Theo thông tin được truyền thông Ấn Độ đăng tải, Thái Lan đang đàm phán với quốc gia này về việc mua các tên lửa BrahMos. Nếu thành công, Thái Lan sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu tên lửa hành trình siêu âm "Make in India". Nguồn ảnh: DDnational.Truyền thông nước này cũng lạc quan cho biết, cuộc đàm phàn giữa quan chức hai nước đang diễn ra rất suôn sẻ và nếu không có gì thay đổi, nhiều khả năng Thái Lan và Ấn Độ sẽ chốt được hợp đồng vào năm sau. Nguồn ảnh: Twitter.Bên cạnh đó, các nguồn tin trong Quân đội Ấn Độ cũng cho biết rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang sẵn sàng mua loại tên lửa này từ phía New Delhi, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Twitter.Một trong những điểm "ăn tiền" nhất của tên lửa BrahMos của Ấn Độ đó là nó có khả năng triển khai từ cơ cấu phóng trên không với tiêm kích Su-30MKI - loại tiêm kích mà Ấn Độ hiện đang sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Twitter.Trong khi đó, thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng lại đang có rất nhiều quốc gia sở hữu loại chiến đấu cơ này, bản thân trong biên chế của Việt Nam cũng đang sở hữu loại chiến đấu cơ Su-30MK2 - loại chiến đấu cơ không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản Su-30MKI. Nguồn ảnh: Twitter.Hai "đại gia" khác ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia và Malaysia cũng đang sử dụng Su-30 trong biên chế của mình. Trong đó Indonesia sử dụng loại tiêm kích Su-30MKK và Malaysia sử dụng loại tiêm kích Su-30MKM - đều được kỳ vọng có thể tương thích tốt với BrahMos. Nguồn ảnh: Flickr.Ấn Độ cũng từng lạc quan khẳng định giá trị xuất khẩu của các loại tên lửa BrahMos trong thời gian từ nay tới năm 2023 có thể lên tới 5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Flickr.Nga - quốc gia cùng tham gia vào việc phát triển tên lửa BrahMos của Ấn Độ cho biết nước này hoàn toàn không phản đối việc Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos tới "các quốc gia thân thiện" trong tương lai. Nguồn ảnh: Newdelhipost.Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 300 km, nặng 2,5 tấn. Tên lửa này do Ấn Độ phối hợp với Nga phát triển, có tốc độ tối đa lên tới 3.450 km/h. Theo nhiều nguồn tin, loại tên lửa này có giá thành khoảng 2,73 triệu USD cho mỗi quả. Nguồn ảnh: TASS. Mời độc giả xem Video: Ấn Độ thử tên lửa BrahMos phóng từ trên không.
Theo thông tin được truyền thông Ấn Độ đăng tải, Thái Lan đang đàm phán với quốc gia này về việc mua các tên lửa BrahMos. Nếu thành công, Thái Lan sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu tên lửa hành trình siêu âm "Make in India". Nguồn ảnh: DDnational.
Truyền thông nước này cũng lạc quan cho biết, cuộc đàm phàn giữa quan chức hai nước đang diễn ra rất suôn sẻ và nếu không có gì thay đổi, nhiều khả năng Thái Lan và Ấn Độ sẽ chốt được hợp đồng vào năm sau. Nguồn ảnh: Twitter.
Bên cạnh đó, các nguồn tin trong Quân đội Ấn Độ cũng cho biết rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang sẵn sàng mua loại tên lửa này từ phía New Delhi, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Twitter.
Một trong những điểm "ăn tiền" nhất của tên lửa BrahMos của Ấn Độ đó là nó có khả năng triển khai từ cơ cấu phóng trên không với tiêm kích Su-30MKI - loại tiêm kích mà Ấn Độ hiện đang sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Twitter.
Trong khi đó, thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng lại đang có rất nhiều quốc gia sở hữu loại chiến đấu cơ này, bản thân trong biên chế của Việt Nam cũng đang sở hữu loại chiến đấu cơ Su-30MK2 - loại chiến đấu cơ không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản Su-30MKI. Nguồn ảnh: Twitter.
Hai "đại gia" khác ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia và Malaysia cũng đang sử dụng Su-30 trong biên chế của mình. Trong đó Indonesia sử dụng loại tiêm kích Su-30MKK và Malaysia sử dụng loại tiêm kích Su-30MKM - đều được kỳ vọng có thể tương thích tốt với BrahMos. Nguồn ảnh: Flickr.
Ấn Độ cũng từng lạc quan khẳng định giá trị xuất khẩu của các loại tên lửa BrahMos trong thời gian từ nay tới năm 2023 có thể lên tới 5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Flickr.
Nga - quốc gia cùng tham gia vào việc phát triển tên lửa BrahMos của Ấn Độ cho biết nước này hoàn toàn không phản đối việc Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos tới "các quốc gia thân thiện" trong tương lai. Nguồn ảnh: Newdelhipost.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 300 km, nặng 2,5 tấn. Tên lửa này do Ấn Độ phối hợp với Nga phát triển, có tốc độ tối đa lên tới 3.450 km/h. Theo nhiều nguồn tin, loại tên lửa này có giá thành khoảng 2,73 triệu USD cho mỗi quả. Nguồn ảnh: TASS.
Mời độc giả xem Video: Ấn Độ thử tên lửa BrahMos phóng từ trên không.