Học viện Kỹ thuật tên lửa của Quân đội Trung Quốc (PLA) ở Tây An, đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển một loại vũ khí siêu thanh mới, có khả năng tấn công các mục tiêu di động nhỏ, đủ chính xác để bắn trúng một chiếc ô tô đang di chuyển.Theo kỹ sư trưởng Yang Xiaogong cho biết, "tiến bộ quan trọng" đã được thực hiện, nhằm giải quyết vấn đề chính, đó là xác định chính xác các mục tiêu chuyển động ở tốc độ cực cao, vốn từ lâu đã được coi là gần như không thể giải quyết được.Nhóm nghiên cứu đã nêu các giải pháp kỹ thuật, được đăng trong một bài báo về “Kỹ thuật dẫn đường vũ khí bằng tia hồng ngoại và tia laze” cho biết, tốc độ của vũ khí siêu thanh, có tốc độ di chuyển ít nhất gấp năm lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ như vậy, với những sai sót định vị hoặc dẫn đường rất nhỏ, cũng có thể dẫn đến việc tên lửa bay lệch rất xa mục tiêu.Khó khăn nữa là tín hiệu bộc lộ hồng ngoại của một mục tiêu chuyển động, có kích thước bằng ô tô “chỉ cấu thành một vài pixel, mà không có thông tin chi tiết như hình dạng, kết cấu và cấu trúc”; điều này khiến cho việc xác định và theo dõi “cực kỳ khó khăn”.Một vấn đề nữa là các cảm biến hồng ngoại yêu cầu môi trường lạnh, khiến chúng rất khó tích hợp vào tên lửa có nhiệt độ nóng vài nghìn độ, khi di chuyển ở tốc độ siêu âm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu bày tỏ tin tưởng rằng, một loại tên lửa như vậy có thể được phát triển vào năm 2025. Ảnh: Bầu nitơ để làm lạnh đầu dò hồng ngoại của tên lửa phòng không Igla-S của Nga.Mặc dù Nga ban đầu là nước tiên phong trong công nghệ siêu thanh, nhưng Trung Quốc ngày càng được coi là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực vũ khí được coi là không đối thủ này. Một số hệ thống vũ khí siêu thanh đáng chú ý của Trung Quốc bao gồm máy bay siêu thanh không người lái duy nhất trên thế giới WZ-8, một phương tiện bay siêu âm tầm xa liên lục địa không được đặt tên, mà các quan chức Hoa Kỳ rất lo ngại. Còn về tên lửa chiến thuật siêu thanh, Trung Quốc hiện sở hữu loại DF-17 phóng từ mặt đất. Với các tàu khu trục và tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, dự kiến sẽ là một trong những loại vũ khí siêu thanh tiếp theo được đưa vào sử dụng và đây sẽ được xếp vào vũ khí siêu thanh chiến lược.Trong khi Trung Quốc và Nga đã đạt thành tựu trong lĩnh vực này, thì Mỹ vẫn chưa triển khai bất kỳ phương tiện bay siêu âm nào; trong khi châu Âu vẫn ở phía sau và dự kiến sẽ dựa vào công nghệ của Mỹ, để cuối cùng chế tạo loại vũ khí siêu âm của riêng họ.Còn loại vũ khí siêu thanh chiến thuật, dẫn đường bằng tia hồng ngoại, có độ chính xác cao, được phóng trên không, có khả năng là một yếu tố thay đổi cuộc chơi cho không quân và không quân hải quân Trung Quốc.Theo kỹ sư trưởng Yang, khả năng loại bỏ các mục tiêu quan trọng, thậm chí cả các phương tiện và người cụ thể từ khoảng cách rất xa, với tốc độ siêu thanh, sẽ “mở rộng đáng kể phạm vi ứng dụng của vũ khí siêu thanh, trong chiến tranh khu vực”.Tốc độ cao có giá trị chiến thuật đặc biệt, trong việc giảm thiểu thời gian phản ứng của mục tiêu và làm cho tên lửa khó bị đánh chặn hơn rất nhiều, mặc dù đối với các mục tiêu trên biển nói riêng thì tốc độ tác động của tên lửa, cũng làm tăng thêm đáng kể thiệt hại gây ra.Yang lưu ý rằng, nhóm của ông đã tạo ra một phương pháp nhận dạng và theo dõi mới, có