Truyền thông nhà nước Nga cho biết, tình hình chiến trường Ukraine vẫn diễn biến hết sức ác liệt, Quân đội Ukraine vẫn đang tiếp tục tiến hành các đợt phản công, đồng thời tiến công răn đe vào các khu vực do Nga kiểm soát.Để thực hiện các đòn tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine, Quân đội Nga tuyên bố thay thế hoàn toàn tên lửa đạn đạo kiểu cũ như Tochka-U bằng Iskander-M cho tất cả các lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến thuật trong toàn quân. Với tên lửa mới Iskander-M, năng lực tấn công của quân đội Nga sẽ được cải thiện đáng kể, một xe phóng có thể bắn trúng 2 mục tiêu trong vòng 60 giây, xem ra Ukraine sẽ gặp nguy hiểm. Vậy sức mạnh của tên lửa Iskander M của Nga mạnh đến đâu? Việc Nga tuyên bố thay thế tên lửa đạn đạo chiến thuật bằng loạt Iskander-M, hé lộ 2 thông tin mấu chốt; thứ nhất, phương Tây cho rằng tên lửa Nga đã cạn kiệt từ vài tháng trước, đây rõ ràng đây là tin đồn thất thiệt.Trên thực tế, Quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí tấn công tầm xa trên diện rộng, ngoài việc sử dụng tên lửa Iskander, Nga còn đang sử dụng các mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu cũ có từ thời Liên Xô như Tochka-U. Thứ hai, nền công nghiệp quốc phòng của Nga vẫn ở trạng thái rất tốt và đã bước vào giai đoạn sản xuất thời chiến và nó có thể cung cấp cho Quân đội Nga tên lửa mới bất cứ lúc nào.Tên lửa Iskander-M là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tối tân nhất có trong tay quân đội Nga và không ai có thể coi thường tên lửa Iskander. Theo thông tin của Quân đội Nga, tầm bắn của Iskander-M chỉ là 480 km, đủ sức tiến công sâu vào hậu phương của Ukraine. Hiện tại do Mỹ đơn phương rút lui, nên Hiệp ước INF đã hết hiệu lực, do vậy Nga hoàn toàn có thể nâng cấp tên lửa Iskander để nâng tầm bắn vượt quá 500 km; thậm chí có thể lắp thêm tên lửa đẩy giai đoạn một, để biến nó thành tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Nhưng chỉ cần với tầm bắn 480 km, tên lửa Iskander có thể bao phủ từ lãnh thổ Nga tới Kiev, thủ đô Ukraine. Nếu nó được triển khai tới khu vực Kaliningrad, nhiều quốc gia NATO sẽ nằm trong tầm bắn của loại tên lửa này.Nhưng chỉ riêng tầm bắn xa của tên lửa Iskander, có lẽ chưa đủ khiến phương Tây khiếp sợ; điều khiến họ thực sự lo lắng là tên lửa Iskander được giữ bí mật rất cao nhờ sử dụng bệ phóng di động; dù sử dụng vệ tinh cũng không thể liên tục khóa và theo dõi bệ phóng Iskander di chuyển. Hơn nữa, sau khi tên lửa Iskander-M được phóng đi, rất khó bị hệ thống phòng không của NATO phát hiện, do thân tên lửa nhẵn nên có thể giảm phản xạ sóng radar. Cho dù bị hệ thống chống tên lửa phát hiện, cũng khó có thể đánh chặn, do tên lửa sử dụng đường bay zích zắc, không phải là đường bay cố định như các loại tên lửa đạn đạo khác.Tên lửa Iskander sử dụng công nghệ dẫn đường đa dạng, có nghĩa là nếu bị nó khóa lại, mục tiêu cơ bản sẽ không thoát khỏi số phận bị tiêu diệt. Nga không chỉ trang bị cho quân đội của họ tên lửa Iskander mà còn có kế hoạch hỗ trợ đồng minh Belarus;Mặc dù Ukraine cũng được thừa hưởng công nghệ tên lửa của Liên Xô, nhưng do Ukraine tự từ bỏ rất nhiều chương trình vũ khí khi mới tuyên bố giành được độc lập, nên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Kiev gần như không có hỏa lực tên lửa tầm xa, ngoại trừ tên lửa Tochka-U được thừa hưởng từ Liên Xô.Trong tình thế cấp bách, Mỹ đã viện trợ khẩn cấp cho Ukraine tên lửa cơ động cao HIMARS, nhưng loại tên lửa này chỉ có tầm bắn 80km và rất dễ bị đánh chặn. Trong bối cảnh Nga tăng cường triển khai tên lửa Iskander, Ukraine có lẽ cũng cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển tên lửa Thunder của họ; chỉ có như vậy mới có thể đáp trả được loại tên lửa Iskander của Nga.
