Ấn Độ - Một quốc gia có tiềm lực quốc phòng hàng đầu trên thế giới, có thể tự sản xuất được các loại xe tăng, tàu chiến, máy bay,... và là một thế lực vô cùng lớn ở khu vực Ấn Độ Dương.
Ảnh: Một cuộc duyệt binh của quân đội Ấn Độ.Để có thể triển khai sức mạnh của mình trên đại dương, một hải quân nước xanh như Ấn Độ không thể thiếu những chiếc hàng không mẫu hạm to lớn có khả năng triển khai chiến đấu cơ và trực thăng.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ.Đầu những năm 2000, nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân, để đối trọng với hải quân Trung Quốc, Ấn Độ đã mua lại tàu sân bay trực thăng mang tên Đô đốc Gorshkov từ Nga và đổi tên thành tàu sân bay INS Vikramaditya.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ.Trước đó, Ấn Độ cũng đang sử dụng một tàu sân bay là tàu INS Viraat. Tàu này được hạ thủy năm 1953, gia nhập biên chế hải quân hoàng gia Anh năm 1959 và được cho nghỉ hưu năm 1984 cho đến khi được Ấn Độ mua lại và trang bị cho hải quân nước này vào năm 1987.
Ảnh: Tàu sân bay INS VIraat trong biên chế hải quân Ấn Độ.Nhằm thay thế tàu sân bay INS Viraat đã có tuổi đời quá cao, Ấn Độ đã quyết định chế tạo một mẫu hàng không mẫu hạm nội địa với sự trợ giúp cùng Nga và Italia với tên gọi là lớp Vikrant.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant tại buổi lễ hạ thủy, vẫn chưa được lắp thượng tầng.Tàu có lượng giãn nước hơn 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, trang bị 4 động cơ cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa hơn 28 hải lý/h và tầm hoạt động 8.000 hải lý cùng 1.400 thủy thủ đoàn.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ. Tàu sân bay Ấn Độ có trọng lượng khá nhỏ, chỉ khoảng 40.000 tấn, tương đương với tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp của hải quân Mỹ hoặc lớp Type 075 của hải quân Trung Quốc.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ.Tàu cũng chỉ có thể vận hành một số lượng khá ít máy bay bao gồm khoảng 20 tiêm kích hạm và 10 trực thăng.
Ảnh: Tàu INS Vikrant của Ấn Độ.Mặc dù vậy, việc chế tạo thành công con tàu này nằm trong toan tính của hải quân Ấn Độ rằng sẽ luôn duy trì được hai hàng không mẫu hạm trong biên chế lực lượng này. INS Vikrant sẽ thay thế vị trí của INS Viraat để lại. Con tàu này được khởi đóng từ năm 2009 và đã chính thức hạ thủy năm 2013.Tuy nhiên, đến nay, đã 7 năm kể từ ngày con tàu hạ thủy, nó vẫn chưa thể vào biên chế của hải quân Ấn Độ, trong khi chiếc tàu sân bay INS Viraat đã được cho nghỉ hưu từ năm 2017. Dù cho dự kiến ban đầu của nó sẽ được gia nhập vào lực lượng này từ năm 2018, nhưng sự trì hoãn diễn ra từ đó cho đến nay và theo các nguồn tin từ hải quân Ấn Độ thì con tàu sẽ không thể sử dụng trước năm 2023.Đây là một dự án rất lớn và tốn kém, với chi phí ban đầu ước tính để hoàn tất con tàu là 500 triệu USD nhưng nay đã bị đội vốn lên 3.5 tỷ USD, gấp 7 lần chi phí ban đầu.Sự việc được lí giải là do sự hoành hành của đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế Ấn Độ tuột dốc và kinh phí của quân đội cũng từ đó mà giảm sút trầm trọng khiến con tàu tiếp tục bị trì hoãn hoàn thiện.Việc chưa thể đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đã khiến Ấn Độ bị tụt lại so với Trung Quốc trong cuộc đua hàng không mẫu hạm khi chiếc tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) do nước này tự đóng đã gia nhập biên chế các đây không lâu và chiếc tàu sân bay thứ ba lớp Type 003 đang được đóng gấp rút trong khi Ấn Độ hiện nay chỉ còn vận hành duy nhất một tàu sân bay. Có lẽ hơn ai hết, người Ấn Độ đã vô cùng mong muốn sự phục vụ của chiếc tàu chiến mới này.
Ảnh: Tàu INS Vikrant rời xưởng đóng.
