"Quá may mắn", các bình luận viên nhận xét. Mặc dù bức ảnh ghi lại quả cầu lửa bùng phát ngoạn mục vào thời điểm tên lửa chống tăng hạng nặng đánh vào xe tăng. Chiếc Abrams thoát khỏi số phận bị hủy diệt, quả đạn không đánh được vào chỗ nhược của thân xe mà đánh vào phần tháp pháo dày nhất, sức nổ làm tan lưới bảo hiểm phía bên phải, một số thiết bị bên ngoài bị phá hủy, xuất hiện nhiều vết lõm, khả năng là dùi lửa bắn tung tóe xuất hiện trên giáp tháp pháo. Tên lửa TOW yếu hơn mức cần thiết hoặc xạ thủ ATGM của IS phạm sai lầm khi ngắm bắn vì đòn tấn công đánh trúng vào khu vực giáp thép tốt nhất của tháp pháo.
|
M1A1 Abrams của quân đội Iraq sau khi bị tên lửa chống tăng TOW do IS sử dụng bắn trúng. Ảnh: Ivan O'Gilvi. |
Kinh nghiệm của chiến tranh chống khủng bố ở Trung Đông cho thấy xe tăng thế hệ cũ dễ bị tổn thương trước đòn tấn công của các tên lửa dẫn đường ATGM các thế hệ gần đây: có quá nhiều trường hợp Abrams bị tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM Kornets của Liên Xô tiêu diệt. Xe tăng Abrams đang phục vụ trong quân đội Iraq, được xuất xưởng theo mẫu cũ năm 1984. Hiện quân đội Mỹ hoàn toàn chuyển sang phiên bản M1A2 Sep V2, ứng dụng những cải tiến công nghệ phòng thủ tốt hơn.
Tên lửa chống tăng ATGM BMG-71 TOW không phải là tên lửa mới - tổ hợp tên lửa này được đưa vào biên chế năm 1970. Tại Syria, lực lượng Hồi giáo cực đoan đã sử dụng các tên lửa TOW-1, TOW-2 bắn phá nhiều xe tăng T-55, T-72. Các loại xe tăng này là những phương tiện chiến đấu cùng thời với TOW. Chỉ sau khi có những cải tiến về kỹ thuật bảo vệ (giáp phản ứng nổ, lưới thép chặn ATGM) và chiến thuật chiến đấu, số lượng xe bị hạ sụt giảm nhanh chóng. Một điểm thú vị nữa là tháng 12.2016, các tay súng IS hủy diệt 2 xe tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bằng ATGM hoặc bằng xe đánh bom tự sát lượng nổ lớn VBIED.