Truyền thông nhà nước Nga cho biết, tình hình chiến trường Ukraine vẫn diễn biến hết sức ác liệt, Quân đội Ukraine vẫn đang tiếp tục tiến hành các đợt phản công, đồng thời tiến công răn đe vào các khu vực do Nga kiểm soát.
Để thực hiện các đòn tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine, Quân đội Nga tuyên bố thay thế hoàn toàn tên lửa đạn đạo kiểu cũ như Tochka-U bằng Iskander-M cho tất cả các lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến thuật trong toàn quân.
Với tên lửa mới Iskander-M, năng lực tấn công của quân đội Nga sẽ được cải thiện đáng kể, một xe phóng có thể bắn trúng 2 mục tiêu trong vòng 60 giây, xem ra Ukraine sẽ gặp nguy hiểm. Vậy sức mạnh của tên lửa Iskander M của Nga mạnh đến đâu?
Việc Nga tuyên bố thay thế tên lửa đạn đạo chiến thuật bằng loạt Iskander-M, hé lộ 2 thông tin mấu chốt; thứ nhất, phương Tây cho rằng tên lửa Nga đã cạn kiệt từ vài tháng trước, đây rõ ràng đây là tin đồn thất thiệt.
Trên thực tế, Quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí tấn công tầm xa trên diện rộng, ngoài việc sử dụng tên lửa Iskander, Nga còn đang sử dụng các mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu cũ có từ thời Liên Xô như Tochka-U.
Thứ hai, nền công nghiệp quốc phòng của Nga vẫn ở trạng thái rất tốt và đã bước vào giai đoạn sản xuất thời chiến và nó có thể cung cấp cho Quân đội Nga tên lửa mới bất cứ lúc nào.
Tên lửa Iskander-M là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tối tân nhất có trong tay quân đội Nga và không ai có thể coi thường tên lửa Iskander. Theo thông tin của Quân đội Nga, tầm bắn của Iskander-M chỉ là 480 km, đủ sức tiến công sâu vào hậu phương của Ukraine.
Hiện tại do Mỹ đơn phương rút lui, nên Hiệp ước INF đã hết hiệu lực, do vậy Nga hoàn toàn có thể nâng cấp tên lửa Iskander để nâng tầm bắn vượt quá 500 km; thậm chí có thể lắp thêm tên lửa đẩy giai đoạn một, để biến nó thành tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.
Nhưng chỉ cần với tầm bắn 480 km, tên lửa Iskander có thể bao phủ từ lãnh thổ Nga tới Kiev, thủ đô Ukraine. Nếu nó được triển khai tới khu vực Kaliningrad, nhiều quốc gia NATO sẽ nằm trong tầm bắn của loại tên lửa này.
Nhưng chỉ riêng tầm bắn xa của tên lửa Iskander, có lẽ chưa đủ khiến phương Tây khiếp sợ; điều khiến họ thực sự lo lắng là tên lửa Iskander được giữ bí mật rất cao nhờ sử dụng bệ phóng di động; dù sử dụng vệ tinh cũng không thể liên tục khóa và theo dõi bệ phóng Iskander di chuyển.
Hơn nữa, sau khi tên lửa Iskander-M được phóng đi, rất khó bị hệ thống phòng không của NATO phát hiện, do thân tên lửa nhẵn nên có thể giảm phản xạ sóng radar. Cho dù bị hệ thống chống tên lửa phát hiện, cũng khó có thể đánh chặn, do tên lửa sử dụng đường bay zích zắc, không phải là đường bay cố định như các loại tên lửa đạn đạo khác.
Tên lửa Iskander sử dụng công nghệ dẫn đường đa dạng, có nghĩa là nếu bị nó khóa lại, mục tiêu cơ bản sẽ không thoát khỏi số phận bị tiêu diệt. Nga không chỉ trang bị cho quân đội của họ tên lửa Iskander mà còn có kế hoạch hỗ trợ đồng minh Belarus;
Mặc dù Ukraine cũng được thừa hưởng công nghệ tên lửa của Liên Xô, nhưng do Ukraine tự từ bỏ rất nhiều chương trình vũ khí khi mới tuyên bố giành được độc lập, nên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Kiev gần như không có hỏa lực tên lửa tầm xa, ngoại trừ tên lửa Tochka-U được thừa hưởng từ Liên Xô.
Trong tình thế cấp bách, Mỹ đã viện trợ khẩn cấp cho Ukraine tên lửa cơ động cao HIMARS, nhưng loại tên lửa này chỉ có tầm bắn 80km và rất dễ bị đánh chặn. Trong bối cảnh Nga tăng cường triển khai tên lửa Iskander, Ukraine có lẽ cũng cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển tên lửa Thunder của họ; chỉ có như vậy mới có thể đáp trả được loại tên lửa Iskander của Nga.