Là một quốc gia sở hữu và có khả năng tự sản xuất tên lửa đạn đạo, Triều Tiên được đánh giá là có mối nguy hiểm rất "tiềm tàng", đặc biệt là với các nước láng giềng như Nhật Bản và Hàn Quốc.Triều Tiên được cho là đang sở hữu số lượng khoảng 60 đơn vị vũ khí hạt nhân; bên cạnh đó, Triều Tiên cũng sở hữu số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có thể mang đầu đạn hạt nhân và đang phát triển đều đặn. Bộ ba ICBM mạnh nhất của Triều Tiên hiện nay là Hwasong 14, 15 và 16, đều có thể mang đầu đạn hạt nhân.Tên lửa Hwasong-14 là ICBM sử dụng bệ phóng di động hai tầng, dùng nhiên liệu lỏng, được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào mùa hè năm 2017. Động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng của Hwasong-14, dường như có nhiều điểm giống với loại tên lửa trước đó là Hwasong-12.Quân đội Triều Tiên tuyên bố, tên lửa có thể “tấn công bất cứ nơi nào trên trái đất”. Mặc dù đây là sự phóng đại quá mức, nhưng thực tế, tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hwasong-14 vẫn tạo "cú sốc" với Mỹ và đồng minh.Với tầm bắn khoảng 10.000 km, Hwasong-14 là loại tên lửa đầu tiên của Triều Tiên có khả năng vươn tới lục địa Bắc Mỹ. Tầm bắn của Hwasong-14 được nâng lên đáng kể so với những dự đoán ban đầu, khi Mỹ đánh giá Hwasong-14 chỉ có tầm bắn trong cự ly từ 7.000 đến 9.500 km.Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, Hwasong-14 có thể mang theo một đầu đạn nặng khoảng 500-600 kg. Mặc dù Hwasong-14 là một bước tiến lớn đối với trình độ phát triển ICBM của Triều Tiên, nhưng độ tin cậy của tên lửa này vẫn còn bị nghi ngờ.Loại ICBM thứ hai của Triều Tiên là Hwasong-15; loại tên lửa này được đánh giá là có nhiều đặc điểm kỹ thuật giống với phiên bản Hwasong-14; khi cả hai dường như sử dụng các hệ thống đẩy tương tự.Tên lửa đạn đạo Hwasong-15 có bước tiến hơn phiên bản tiền nhiệm Hwasong-14 trên tất cả các mặt; Hwasong-15 có tầm bắn xa hơn Hwasong-14 đáng kể (tầm bắn của Hwasong-15 khoảng 13.000 km) và có khả năng mang trọng tải đến 1.000 kg.Hwasong-15 cũng được trang bị hệ thống dẫn đường mới, cho mức độ chính xác cao hơn. Do có những nâng cấp so với Hwasong-14, nên tên lửa Hwasong-15 có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Tên lửa được phóng trên bệ phóng di động 9 trục bánh xe, trong khi xe vận chuyển của Hwasong-14 chỉ có 8 trục.Tên lửa mới nhất trong gia đình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là Hwasong-16, đây được coi là ICBM “quái vật” của Triều Tiên; Hwasong-16 xuất hiện lần đầu tại cuộc diễu binh vào tháng 10/2020, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.Theo quan sát, Hwasong-16 được phát triển từ mẫu tên lửa trước đó là Hwasong-15; nhưng theo phân tích, Hwasong-16 có thể mang được tải trọng lớn hơn nhiều (khoảng từ 2.000 đến 3.000 kg).Nhưng theo một số nhà phân tích, Hwasong-16 có thể là một bước lùi rõ ràng, đối với kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên. Kích thước khổng lồ của tên lửa Hwasong-16, yêu cầu một xe vận chuyển đa trục lớn hơn nhiều, so với những mẫu tên lửa trước đó.Đặc biệt, tên lửa Hwasong-16 không thể di chuyển đi xa, mà chỉ có thể dựa vào những đường quốc lộ có sẵn; như vậy các hệ thống trinh sát của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể phán đoán được các trận địa phóng, hoặc hầm cất dấu của loại tên lửa "quái vật" này.Để so sánh, tên lửa Hwasong-15 có khả năng cơ động tốt hơn và vẫn có khả năng gây sát thương thảm khốc với đầu đạn hạt nhân 1.000 kg. Tên lửa Hwasong-15 cũng đã được thử nghiệm thành công ít nhất một lần, nhưng tên lửa Hwasong-16 chưa được thử nghiệm lần nào.Tên lửa Hwasong-16 cũng giống như tất cả các phiên bản trước đó đều sử dụng nhiên liệu lỏng. Điểm yếu của tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng là công tác triển khai chiến đấu của tên lửa lên tới 18 giờ; vì vậy tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng ít "sống sót" hơn và không thể tiến hành trả đũa trong làn sóng tấn công hạt nhân thứ hai.Có thông tin cho rằng, Triều Tiên đang cố gắng tạo bước nhảy vọt về công nghệ tên lửa khi chuyển từ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng sang sử dụng nhiên liệu rắn. Việc này cho thấy, Triều Tiên đang muốn chế tạo ICBM có thể xuyên thủng qua lá chắn tên lửa của Mỹ.Ưu điểm lớn nhất của ICBM sử dụng nhiên liệu rắn có thể được phóng gần như ngay lập tức. Việc đánh chặn ICBM nhiên liệu rắn sẽ khó khăn hơn, do thời gian chuẩn bị và đối phó ngắn hơn. Nếu thành công, những ICBM của Triều Tiên còn là mối lo hơn nữa cho Mỹ. Nguồn ảnh: QQ. Triều Tiên thử loại tên lửa có khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ. Nguồn: ABC.
