McDonnell Douglas F-4 Phantom II là máy bay chiến đấu siêu thanh hạng nặng, được đưa vào trang bị từ những năm 1960; F-4 là chiếc máy bay biểu tượng của Chiến tranh Việt Nam và cũng là tiêu chuẩn cho các thiết kế máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ ba của phương Tây.Hơn 5.000 chiếc tiêm kích F-4 đã được chế tạo và hàng trăm chiếc tiếp tục phục vụ và thậm chí tham chiến trong một số lực lượng không quân ngày nay. Nhưng kỷ lục của F-4 trong các trận không chiến trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, đã để lại cho nó tiếng xấu, là kẻ vụng về, phụ thuộc vào sức mạnh động cơ và vũ khí quá tệ.Những sai sót cơ bản của chiến đấu cơ F-4 đã được sửa chữa vào năm 1970, và trong thời gian sau này, F-4 tiếp tục được nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí hàng không lên các tiêu chuẩn hiện đại. Những chiếc F-4 hiện đại hóa được không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sử dụng, có thể thực hiện chức năng của chiếc F-15, nhưng với mức giá thấp hơn nhiều.Khi F-4 ra đời vào năm 1958, đây là một thiết kế máy bay chiến đấu mang tính cách mạng, lập nhiều kỷ lục hàng không. Những chiếc F-4 đời đầu có thể mang theo 8.000kg vũ khí, gấp ba lần máy bay ném bom B-17 trong Thế chiến II thường mang theo. Sĩ quan vũ khí ngồi ở ghế sau, sử dụng hệ thống radar, liên lạc và vũ khí của máy bay; trong khi phi công tập trung bay.F-4 có hai phiên bản, hoạt động trên mặt đất và trên tàu sân bay; đồng thời nó được cả Lực lượng Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng; mà hiện nay, duy nhất chỉ có máy bay chiến đấu đa năng F-35, nhận được sự tin tưởng này.Nhưng khi F-4 đối đầu với các máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21 có trọng lượng nhẹ hơn của Không quân nhân dân Việt Nam vào năm 1965, biểu tượng của Không lực Mỹ khi đó đã liên tiếp bị bắn hạ.Trong Chiến tranh Triều Tiên, Không quân Mỹ đã bắn hạ từ 6 đến 10 máy bay chiến đấu của đối phương, nhưng họ chỉ mất một máy bay trong trận không đối không. Nhưng ở chiến trường Việt Nam, tỷ lệ này đã bị san phẳng.Vấn đề chính của F-4 là nó không có pháo hàng không, mà nó hoàn toàn dựa vào các tên lửa không đối không, mới được đưa vào sử dụng khi đó; như tên lửa AIM-7 Sparrow dẫn đường bằng radar, AIM-9 Sidewinder dẫn đường tầm nhiệt và AIM-4 Falcon cũ hơn. Tuy nhiên xác suất tiêu diệt mục tiêu của các loại tên lửa này chỉ đạt từ 8-15%.Những chiếc máy bay MiG của KQND Việt Nam, được trang bị cả pháo và tên lửa (trên MiG-21), khả năng cơ động vượt trội hơn F-4. Tệ hơn nữa, các phi công Mỹ không được huấn luyện cho các trận không chiến tầm gần, vì Không quân Mỹ cho rằng, các cuộc giao tranh không đối không, sẽ xảy ra ở tầm xa bằng tên lửa.Hơn nữa KQND Việt Nam có chiến thuật linh hoạt, tận dụng những điểm yếu của F-4 đó là động cơ tạo ra khói đen dày đặc, kết hợp với kích thước lớn hơn của máy bay, giúp việc phát hiện và ngắm mục tiêu từ xa. Những chiếc MiG-21 và MiG-17 đã lợi dụng địa hình, thực hiện phục kích và chiến đấu trong tầm nhìn, gây cho phi công F-4 sự hoảng loạn.Sau khi chịu quá nhiều thất bại trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, những vấn đề tồn tại của F-4 bắt đầu được khắc phục. Công nghệ tên lửa đất đối không được cải tiến đáng kể với các phiên bản sau của Sparrow và Sidewinder. Mẫu F-4E cuối cùng cũng được trang bị pháo M161 Vulcan bên trong.Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có 107 chiếc F-4 bị lực lượng KQND Việt Nam bắn hạ; 474 chiếc bị thiệt hại trong tất cả các nhiệm vụ, trong đó chủ yếu bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, vì F-4 còn tham gia cả nhiệm vụ tiến công mặt đất.Những chiếc F-4 của Quân đội Mỹ tham chiến cuối cùng, là trong Chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991, trước khi được cho loại biên hoàn toàn vào năm 1996. Lầu Năm Góc sau đó đã chuyển đổi một số chiếc F-4 thành máy bay mục tiêu QF-4 không người lái.Tuy nhiên, những chiếc F-4 đã thực sự thành công trong tay phi công Israel. Được trang bị cho lực lượng Không quân Israel từ năm 1969, nhưng đã 116 lần bắn hạ máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập và Syria; thậm chí là cả những chiếc MiG-21 do phi công Liên Xô điều khiển.Trong một cuộc không chiến vào ngày đầu tiên của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, 28 chiếc MiG-21 của Ai Cập đã tấn công Căn cứ Không quân Ofir. Chỉ có hai chiếc F-4 thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, nhưng đã bắn hạ 7 chiếc MiG-21 của Ai Cập trong cuộc không chiến trên.Tuy nhiên những khẩu đội tên lửa phòng không SAM của Ai Cập và Syria mới là “khắc tinh” F-4 của Israel; 36 chiếc F-4 của Israel đã bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không của hai nước này.Màn trả đũa của Israel với SAM xuất hiện trong Chiến dịch Mole Cricket 19 ở Lebanon năm 1982; khi những chiếc F-4 cũ, được hộ tống bởi những chiếc F-15 và F-16 mới, đã quét sạch tất cả 30 khẩu đội SAM của Syria, ở Thung lũng Bekaa trong một ngày; nhưng bị thiệt hại rất nhỏ.Iran đã mua 225 chiếc F-4 của Mỹ từ trước Cách mạng Iran (1979); số F-4 và F-14 đã tạo thành xương sống của lực lượng máy bay chiến đấu Iran, trong cuộc chiến kéo dài 9 năm với Iraq. F-4 của Iran được cho là vượt trội so với MiG-21 của Iraq, và thực hiện một số cuộc không kích tầm xa vào các sân bay của Iraq.Hiện nay F-4 vẫn còn tiếp tục phục vụ trong các lực lượng không quân các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp hay Iran. Những chiếc F-4 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp hiện nay đều có radar xung doppler hiện đại, mang lại cho F-4 khả năng nắm bắt tình huống tốt hơn.Mặc dù là một “con ngựa già”, nhưng F-4 vẫn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ tấn công tương tự như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-15 hoặc Su-27. Tuy là quốc gia không sản xuất ra máy bay F-4, nhưng Israel lại là quốc gia có kinh nghiệm trong nâng cấp F-4; mặc dù Israel đã loại biên F-4 từ năm 2004.Những chiếc F-4 được nâng cấp, có thể sử dụng những vũ khí đối không, đối đất và đối hải hiện đại. Nhưng ít ai trong số những người chứng kiến chuyến bay đầu tiên của F-4 vào năm 1958, có thể ngờ rằng, nó vẫn là chiến đấu cơ, hoạt động trên tuyến đầu, hơn 60 năm sau đó. Nguồn ảnh: PInterest. Huyền thoại tiêm kích F-4 Phantom II của Không quân Mỹ - loại chiến đấu cơ được cả thế giới tin dùng dù thất bại thảm hại ở Việt Nam. Nguồn: USAF.
