tham gia của 5 tàu ngầm tấn công và 200 máy bay chiến đấu các loại.Danh sách các nước tham gia RIMPAC năm nay gồm có: Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Trung Quốc, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.Chủ đề chính của RIMPAC-2016 là “Khả năng, thích ứng và đối tác” với các hoạt động bên lề như diễn tập hổ trợ cứu nạn thiên tai, bảo vệ kiểm soát an ninh hàng hải, tác chiến trên biển. Đối với tập trận hải quân sẽ bao gồm diễn tập đổ bộ, diễn tập bắn đạn thật, tác chiến chống ngầm, tác chiến phòng không trên hạm và chống cướp biển.Trong ảnh là tuần dương hạm lớp Ticonderoga - USS Mobile Bay (CG-53) của Hải quân Mỹ. Được biết đại diện Hải quân Mỹ tham gia RIMPAC-2016 là Phó Đô đốc Nora Tyson chỉ huy của Hạm đội 3.Hình ảnh hai tàu chiến Trung Quốc tham gia RIMPAC-2016 đậu tại Trân Châu Cảng.Biên đội tàu chiến hỗn hợp của hải quân các nước tham gia RIMPAC-2014 được dẫn đầu bởi tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ.
Theo Hải quân Mỹ, đợt tập trận RIMPAC-2016 đã chính thức diễn ra từ hôm 30/6 và sẽ kéo dài cho đến ngày 4/8 với sự góp mặt của 45 tàu chiến đến từ 26 quốc gia trên thế giới cùng 25.000 binh sĩ. Và lúc này tại Trân Châu Cảng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hạm đội tàu chiến khủng lồ của các nước đang neo đậu tại đây.
RIMPAC-2016 là lần thứ 25 đợt tập hải quân này được Mỹ tổ chức kể từ lần đầu tiên vào năm 1971. RIMPAC không chỉ tập trung vào các hoạt động quân sự đơn thuần mà còn là nơi các quốc gia duy trì và tăng cường mối quan hệ hợp tác để đảm bảo an ninh hàng hải trên biển giữa các nước không chỉ ở khu vực Thái Bình Dương mà còn các vùng biển khác.
Dù vậy có một điều không thể phủ nhận là RIMPAC luôn là nơi Mỹ và các quốc gia đồng minh thể hiện sức mạnh quân sự trên biển của mình, giống như mục đích ban đầu của nó khi được tổ chức lần đầu tiên trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng.
Một trong những sự kiện được chú ý nhất tại RIMPAC năm nay là việc Trung Quốc được mời tham gia đợt tập hải quân này bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh hiện tại. Tất nhiên Lầu Năm Góc sẽ phải theo dõi mọi hành động của biên đội tàu chiến của Trung Quốc tại RIMPAC tránh trường hợp nước này thực hiện các hoạt động thu thập thông tin tình báo.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết, Hải quân Mỹ sở hữu mọi công nghệ và trang thiết bị an ninh cần thiết để vô hiệu hóa mọi hoạt động do thám điện tử đối với bất cứ quốc gia nào tham gia RIMPAC-2016.
Sở dĩ Mỹ phải cảnh giác như vậy bởi vì trong RIMPAC-2014 Hải quân Trung Quốc đã điều một số tàu do thám điện tử theo dõi các hoạt động của Hải quân Mỹ và một số nước đang hoạt động trên Thái Bình Dương. Do đó chắc chắn Trung Quốc sẽ lợi dụng triệt để lần tham dự RIMPAC này để do thám Hải quân Mỹ hoặc các quốc gia thù địch ở nhiều hình thức khác nhau.
Dù bắt đầu vào cuối tháng 6 nhưng các hoạt động chính thức của RIMPAC-2016 sẽ chỉ diễn ra từ giữa tháng này và khu vực được sử dụng cho tập trận là vùng biển xung quanh quần đảo Hawaii và Phía Nam California. Được biết hải quân các nước đều điều động các tàu chiến hiện đại nhất của mình tham gia đợt tập trận hải quân này.
Trong ảnh là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo số hiệu 181 thuộc lực lượng Phòng vệ trên Biển của Nhật Bản tham gia RIMPAC lần này.
Bên cạnh lực lượng tàu chiến RIMPAC-2016 còn có sự tham gia của 5 tàu ngầm tấn công và 200 máy bay chiến đấu các loại.
Danh sách các nước tham gia RIMPAC năm nay gồm có: Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Trung Quốc, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.
Chủ đề chính của RIMPAC-2016 là “Khả năng, thích ứng và đối tác” với các hoạt động bên lề như diễn tập hổ trợ cứu nạn thiên tai, bảo vệ kiểm soát an ninh hàng hải, tác chiến trên biển. Đối với tập trận hải quân sẽ bao gồm diễn tập đổ bộ, diễn tập bắn đạn thật, tác chiến chống ngầm, tác chiến phòng không trên hạm và chống cướp biển.
Trong ảnh là tuần dương hạm lớp Ticonderoga - USS Mobile Bay (CG-53) của Hải quân Mỹ. Được biết đại diện Hải quân Mỹ tham gia RIMPAC-2016 là Phó Đô đốc Nora Tyson chỉ huy của Hạm đội 3.
Hình ảnh hai tàu chiến Trung Quốc tham gia RIMPAC-2016 đậu tại Trân Châu Cảng.
Biên đội tàu chiến hỗn hợp của hải quân các nước tham gia RIMPAC-2014 được dẫn đầu bởi tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ.