Theo thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải, trong tuần vừa rồi đã có tới bốn tên lửa đạn đạo của Iran xuyên thủng hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.Đây là bằng chứng cho thấy mức độ vô dụng của loại tên lửa phòng không được Mỹ và đồng minh sử dụng rộng rãi khắp thế giới.Theo thông tin được đăng tải, ít nhất đã có bốn tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran đã bay qua được sáu vùng phòng không được thiết lập bởi các tổ hợp tên lửa Patriot.Thậm chí phía Iran còn khẳng định rằng các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ còn không nhận ra được sự xuất hiện của các tên lửa Iran khi chúng bay qua.Sau khi vượt qua được hệ thống phòng thủ được thiết lập bởi các tổ hợp Patriot có phần vô dụng, các tên lửa đạn đạo của Iran cũng đã bị đánh chặn bởi tổ hợp phòng không THAAD gần thủ đô của Saudi Arabia.Các chuyên gia cho biết, tên lửa đạn đạo của Iran đơn giản chỉ là bay quá cao và nằm ngoài tầm với của hệ thống radar cũng như của tên lửa Patriot.Với việc các tên lửa của Iran bay ở độ cao quá lớn, cho dù các tổ hợp Patriot của Mỹ có phát hiện ra, chúng cũng đơn giản chỉ có thể đứng nhìn.Ở chiều hướng ngược lại, các tổ hợp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo THAAD cũng do Mỹ sản xuất đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.Được thiết kế để đánh chặn mọi tên lửa đạn đạo đang được sử dụng phổ biến hiện nay, tên lửa THAAD có khả năng bay cao tới 150 km - quá đủ để tiếp cận các loại tên lửa hiện đại ngày nay.Tốc độ bay của tên lửa đánh chặn THAAD cũng là rất nhanh, lên tới Mach 8,24 tương đương với khoảng 2,8 km/giây, cho phép nó tiếp cận mục tiêu trong thời gian ngắn.Các tổ hợp tên lửa THAAD của Saudi Arabia vừa tham gia đánh chặn tên lửa Iran hồi tuần trước cũng mới chỉ được quốc gia Trung Đông này mua từ Mỹ hồi năm 2017.Tổng giá trị hợp đồng được Saudi Arabia và Mỹ ký kết với nhau lên tới 15 tỷ USD. Trong đó bao gồm 7 đơn vị hỏa lực được trang bị radar Raytheon AN/TPY-2, hai trạm phóng di động, 6 tổ hợp phóng và 360 tên lửa.Mặc dù có hiệu quả đánh chặn khá cao, tuy nhiên tổ hợp THAAD lại được cho là có giá quá đắt đỏ, điều này khiến cho ít có các quốc gia nhỏ trên thế giới có thể tiếp cận được với thứ vũ khí này.Hiện tại ở khu vực châu Á, chỉ có Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sở hữu tổ hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD cực kỳ hiện đại này của Mỹ. Nguồn ảnh: Raytheon. Cận cảnh tổ hợp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo THAAD của Mỹ.
Theo thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải, trong tuần vừa rồi đã có tới bốn tên lửa đạn đạo của Iran xuyên thủng hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Đây là bằng chứng cho thấy mức độ vô dụng của loại tên lửa phòng không được Mỹ và đồng minh sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
Theo thông tin được đăng tải, ít nhất đã có bốn tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran đã bay qua được sáu vùng phòng không được thiết lập bởi các tổ hợp tên lửa Patriot.
Thậm chí phía Iran còn khẳng định rằng các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ còn không nhận ra được sự xuất hiện của các tên lửa Iran khi chúng bay qua.
Sau khi vượt qua được hệ thống phòng thủ được thiết lập bởi các tổ hợp Patriot có phần vô dụng, các tên lửa đạn đạo của Iran cũng đã bị đánh chặn bởi tổ hợp phòng không THAAD gần thủ đô của Saudi Arabia.
Các chuyên gia cho biết, tên lửa đạn đạo của Iran đơn giản chỉ là bay quá cao và nằm ngoài tầm với của hệ thống radar cũng như của tên lửa Patriot.
Với việc các tên lửa của Iran bay ở độ cao quá lớn, cho dù các tổ hợp Patriot của Mỹ có phát hiện ra, chúng cũng đơn giản chỉ có thể đứng nhìn.
Ở chiều hướng ngược lại, các tổ hợp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo THAAD cũng do Mỹ sản xuất đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
Được thiết kế để đánh chặn mọi tên lửa đạn đạo đang được sử dụng phổ biến hiện nay, tên lửa THAAD có khả năng bay cao tới 150 km - quá đủ để tiếp cận các loại tên lửa hiện đại ngày nay.
Tốc độ bay của tên lửa đánh chặn THAAD cũng là rất nhanh, lên tới Mach 8,24 tương đương với khoảng 2,8 km/giây, cho phép nó tiếp cận mục tiêu trong thời gian ngắn.
Các tổ hợp tên lửa THAAD của Saudi Arabia vừa tham gia đánh chặn tên lửa Iran hồi tuần trước cũng mới chỉ được quốc gia Trung Đông này mua từ Mỹ hồi năm 2017.
Tổng giá trị hợp đồng được Saudi Arabia và Mỹ ký kết với nhau lên tới 15 tỷ USD. Trong đó bao gồm 7 đơn vị hỏa lực được trang bị radar Raytheon AN/TPY-2, hai trạm phóng di động, 6 tổ hợp phóng và 360 tên lửa.
Mặc dù có hiệu quả đánh chặn khá cao, tuy nhiên tổ hợp THAAD lại được cho là có giá quá đắt đỏ, điều này khiến cho ít có các quốc gia nhỏ trên thế giới có thể tiếp cận được với thứ vũ khí này.
Hiện tại ở khu vực châu Á, chỉ có Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sở hữu tổ hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD cực kỳ hiện đại này của Mỹ. Nguồn ảnh: Raytheon.
Cận cảnh tổ hợp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo THAAD của Mỹ.