Tên lửa chống tăng TOW là loại tên lửa bán tự động, được người bắn điều khiển bằng tay thông qua hệ thống kính ngắm từ khi khai hỏa cho tới lúc tên lửa chạm mục tiêu hoặc bay trượt. Nguồn ảnh: BI.Tầm bắn tối đa của loại tên lửa chống tăng này vào khoảng 4 km. Được ra đời từ những năm 1970, tên lửa TOW đã từng xuất hiện trong chiến tranh Việt Nam tuy nhiên do địa hình không bằng phẳng và nhiều vật cản che chắn tầm nhìn của người bắn nên loại tên lửa này không đóng nhiều vai trò trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây. Nguồn ảnh: BI.Ở mặt trận Syria thì khác, do địa hình phần lớn là xa mạc với cây cối rất thấp và thưa, việc chọn một vị trí phục kích cách mục tiêu khoảng vài kilomet mà vẫn có được tầm nhìn thoáng, trống trải để điều khiển tên lửa là điều cực kỳ dễ dàng. Nguồn ảnh: Difesa.Chính vì vậy, suốt từ khi cuộc xung đột ở Syria nổ ra, phiến quân IS đã đăng tải lên mạng internet rất nhiều đoạn phim về việc các chiến binh thánh chiến của họ sử dụng tên lửa TOW để tiêu diệt hàng loạt các xe tăng "khủng" của đối phương bao gồm từ M1A1M, Leopard 2 cho tới cả xe tăng T-90 với hệ thống giáp bảo vệ cực kỳ mạnh mẽ của Nga. Nguồn ảnh: Youtube.Quá trình triển khai một trận địa hỏa lực gồm có tên lửa TOW rất đơn giản và nhanh chóng, các chiến binh hồi giáo của phiên quân IS thậm chí còn thừa thời gian để sắp đặt máy quay phim, ghi lại cảnh tượng quả tên lửa tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Youtube.Với giá thành trên thị trường chợ đen vào khoảng 60.000 USD mỗi qua, việc sử dụng tên lửa chống tăng TOW để tiêu diệt các xe tăng trị giá hàng triệu USD của đối phương thực sự là quá... "lời" so với lực lượng phiến quân IS. Nguồn ảnh: Mint.Thêm vào đó, với lối đánh du kích, luồn lách áp sát, khai hỏa tiêu diệt mục tiêu rồi rút lui ngay lập tức thì loại vũ khí này càng trở nên nguy hiểm hơn khi nằm trong tay các chiến binh hồi giáo IS. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngay sau khi khai hỏa, phiến quân IS sẽ rút lui khỏi vị trí bắn ngay lập tức, đảm bảo bí mật, an toàn. Thông thường lực lượng bị tấn công chưa kịp hoàn hồn sau khi bị đánh úp thì đối phương đã rút lui khiến họ không thể phản công kịp. Nguồn ảnh: RT.Trên lí thuyết thì hệ thống áp chế điện tử thụ động trên các xe tăng T-90 sẽ tạo nên một "bức màn thép" khiến các tên lửa TOW không thể bắn trúng, tiêu diệt được các xe tăng này, tuy nhiên trên chiến trường Syria các xe tăng T-90 của Quân chính phủ Syria lại thường không bật hệ thống áp chế này 24/24 mà hay tắt đi để... tiết kiệm pin, chính vì vậy đã có một số xe tăng T-90 hiện đại của Nga bị tên lửa TOW hạ gục ở chiến trường này. Nguồn ảnh: Southfront.
Tên lửa chống tăng TOW là loại tên lửa bán tự động, được người bắn điều khiển bằng tay thông qua hệ thống kính ngắm từ khi khai hỏa cho tới lúc tên lửa chạm mục tiêu hoặc bay trượt. Nguồn ảnh: BI.
Tầm bắn tối đa của loại tên lửa chống tăng này vào khoảng 4 km. Được ra đời từ những năm 1970, tên lửa TOW đã từng xuất hiện trong chiến tranh Việt Nam tuy nhiên do địa hình không bằng phẳng và nhiều vật cản che chắn tầm nhìn của người bắn nên loại tên lửa này không đóng nhiều vai trò trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây. Nguồn ảnh: BI.
Ở mặt trận Syria thì khác, do địa hình phần lớn là xa mạc với cây cối rất thấp và thưa, việc chọn một vị trí phục kích cách mục tiêu khoảng vài kilomet mà vẫn có được tầm nhìn thoáng, trống trải để điều khiển tên lửa là điều cực kỳ dễ dàng. Nguồn ảnh: Difesa.
Chính vì vậy, suốt từ khi cuộc xung đột ở Syria nổ ra, phiến quân IS đã đăng tải lên mạng internet rất nhiều đoạn phim về việc các chiến binh thánh chiến của họ sử dụng tên lửa TOW để tiêu diệt hàng loạt các xe tăng "khủng" của đối phương bao gồm từ M1A1M, Leopard 2 cho tới cả xe tăng T-90 với hệ thống giáp bảo vệ cực kỳ mạnh mẽ của Nga. Nguồn ảnh: Youtube.
Quá trình triển khai một trận địa hỏa lực gồm có tên lửa TOW rất đơn giản và nhanh chóng, các chiến binh hồi giáo của phiên quân IS thậm chí còn thừa thời gian để sắp đặt máy quay phim, ghi lại cảnh tượng quả tên lửa tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Youtube.
Với giá thành trên thị trường chợ đen vào khoảng 60.000 USD mỗi qua, việc sử dụng tên lửa chống tăng TOW để tiêu diệt các xe tăng trị giá hàng triệu USD của đối phương thực sự là quá... "lời" so với lực lượng phiến quân IS. Nguồn ảnh: Mint.
Thêm vào đó, với lối đánh du kích, luồn lách áp sát, khai hỏa tiêu diệt mục tiêu rồi rút lui ngay lập tức thì loại vũ khí này càng trở nên nguy hiểm hơn khi nằm trong tay các chiến binh hồi giáo IS. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay sau khi khai hỏa, phiến quân IS sẽ rút lui khỏi vị trí bắn ngay lập tức, đảm bảo bí mật, an toàn. Thông thường lực lượng bị tấn công chưa kịp hoàn hồn sau khi bị đánh úp thì đối phương đã rút lui khiến họ không thể phản công kịp. Nguồn ảnh: RT.
Trên lí thuyết thì hệ thống áp chế điện tử thụ động trên các xe tăng T-90 sẽ tạo nên một "bức màn thép" khiến các tên lửa TOW không thể bắn trúng, tiêu diệt được các xe tăng này, tuy nhiên trên chiến trường Syria các xe tăng T-90 của Quân chính phủ Syria lại thường không bật hệ thống áp chế này 24/24 mà hay tắt đi để... tiết kiệm pin, chính vì vậy đã có một số xe tăng T-90 hiện đại của Nga bị tên lửa TOW hạ gục ở chiến trường này. Nguồn ảnh: Southfront.