McDonnell Douglas F-4 Phantom II là máy bay chiến đấu siêu thanh hạng nặng, được đưa vào trang bị từ những năm 1960; F-4 là chiếc máy bay biểu tượng của Chiến tranh Việt Nam và cũng là tiêu chuẩn cho các thiết kế máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ ba của phương Tây.
Hơn 5.000 chiếc tiêm kích F-4 đã được chế tạo và hàng trăm chiếc tiếp tục phục vụ và thậm chí tham chiến trong một số lực lượng không quân ngày nay. Nhưng kỷ lục của F-4 trong các trận không chiến trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, đã để lại cho nó tiếng xấu, là kẻ vụng về, phụ thuộc vào sức mạnh động cơ và vũ khí quá tệ.
Những sai sót cơ bản của chiến đấu cơ F-4 đã được sửa chữa vào năm 1970, và trong thời gian sau này, F-4 tiếp tục được nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí hàng không lên các tiêu chuẩn hiện đại. Những chiếc F-4 hiện đại hóa được không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sử dụng, có thể thực hiện chức năng của chiếc F-15, nhưng với mức giá thấp hơn nhiều.
Khi F-4 ra đời vào năm 1958, đây là một thiết kế máy bay chiến đấu mang tính cách mạng, lập nhiều kỷ lục hàng không. Những chiếc F-4 đời đầu có thể mang theo 8.000kg vũ khí, gấp ba lần máy bay ném bom B-17 trong Thế chiến II thường mang theo. Sĩ quan vũ khí ngồi ở ghế sau, sử dụng hệ thống radar, liên lạc và vũ khí của máy bay; trong khi phi công tập trung bay.
F-4 có hai phiên bản, hoạt động trên mặt đất và trên tàu sân bay; đồng thời nó được cả Lực lượng Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng; mà hiện nay, duy nhất chỉ có máy bay chiến đấu đa năng F-35, nhận được sự tin tưởng này.
Nhưng khi F-4 đối đầu với các máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21 có trọng lượng nhẹ hơn của Không quân nhân dân Việt Nam vào năm 1965, biểu tượng của Không lực Mỹ khi đó đã liên tiếp bị bắn hạ.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Không quân Mỹ đã bắn hạ từ 6 đến 10 máy bay chiến đấu của đối phương, nhưng họ chỉ mất một máy bay trong trận không đối không. Nhưng ở chiến trường Việt Nam, tỷ lệ này đã bị san phẳng.
Vấn đề chính của F-4 là nó không có pháo hàng không, mà nó hoàn toàn dựa vào các tên lửa không đối không, mới được đưa vào sử dụng khi đó; như tên lửa AIM-7 Sparrow dẫn đường bằng radar, AIM-9 Sidewinder dẫn đường tầm nhiệt và AIM-4 Falcon cũ hơn. Tuy nhiên xác suất tiêu diệt mục tiêu của các loại tên lửa này chỉ đạt từ 8-15%.
Những chiếc máy bay MiG của KQND Việt Nam, được trang bị cả pháo và tên lửa (trên MiG-21), khả năng cơ động vượt trội hơn F-4. Tệ hơn nữa, các phi công Mỹ không được huấn luyện cho các trận không chiến tầm gần, vì Không quân Mỹ cho rằng, các cuộc giao tranh không đối không, sẽ xảy ra ở tầm xa bằng tên lửa.
Hơn nữa KQND Việt Nam có chiến thuật linh hoạt, tận dụng những điểm yếu của F-4 đó là động cơ tạo ra khói đen dày đặc, kết hợp với kích thước lớn hơn của máy bay, giúp việc phát hiện và ngắm mục tiêu từ xa. Những chiếc MiG-21 và MiG-17 đã lợi dụng địa hình, thực hiện phục kích và chiến đấu trong tầm nhìn, gây cho phi công F-4 sự hoảng loạn.