thể thực hiện việc tấn công chính xác các mục tiêu chuyển động trên các quỹ đạo không thể đoán trước, chẳng hạn như một chiếc ô-tô, nó có thể quay đầu bất cứ lúc nào.Kỹ thuật nhận dạng này, được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ cảm biến chuyển động, để điều chỉnh từng pixel, tạo ra hình ảnh nền rõ ràng hơn, ổn định hơn và giúp mục tiêu nổi bật hơn. Theo các nhà khoa học tại Học viện kỹ thuật tên lửa Tây An, đột phá về phần cứng là chìa khóa để đẩy nhanh tiến độ trong lĩnh vực này, bao gồm các cải tiến trong công nghệ cảm biến, cho phép phát hiện tín hiệu nhiệt dưới dạng sóng duy nhất trong khoảng cách xa, để tạo ra hình ảnh rõ nét ở tốc độ siêu âm.Bước đột phá về công nghệ về vật liệu mới của Trung Quốc cũng có thành tựu trong việc phát triển các vật liệu thay thế cho kim cương và kim loại quý trước đây, được sử dụng trong các đầu dò tia hồng ngoại, có thể tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt, khi tên lửa bay siêu thanh với tốc độ trên Mach 5; trong khi chi phí thấp hơn đáng kể.Một số loại vũ khí siêu thanh tấn công chính xác, có khả năng được tích hợp trên một số máy bay chiến đấu của PLA, bao gồm máy bay tiêm kích bom JH-XX và máy bay ném bom chiến lược H-20 hiện đang được phát triển, cũng như các biến thể trong tương lai của máy bay chiến đấu tàng hình J-20.Khi Trung Quốc ngày càng đầu tư lớn cho quốc phòng và tập trung phát triển các công nghệ vũ khí mới từ cuối những năm 2010, có khả năng đưa Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trong vài năm tới, sở hữu tên lửa siêu âm dẫn đường bằng tia hồng ngoại siêu chính xác.
Học viện Kỹ thuật tên lửa của Quân đội Trung Quốc (PLA) ở Tây An, đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển một loại vũ khí siêu thanh mới, có khả năng tấn công các mục tiêu di động nhỏ, đủ chính xác để bắn trúng một chiếc ô tô đang di chuyển.
Theo kỹ sư trưởng Yang Xiaogong cho biết, "tiến bộ quan trọng" đã được thực hiện, nhằm giải quyết vấn đề chính, đó là xác định chính xác các mục tiêu chuyển động ở tốc độ cực cao, vốn từ lâu đã được coi là gần như không thể giải quyết được.
Nhóm nghiên cứu đã nêu các giải pháp kỹ thuật, được đăng trong một bài báo về “Kỹ thuật dẫn đường vũ khí bằng tia hồng ngoại và tia laze” cho biết, tốc độ của vũ khí siêu thanh, có tốc độ di chuyển ít nhất gấp năm lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ như vậy, với những sai sót định vị hoặc dẫn đường rất nhỏ, cũng có thể dẫn đến việc tên lửa bay lệch rất xa mục tiêu.
Khó khăn nữa là tín hiệu bộc lộ hồng ngoại của một mục tiêu chuyển động, có kích thước bằng ô tô “chỉ cấu thành một vài pixel, mà không có thông tin chi tiết như hình dạng, kết cấu và cấu trúc”; điều này khiến cho việc xác định và theo dõi “cực kỳ khó khăn”.
Một vấn đề nữa là các cảm biến hồng ngoại yêu cầu môi trường lạnh, khiến chúng rất khó tích hợp vào tên lửa có nhiệt độ nóng vài nghìn độ, khi di chuyển ở tốc độ siêu âm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu bày tỏ tin tưởng rằng, một loại tên lửa như vậy có thể được phát triển vào năm 2025. Ảnh: Bầu nitơ để làm lạnh đầu dò hồng ngoại của tên lửa phòng không Igla-S của Nga.
Mặc dù Nga ban đầu là nước tiên phong trong công nghệ siêu thanh, nhưng Trung Quốc ngày càng được coi là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực vũ khí được coi là không đối thủ này.
