Vào ngày 14/4/2023, truyền thông nhà nước Triều Tiên thông báo rằng nước này đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-18 vào ngày hôm trước, đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) thứ tư của nước này được xác nhận đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm.Thông tấn xã trung ương Triều Tiên đã giải thích thêm rằng, loại vũ khí mới sẽ tăng cường đáng kể khả năng phản công hạt nhân của nước này đồng thời gây ra “sự lo lắng và kinh hoàng tột độ” cho các đối thủ của họ.Vụ phóng tên lửa đã chứng minh sức mạnh công nghệ quốc phòng ngày càng phát triển của Triều Tiên, một số chuyên gia khẳng định rằng tất cả các tính năng của hệ thống vũ khí chiến lược kiểu mới đã đáp ứng chính xác các yêu cầu thiết kế.ICBM là một phương tiện tấn công chiến lược của Triều Tiên, sau một quá trình dài nghiên cứu và thử nghiệm, đến năm 2017 Triều Tiên đã thành công với loại ICBM có khả năng mang vũ khí hạt nhân tầm xuyên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15.Đây là loại ICBM đầu tiên của Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa được đặt trên một phương tiện di động, quả đạn nằm trong ống phóng kín và được đẩy ra ngoài bằng khí nén hoặc động cơ phụ.Việc sử dụng nhiên liệu rắn giúp tên lửa rút ngắn thời gian phóng đi rất nhiều, điều này đặc biệt có giá trị do chúng được triển khai từ các bệ phóng di động và dựa vào tính cơ động để tăng cao khả năng sống sót.Tên lửa dùng nhiên liệu rắn là loại vũ khí có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi quốc gia sở hữu lực lượng tên lửa hạt nhân quy mô lớn. Chúng không cần nạp nhiên liệu trước khi phóng và có khả năng phản ứng nhanh nhạy với mọi tình huống.Vụ thử đầu tiên của Hwasong-18 diễn ra sau khi tên lửa này có màn ra mắt lớn tại cuộc duyệt binh hồi tháng 2 vừa qua, kỷ niệm 75 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang của Triều Tiên, và nằm trong một loạt các chương trình được cho là đã thúc đẩy triệt để sức mạnh của quốc gia Đông Á này.Triều Tiên cũng đang phát triển các loại phương tiện mang vũ khí hạt nhân đáng chú ý khác bao gồm tàu không người lái có thể trang bị vũ khí hạt nhân Haeil-2 và các loại tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên là quốc gia thứ ba trên thế giới sở hữu.ICBM có ý nghĩa đặc biệt trong các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Triều Tiên do nó có khả năng đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, từ bất cứ đâu trên khắp thế giới.Triều Tiên và Mỹ có mối quan hệ căng thẳng từ thế kỉ trước, dưới thời các cựu tổng thống Mỹ Harry Truman, Dwight Eisenhower, Richard Nixon và Donald Trump, Mỹ đã tiến rất gần đến việc phát động các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn vào quốc gia Đông Á này, may mắn là chưa có cuộc chiến nào xảy ra.Với vụ thử tên lửa mới nhất này đã khẳng định năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có nhiều tiến bộ quan trọng. Bình Nhưỡng cho rằng, việc sở hữu vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ giúp quốc gia này "miễn nhiễm" với mọi cuộc tấn công hạt nhân trong tương lai.
Vào ngày 14/4/2023, truyền thông nhà nước Triều Tiên thông báo rằng nước này đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-18 vào ngày hôm trước, đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) thứ tư của nước này được xác nhận đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm.
Thông tấn xã trung ương Triều Tiên đã giải thích thêm rằng, loại vũ khí mới sẽ tăng cường đáng kể khả năng phản công hạt nhân của nước này đồng thời gây ra “sự lo lắng và kinh hoàng tột độ” cho các đối thủ của họ.
Vụ phóng tên lửa đã chứng minh sức mạnh công nghệ quốc phòng ngày càng phát triển của Triều Tiên, một số chuyên gia khẳng định rằng tất cả các tính năng của hệ thống vũ khí chiến lược kiểu mới đã đáp ứng chính xác các yêu cầu thiết kế.
ICBM là một phương tiện tấn công chiến lược của Triều Tiên, sau một quá trình dài nghiên cứu và thử nghiệm, đến năm 2017 Triều Tiên đã thành công với loại ICBM có khả năng mang vũ khí hạt nhân tầm xuyên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15.
Đây là loại ICBM đầu tiên của Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa được đặt trên một phương tiện di động, quả đạn nằm trong ống phóng kín và được đẩy ra ngoài bằng khí nén hoặc động cơ phụ.
Việc sử dụng nhiên liệu rắn giúp tên lửa rút ngắn thời gian phóng đi rất nhiều, điều này đặc biệt có giá trị do chúng được triển khai từ các bệ phóng di động và dựa vào tính cơ động để tăng cao khả năng sống sót.
Tên lửa dùng nhiên liệu rắn là loại vũ khí có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi quốc gia sở hữu lực lượng tên lửa hạt nhân quy mô lớn. Chúng không cần nạp nhiên liệu trước khi phóng và có khả năng phản ứng nhanh nhạy với mọi tình huống.
Vụ thử đầu tiên của Hwasong-18 diễn ra sau khi tên lửa này có màn ra mắt lớn tại cuộc duyệt binh hồi tháng 2 vừa qua, kỷ niệm 75 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang của Triều Tiên, và nằm trong một loạt các chương trình được cho là đã thúc đẩy triệt để sức mạnh của quốc gia Đông Á này.
Triều Tiên cũng đang phát triển các loại phương tiện mang vũ khí hạt nhân đáng chú ý khác bao gồm tàu không người lái có thể trang bị vũ khí hạt nhân Haeil-2 và các loại tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên là quốc gia thứ ba trên thế giới sở hữu.
ICBM có ý nghĩa đặc biệt trong các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Triều Tiên do nó có khả năng đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, từ bất cứ đâu trên khắp thế giới.
Triều Tiên và Mỹ có mối quan hệ căng thẳng từ thế kỉ trước, dưới thời các cựu tổng thống Mỹ Harry Truman, Dwight Eisenhower, Richard Nixon và Donald Trump, Mỹ đã tiến rất gần đến việc phát động các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn vào quốc gia Đông Á này, may mắn là chưa có cuộc chiến nào xảy ra.
Với vụ thử tên lửa mới nhất này đã khẳng định năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có nhiều tiến bộ quan trọng. Bình Nhưỡng cho rằng, việc sở hữu vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ giúp quốc gia này "miễn nhiễm" với mọi cuộc tấn công hạt nhân trong tương lai.