Tên lửa chống bức xạ hay Anti-Radiation Missile là loại tên lửa được thiết kế để tự động dò theo theo nguồn phát sóng vô tuyến của mục tiêu và tiêu diệt. Nguồn ảnh: Wiki.Về mặt lý thuyết, nguồn phát vô tuyến của đối phương mà các tên lửa chống bức xạ có thể dò ra bao gồm sóng radar, nguồn phát sóng gây nhiễu hay thậm chí là cả hệ thống liên lạc radio sóng ngắn cũng có thể bị theo dõi và dò theo bằng loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Sukhoi.Phần lớn các loại tên lửa chống bức xạ được thiết kế là tên lửa không đối đất, thường được sử dụng kèm với các loại máy bay chiến thuật đặc biệt mang tên "Áp chế Phòng không Đối phương" (Suppression of Enemy Air Defenses - SEAD). Nguồn ảnh: News.SEAD là loại máy bay chiến thuật, được Mỹ sử dụng bay kèm với đội hình các máy bay ném bom chiến lược để áp chế hệ thống phòng không của đối phương. Bắt đầu từ Chiến tranh Việt Nam, loại máy bay SEAD này đã được Mỹ sử dụng rất phổ biến để đối phó với hệ thống phòng không Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.Tuy nhiên, với sự phát triển của các thiết bị phá sóng, gây nhiễu mà Mỹ mang tới Việt Nam, phía Liên Xô cũng đã thiết kế hệ thống dò sóng chủ động cho các hệ thống S-75 của mình, giúp nó có thể dò ngược lại nguồn sóng gây nhiễu mà Mỹ sử dụng bởi các máy bay ném bom chiến thuật và chiến lược của mình. Nguồn ảnh: 81.Điều này dẫn đến sự ra đời của tên lửa chống bức xạ đầu tiên trên thế giới. Về cơ bản vẫn là dò theo nguồn phát sóng của đối phương, có khả năng dò theo nguồn phát sóng gây nhiễu mà không cần hệ thống radar dưới mặt đất chỉ đường. Nguồn ảnh: USAF.Kế đến là hệ thống tên lửa chống bức xạ đất đối đất, ví dụ như loại P-700 Granit, P-500 Bazalt, MM40 Exocet,... được sử dụng vào nhiệm vụ dò theo hệ thống phát sóng radar từ mặt đất của đối phương để tiêu diệt. Các thiết bị này còn có thể được sử dụng để dò theo nguồn phát sóng radio liên lạc tầm trung. Nguồn ảnh: MSL.Cuối cùng là các tên lửa chống bức xạ không đối không, loại tên lửa này lần đầu tiên được biết tới với cái tên Vympel R-27EP của Liên Xô ra đời đầu thập niên 80. Điểm ưu việt của loại tên lửa này đó là nó không sử dụng khóa mục tiêu bằng hồng ngoại mà sử dụng sóng bức xạ phát ra từ mục tiêu để dẫn đường, điều này khiến cho nó có thể tiếp cận mục tiêu mà không gây ra báo động cho máy bay đối phương. Nguồn ảnh: Radiation.Đến ngày nay, các loại tên lửa chống bức xạ đang phát triển ngày càng tiên tiến, bên cạnh đó là các phương án, thiết bị và khí tài tác chiến ngày càng được nâng cấp để đảm bảo đối phó tốt được dưới sự đe dọa của các loại tên lửa này. Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ, khẳng định rằng dù thiết bị gây nhiễu tốt đến đâu, các thiết bị và chiến thuật tác chiến chống nhiễu nếu được sử dụng hợp lý vẫn sẽ có hiệu quả tương đương. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống bức xạ AGM-88 của Mỹ tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa chống bức xạ hay Anti-Radiation Missile là loại tên lửa được thiết kế để tự động dò theo theo nguồn phát sóng vô tuyến của mục tiêu và tiêu diệt. Nguồn ảnh: Wiki.
Về mặt lý thuyết, nguồn phát vô tuyến của đối phương mà các tên lửa chống bức xạ có thể dò ra bao gồm sóng radar, nguồn phát sóng gây nhiễu hay thậm chí là cả hệ thống liên lạc radio sóng ngắn cũng có thể bị theo dõi và dò theo bằng loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Sukhoi.
Phần lớn các loại tên lửa chống bức xạ được thiết kế là tên lửa không đối đất, thường được sử dụng kèm với các loại máy bay chiến thuật đặc biệt mang tên "Áp chế Phòng không Đối phương" (Suppression of Enemy Air Defenses - SEAD). Nguồn ảnh: News.
SEAD là loại máy bay chiến thuật, được Mỹ sử dụng bay kèm với đội hình các máy bay ném bom chiến lược để áp chế hệ thống phòng không của đối phương. Bắt đầu từ Chiến tranh Việt Nam, loại máy bay SEAD này đã được Mỹ sử dụng rất phổ biến để đối phó với hệ thống phòng không Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các thiết bị phá sóng, gây nhiễu mà Mỹ mang tới Việt Nam, phía Liên Xô cũng đã thiết kế hệ thống dò sóng chủ động cho các hệ thống S-75 của mình, giúp nó có thể dò ngược lại nguồn sóng gây nhiễu mà Mỹ sử dụng bởi các máy bay ném bom chiến thuật và chiến lược của mình. Nguồn ảnh: 81.
Điều này dẫn đến sự ra đời của tên lửa chống bức xạ đầu tiên trên thế giới. Về cơ bản vẫn là dò theo nguồn phát sóng của đối phương, có khả năng dò theo nguồn phát sóng gây nhiễu mà không cần hệ thống radar dưới mặt đất chỉ đường. Nguồn ảnh: USAF.
Kế đến là hệ thống tên lửa chống bức xạ đất đối đất, ví dụ như loại P-700 Granit, P-500 Bazalt, MM40 Exocet,... được sử dụng vào nhiệm vụ dò theo hệ thống phát sóng radar từ mặt đất của đối phương để tiêu diệt. Các thiết bị này còn có thể được sử dụng để dò theo nguồn phát sóng radio liên lạc tầm trung. Nguồn ảnh: MSL.
Cuối cùng là các tên lửa chống bức xạ không đối không, loại tên lửa này lần đầu tiên được biết tới với cái tên Vympel R-27EP của Liên Xô ra đời đầu thập niên 80. Điểm ưu việt của loại tên lửa này đó là nó không sử dụng khóa mục tiêu bằng hồng ngoại mà sử dụng sóng bức xạ phát ra từ mục tiêu để dẫn đường, điều này khiến cho nó có thể tiếp cận mục tiêu mà không gây ra báo động cho máy bay đối phương. Nguồn ảnh: Radiation.
Đến ngày nay, các loại tên lửa chống bức xạ đang phát triển ngày càng tiên tiến, bên cạnh đó là các phương án, thiết bị và khí tài tác chiến ngày càng được nâng cấp để đảm bảo đối phó tốt được dưới sự đe dọa của các loại tên lửa này. Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ, khẳng định rằng dù thiết bị gây nhiễu tốt đến đâu, các thiết bị và chiến thuật tác chiến chống nhiễu nếu được sử dụng hợp lý vẫn sẽ có hiệu quả tương đương. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống bức xạ AGM-88 của Mỹ tiêu diệt mục tiêu.