Là một quốc gia sở hữu và có khả năng tự sản xuất tên lửa đạn đạo, Triều Tiên được đánh giá là có mối nguy hiểm rất "tiềm tàng", đặc biệt là với các nước láng giềng như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Triều Tiên được cho là đang sở hữu số lượng khoảng 60 đơn vị vũ khí hạt nhân; bên cạnh đó, Triều Tiên cũng sở hữu số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có thể mang đầu đạn hạt nhân và đang phát triển đều đặn. Bộ ba ICBM mạnh nhất của Triều Tiên hiện nay là Hwasong 14, 15 và 16, đều có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Hwasong-14 là ICBM sử dụng bệ phóng di động hai tầng, dùng nhiên liệu lỏng, được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào mùa hè năm 2017. Động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng của Hwasong-14, dường như có nhiều điểm giống với loại tên lửa trước đó là Hwasong-12.
Quân đội Triều Tiên tuyên bố, tên lửa có thể “tấn công bất cứ nơi nào trên trái đất”. Mặc dù đây là sự phóng đại quá mức, nhưng thực tế, tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hwasong-14 vẫn tạo "cú sốc" với Mỹ và đồng minh.
Với tầm bắn khoảng 10.000 km, Hwasong-14 là loại tên lửa đầu tiên của Triều Tiên có khả năng vươn tới lục địa Bắc Mỹ. Tầm bắn của Hwasong-14 được nâng lên đáng kể so với những dự đoán ban đầu, khi Mỹ đánh giá Hwasong-14 chỉ có tầm bắn trong cự ly từ 7.000 đến 9.500 km.
Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, Hwasong-14 có thể mang theo một đầu đạn nặng khoảng 500-600 kg. Mặc dù Hwasong-14 là một bước tiến lớn đối với trình độ phát triển ICBM của Triều Tiên, nhưng độ tin cậy của tên lửa này vẫn còn bị nghi ngờ.
Loại ICBM thứ hai của Triều Tiên là Hwasong-15; loại tên lửa này được đánh giá là có nhiều đặc điểm kỹ thuật giống với phiên bản Hwasong-14; khi cả hai dường như sử dụng các hệ thống đẩy tương tự.
Tên lửa đạn đạo Hwasong-15 có bước tiến hơn phiên bản tiền nhiệm Hwasong-14 trên tất cả các mặt; Hwasong-15 có tầm bắn xa hơn Hwasong-14 đáng kể (tầm bắn của Hwasong-15 khoảng 13.000 km) và có khả năng mang trọng tải đến 1.000 kg.
Hwasong-15 cũng được trang bị hệ thống dẫn đường mới, cho mức độ chính xác cao hơn. Do có những nâng cấp so với Hwasong-14, nên tên lửa Hwasong-15 có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Tên lửa được phóng trên bệ phóng di động 9 trục bánh xe, trong khi xe vận chuyển của Hwasong-14 chỉ có 8 trục.
Tên lửa mới nhất trong gia đình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là Hwasong-16, đây được coi là ICBM “quái vật” của Triều Tiên; Hwasong-16 xuất hiện lần đầu tại cuộc diễu binh vào tháng 10/2020, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.
Theo quan sát, Hwasong-16 được phát triển từ mẫu tên lửa trước đó là Hwasong-15; nhưng theo phân tích, Hwasong-16 có thể mang được tải trọng lớn hơn nhiều (khoảng từ 2.000 đến 3.000 kg).
Nhưng theo một số nhà phân tích, Hwasong-16 có thể là một bước lùi rõ ràng, đối với kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên. Kích thước khổng lồ của tên lửa Hwasong-16, yêu cầu một xe vận chuyển đa trục lớn hơn nhiều, so với những mẫu tên lửa trước đó.
Đặc biệt, tên lửa Hwasong-16 không thể di chuyển đi xa, mà chỉ có thể dựa vào những đường quốc lộ có sẵn; như vậy các hệ thống trinh sát của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể phán đoán được các trận địa phóng, hoặc hầm cất dấu của loại tên lửa "quái vật" này.
Để so sánh, tên lửa Hwasong-15 có khả năng cơ động tốt hơn và vẫn có khả năng gây sát thương thảm khốc với đầu đạn hạt nhân 1.000 kg. Tên lửa Hwasong-15 cũng đã được thử nghiệm thành công ít nhất một lần, nhưng tên lửa Hwasong-16 chưa được thử nghiệm lần nào.
Tên lửa Hwasong-16 cũng giống như tất cả các phiên bản trước đó đều sử dụng nhiên liệu lỏng. Điểm yếu của tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng là công tác triển khai chiến đấu của tên lửa lên tới 18 giờ; vì vậy tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng ít "sống sót" hơn và không thể tiến hành trả đũa trong làn sóng tấn công hạt nhân thứ hai.
Có thông tin cho rằng, Triều Tiên đang cố gắng tạo bước nhảy vọt về công nghệ tên lửa khi chuyển từ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng sang sử dụng nhiên liệu rắn. Việc này cho thấy, Triều Tiên đang muốn chế tạo ICBM có thể xuyên thủng qua lá chắn tên lửa của Mỹ.
Ưu điểm lớn nhất của ICBM sử dụng nhiên liệu rắn có thể được phóng gần như ngay lập tức. Việc đánh chặn ICBM nhiên liệu rắn sẽ khó khăn hơn, do thời gian chuẩn bị và đối phó ngắn hơn. Nếu thành công, những ICBM của Triều Tiên còn là mối lo hơn nữa cho Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Triều Tiên thử loại tên lửa có khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ. Nguồn: ABC.