Một số hệ thống vũ khí siêu thanh đáng chú ý của Trung Quốc bao gồm máy bay siêu thanh không người lái duy nhất trên thế giới WZ-8, một phương tiện bay siêu âm tầm xa liên lục địa không được đặt tên, mà các quan chức Hoa Kỳ rất lo ngại. Còn về tên lửa chiến thuật siêu thanh, Trung Quốc hiện sở hữu loại DF-17 phóng từ mặt đất.
Với các tàu khu trục và tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, dự kiến sẽ là một trong những loại vũ khí siêu thanh tiếp theo được đưa vào sử dụng và đây sẽ được xếp vào vũ khí siêu thanh chiến lược.
Trong khi Trung Quốc và Nga đã đạt thành tựu trong lĩnh vực này, thì Mỹ vẫn chưa triển khai bất kỳ phương tiện bay siêu âm nào; trong khi châu Âu vẫn ở phía sau và dự kiến sẽ dựa vào công nghệ của Mỹ, để cuối cùng chế tạo loại vũ khí siêu âm của riêng họ.
Còn loại vũ khí siêu thanh chiến thuật, dẫn đường bằng tia hồng ngoại, có độ chính xác cao, được phóng trên không, có khả năng là một yếu tố thay đổi cuộc chơi cho không quân và không quân hải quân Trung Quốc.
Theo kỹ sư trưởng Yang, khả năng loại bỏ các mục tiêu quan trọng, thậm chí cả các phương tiện và người cụ thể từ khoảng cách rất xa, với tốc độ siêu thanh, sẽ “mở rộng đáng kể phạm vi ứng dụng của vũ khí siêu thanh, trong chiến tranh khu vực”.
Tốc độ cao có giá trị chiến thuật đặc biệt, trong việc giảm thiểu thời gian phản ứng của mục tiêu và làm cho tên lửa khó bị đánh chặn hơn rất nhiều, mặc dù đối với các mục tiêu trên biển nói riêng thì tốc độ tác động của tên lửa, cũng làm tăng thêm đáng kể thiệt hại gây ra.
Yang lưu ý rằng, nhóm của ông đã tạo ra một phương pháp nhận dạng và theo dõi mới, có thể thực hiện việc tấn công chính xác các mục tiêu chuyển động trên các quỹ đạo không thể đoán trước, chẳng hạn như một chiếc ô-tô, nó có thể quay đầu bất cứ lúc nào.
Kỹ thuật nhận dạng này, được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ cảm biến chuyển động, để điều chỉnh từng pixel, tạo ra hình ảnh nền rõ ràng hơn, ổn định hơn và giúp mục tiêu nổi bật hơn.
Theo các nhà khoa học tại Học viện kỹ thuật tên lửa Tây An, đột phá về phần cứng là chìa khóa để đẩy nhanh tiến độ trong lĩnh vực này, bao gồm các cải tiến trong công nghệ cảm biến, cho phép phát hiện tín hiệu nhiệt dưới dạng sóng duy nhất trong khoảng cách xa, để tạo ra hình ảnh rõ nét ở tốc độ siêu âm.
Bước đột phá về công nghệ về vật liệu mới của Trung Quốc cũng có thành tựu trong việc phát triển các vật liệu thay thế cho kim cương và kim loại quý trước đây, được sử dụng trong các đầu dò tia hồng ngoại, có thể tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt, khi tên lửa bay siêu thanh với tốc độ trên Mach 5; trong khi chi phí thấp hơn đáng kể.
Một số loại vũ khí siêu thanh tấn công chính xác, có khả năng được tích hợp trên một số máy bay chiến đấu của PLA, bao gồm máy bay tiêm kích bom JH-XX và máy bay ném bom chiến lược H-20 hiện đang được phát triển, cũng như các biến thể trong tương lai của máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Khi Trung Quốc ngày càng đầu tư lớn cho quốc phòng và tập trung phát triển các công nghệ vũ khí mới từ cuối những năm 2010, có khả năng đưa Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trong vài năm tới, sở hữu tên lửa siêu âm dẫn đường bằng tia hồng ngoại siêu chính xác.