Sau khi chịu quá nhiều thất bại trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, những vấn đề tồn tại của F-4 bắt đầu được khắc phục. Công nghệ tên lửa đất đối không được cải tiến đáng kể với các phiên bản sau của Sparrow và Sidewinder. Mẫu F-4E cuối cùng cũng được trang bị pháo M161 Vulcan bên trong.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có 107 chiếc F-4 bị lực lượng KQND Việt Nam bắn hạ; 474 chiếc bị thiệt hại trong tất cả các nhiệm vụ, trong đó chủ yếu bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, vì F-4 còn tham gia cả nhiệm vụ tiến công mặt đất.
Những chiếc F-4 của Quân đội Mỹ tham chiến cuối cùng, là trong Chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991, trước khi được cho loại biên hoàn toàn vào năm 1996. Lầu Năm Góc sau đó đã chuyển đổi một số chiếc F-4 thành máy bay mục tiêu QF-4 không người lái.
Tuy nhiên, những chiếc F-4 đã thực sự thành công trong tay phi công Israel. Được trang bị cho lực lượng Không quân Israel từ năm 1969, nhưng đã 116 lần bắn hạ máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập và Syria; thậm chí là cả những chiếc MiG-21 do phi công Liên Xô điều khiển.
Trong một cuộc không chiến vào ngày đầu tiên của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, 28 chiếc MiG-21 của Ai Cập đã tấn công Căn cứ Không quân Ofir. Chỉ có hai chiếc F-4 thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, nhưng đã bắn hạ 7 chiếc MiG-21 của Ai Cập trong cuộc không chiến trên.
Tuy nhiên những khẩu đội tên lửa phòng không SAM của Ai Cập và Syria mới là “khắc tinh” F-4 của Israel; 36 chiếc F-4 của Israel đã bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không của hai nước này.
Màn trả đũa của Israel với SAM xuất hiện trong Chiến dịch Mole Cricket 19 ở Lebanon năm 1982; khi những chiếc F-4 cũ, được hộ tống bởi những chiếc F-15 và F-16 mới, đã quét sạch tất cả 30 khẩu đội SAM của Syria, ở Thung lũng Bekaa trong một ngày; nhưng bị thiệt hại rất nhỏ.
Iran đã mua 225 chiếc F-4 của Mỹ từ trước Cách mạng Iran (1979); số F-4 và F-14 đã tạo thành xương sống của lực lượng máy bay chiến đấu Iran, trong cuộc chiến kéo dài 9 năm với Iraq. F-4 của Iran được cho là vượt trội so với MiG-21 của Iraq, và thực hiện một số cuộc không kích tầm xa vào các sân bay của Iraq.
Hiện nay F-4 vẫn còn tiếp tục phục vụ trong các lực lượng không quân các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp hay Iran. Những chiếc F-4 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp hiện nay đều có radar xung doppler hiện đại, mang lại cho F-4 khả năng nắm bắt tình huống tốt hơn.
Mặc dù là một “con ngựa già”, nhưng F-4 vẫn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ tấn công tương tự như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-15 hoặc Su-27. Tuy là quốc gia không sản xuất ra máy bay F-4, nhưng Israel lại là quốc gia có kinh nghiệm trong nâng cấp F-4; mặc dù Israel đã loại biên F-4 từ năm 2004.
Những chiếc F-4 được nâng cấp, có thể sử dụng những vũ khí đối không, đối đất và đối hải hiện đại. Nhưng ít ai trong số những người chứng kiến chuyến bay đầu tiên của F-4 vào năm 1958, có thể ngờ rằng, nó vẫn là chiến đấu cơ, hoạt động trên tuyến đầu, hơn 60 năm sau đó. Nguồn ảnh: PInterest.
Huyền thoại tiêm kích F-4 Phantom II của Không quân Mỹ - loại chiến đấu cơ được cả thế giới tin dùng dù thất bại thảm hại ở Việt Nam. Nguồn: USAF.