Video Xung quanh việc Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm tự chế - Nguồn: VTC14
Ấn Độ - Một quốc gia có tiềm lực quốc phòng hàng đầu trên thế giới, có thể tự sản xuất được các loại xe tăng, tàu chiến, máy bay,... và là một thế lực vô cùng lớn ở khu vực Ấn Độ Dương.
Ảnh: Một cuộc duyệt binh của quân đội Ấn Độ.
Để có thể triển khai sức mạnh của mình trên đại dương, một hải quân nước xanh như Ấn Độ không thể thiếu những chiếc hàng không mẫu hạm to lớn có khả năng triển khai chiến đấu cơ và trực thăng.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ.
Đầu những năm 2000, nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân, để đối trọng với hải quân Trung Quốc, Ấn Độ đã mua lại tàu sân bay trực thăng mang tên Đô đốc Gorshkov từ Nga và đổi tên thành tàu sân bay INS Vikramaditya.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ.
Trước đó, Ấn Độ cũng đang sử dụng một tàu sân bay là tàu INS Viraat. Tàu này được hạ thủy năm 1953, gia nhập biên chế hải quân hoàng gia Anh năm 1959 và được cho nghỉ hưu năm 1984 cho đến khi được Ấn Độ mua lại và trang bị cho hải quân nước này vào năm 1987.
Ảnh: Tàu sân bay INS VIraat trong biên chế hải quân Ấn Độ.
Nhằm thay thế tàu sân bay INS Viraat đã có tuổi đời quá cao, Ấn Độ đã quyết định chế tạo một mẫu hàng không mẫu hạm nội địa với sự trợ giúp cùng Nga và Italia với tên gọi là lớp Vikrant.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant tại buổi lễ hạ thủy, vẫn chưa được lắp thượng tầng.
Tàu có lượng giãn nước hơn 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, trang bị 4 động cơ cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa hơn 28 hải lý/h và tầm hoạt động 8.000 hải lý cùng 1.400 thủy thủ đoàn.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ.
Tàu sân bay Ấn Độ có trọng lượng khá nhỏ, chỉ khoảng 40.000 tấn, tương đương với tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp của hải quân Mỹ hoặc lớp Type 075 của hải quân Trung Quốc.
Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ.
Tàu cũng chỉ có thể vận hành một số lượng khá ít máy bay bao gồm khoảng 20 tiêm kích hạm và 10 trực thăng.
Ảnh: Tàu INS Vikrant của Ấn Độ.
Mặc dù vậy, việc chế tạo thành công con tàu này nằm trong toan tính của hải quân Ấn Độ rằng sẽ luôn duy trì được hai hàng không mẫu hạm trong biên chế lực lượng này. INS Vikrant sẽ thay thế vị trí của INS Viraat để lại. Con tàu này được khởi đóng từ năm 2009 và đã chính thức hạ thủy năm 2013.
Tuy nhiên, đến nay, đã 7 năm kể từ ngày con tàu hạ thủy, nó vẫn chưa thể vào biên chế của hải quân Ấn Độ, trong khi chiếc tàu sân bay INS Viraat đã được cho nghỉ hưu từ năm 2017. Dù cho dự kiến ban đầu của nó sẽ được gia nhập vào lực lượng này từ năm 2018, nhưng sự trì hoãn diễn ra từ đó cho đến nay và theo các nguồn tin từ hải quân Ấn Độ thì con tàu sẽ không thể sử dụng trước năm 2023.
Đây là một dự án rất lớn và tốn kém, với chi phí ban đầu ước tính để hoàn tất con tàu là 500 triệu USD nhưng nay đã bị đội vốn lên 3.5 tỷ USD, gấp 7 lần chi phí ban đầu.
Sự việc được lí giải là do sự hoành hành của đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế Ấn Độ tuột dốc và kinh phí của quân đội cũng từ đó mà giảm sút trầm trọng khiến con tàu tiếp tục bị trì hoãn hoàn thiện.
Việc chưa thể đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đã khiến Ấn Độ bị tụt lại so với Trung Quốc trong cuộc đua hàng không mẫu hạm khi chiếc tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) do nước này tự đóng đã gia nhập biên chế các đây không lâu và chiếc tàu sân bay thứ ba lớp Type 003 đang được đóng gấp rút trong khi Ấn Độ hiện nay chỉ còn vận hành duy nhất một tàu sân bay. Có lẽ hơn ai hết, người Ấn Độ đã vô cùng mong muốn sự phục vụ của chiếc tàu chiến mới này.
Ảnh: Tàu INS Vikrant rời xưởng đóng.
Video Xung quanh việc Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm tự chế - Nguồn: VTC14