Hạm đội 7 Hải quân Mỹ ngày 14/8 đã chính thức thông báo về việc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ với nòng cốt là hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) đã quay lại Biển Đông để thực hiện các hoạt động quân sự mới sau khi nó rời khu vực từ tháng trước để tiến vào biển Hoa Đông diễn tập.
Ảnh: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (CVN-76).Theo thông tin ban đầu, đội tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông lần này bao gồm tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Antietam (CG-54) lớp Ticonderoga, khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) và khu trục hạm USS Rafale Peralta (DDG-115) lớp Arleigh Burke, v.v… cùng phi đội máy bay trên chiếc USS Ronald Reagan (CVN-76).
Ảnh: Tuần dương hạm USS Antietam (CG-54).Trong tháng 7, Hải quân Mỹ đã thực hiện hai cuộc diễn tập tàu sân bay kép trên Biển Đông lần lượt vào ngày 6/7 và 17/7, sau đó rời đi và di chuyển đến khu vực biển phía bắc Nhật Bản để thực hiện các hoạt động quân sự khác bao gồm tác chiến không đối không, tìm kiếm cứu nạn và diễn tập phòng không. Ngoài ra, tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng đã tiến hành huấn luyện hàng hải chung với một chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Guam.
Ảnh: Khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) của Hải quân MỹGần đây, Mỹ đã có nhiều hành động thực tế nhằm quân sự hóa Biển Đông và Hoa Đông với việc điều động tàu chiến hiện diện tại khu vực tần suất cao, thường xuyên và tổ chức nhiều cuộc tập trận tàu sân bay kép. Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm khi có thể tạo cứ cho Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh triển khai thêm tàu chiến xuống nam Biển Đông với lí do phòng thủ.
Ảnh: Khu trục hạm USS Rafale Peralta (DDG-115) của Hải quân Mỹ.Theo truyền thông Mỹ phỏng đoán rằng, cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới đây sẽ diễn ra tại Mỹ chính là lí do chính khiến chính quyền Trump đẩy mạnh các hoạt động chống Trung Quốc cả trên thực địa lẫn trên bàn ngoại giao.
Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Mỹ.Việc đẩy mạnh căng thẳng với Trung Quốc như một cách để Donald Trump lấy lại sự tín nhiệm của mình vốn đã sụt giảm vô cùng nặng nề sau đại dịch COVID-19. Giới chức Trung Quốc cho rằng, họ thực sự cần phải cảnh giác và quan tâm các hành động của Mỹ trong khu vực, nhưng không cần phải quá lo lắng vì đây âu cũng là lẽ tất yếu.
Ảnh: Tàu sân bay Ronald ReaganVề việc Mỹ thường xuyên triển khai tàu chiến đến Biển Đông, Đại tá Wu Qian - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng nhận định rằng các nước xung quanh Biển Đông đều đang cố gắng thúc đẩy phát triển một khu vực ổn định, đồng thời cùng nhau tìm kiếm những phương án giải quyết bất đồng một cách đúng đắn thông qua đàm phán.
Ảnh: Máy bay F/A-18 của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay.Ông này cho biết thêm rằng, dù vậy, với tư cách là một quốc gia không nằm trong tranh chấp, Mỹ với chiêu bài “tự do hàng hải” của mình đã điều tàu chiến và máy bay đến để khiêu khích, tiến hành trinh sát quy mô đối với lực lượng Trung Quốc, thực hiện các cuộc tập trận quân sự lớn có khả năng làm nguy hiểm đến tình hình khu vực, phá hoại nghiêm trọng nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Ảnh: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng tàu hộ tống.Dẫu vậy, các nước ASEAN và Trung Quốc thực sự đang cố đẩy nhanh quá trình thiết lập quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và việc Mỹ liên tục can thiệp sâu vào tình hình khu vực có thể sẽ khiến đóng băng tiến trình đàm phán. Đây thực sự không phải là điều có lợi cho bất cứ bên nào và kẻ có lợi duy nhất chỉ là chính quyền Tổng thống Donald Trump với việc tăng số cử tri ủng hộ mình.
Ảnh: Máy bay trên sàn đáp của chiếc hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76).Kết luận lại, việc Mỹ triển khai tàu sân bay đến Biển Đông một lần nữa càng làm thêm phức tạp tình hình vốn đã căng thẳng trong suốt thời gian qua. Khi mà các bên liên quan đang cố gắng dân sự hóa tranh chấp với sự xung đột của lực lượng chấp pháp và tàu dân sự, thì việc đem tàu chiến vào có thể là cái cớ cho Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa khu vực, với việc điều nhiều tàu chiến cỡ lớn xuống làm đối trọng Hải quân Mỹ. Đây là sự thiệt thòi rất lớn đối với các nước xung quanh Biển Đông vốn có năng lực Hải quân hạn chế hơn khá nhiều như Indonesia, Philippines, Malaysia,…
Video Trung Quốc tập trận trên Biển Đông để cảnh báo Mỹ? - Nguồn: VTC NOW
Hạm đội 7 Hải quân Mỹ ngày 14/8 đã chính thức thông báo về việc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ với nòng cốt là hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) đã quay lại Biển Đông để thực hiện các hoạt động quân sự mới sau khi nó rời khu vực từ tháng trước để tiến vào biển Hoa Đông diễn tập.
Ảnh: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (CVN-76).
Theo thông tin ban đầu, đội tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông lần này bao gồm tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Antietam (CG-54) lớp Ticonderoga, khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) và khu trục hạm USS Rafale Peralta (DDG-115) lớp Arleigh Burke, v.v… cùng phi đội máy bay trên chiếc USS Ronald Reagan (CVN-76).
Ảnh: Tuần dương hạm USS Antietam (CG-54).
Trong tháng 7, Hải quân Mỹ đã thực hiện hai cuộc diễn tập tàu sân bay kép trên Biển Đông lần lượt vào ngày 6/7 và 17/7, sau đó rời đi và di chuyển đến khu vực biển phía bắc Nhật Bản để thực hiện các hoạt động quân sự khác bao gồm tác chiến không đối không, tìm kiếm cứu nạn và diễn tập phòng không. Ngoài ra, tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng đã tiến hành huấn luyện hàng hải chung với một chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Guam.
Ảnh: Khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) của Hải quân Mỹ
Gần đây, Mỹ đã có nhiều hành động thực tế nhằm quân sự hóa Biển Đông và Hoa Đông với việc điều động tàu chiến hiện diện tại khu vực tần suất cao, thường xuyên và tổ chức nhiều cuộc tập trận tàu sân bay kép. Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm khi có thể tạo cứ cho Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh triển khai thêm tàu chiến xuống nam Biển Đông với lí do phòng thủ.
Ảnh: Khu trục hạm USS Rafale Peralta (DDG-115) của Hải quân Mỹ.
Theo truyền thông Mỹ phỏng đoán rằng, cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới đây sẽ diễn ra tại Mỹ chính là lí do chính khiến chính quyền Trump đẩy mạnh các hoạt động chống Trung Quốc cả trên thực địa lẫn trên bàn ngoại giao.
Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Mỹ.
Việc đẩy mạnh căng thẳng với Trung Quốc như một cách để Donald Trump lấy lại sự tín nhiệm của mình vốn đã sụt giảm vô cùng nặng nề sau đại dịch COVID-19. Giới chức Trung Quốc cho rằng, họ thực sự cần phải cảnh giác và quan tâm các hành động của Mỹ trong khu vực, nhưng không cần phải quá lo lắng vì đây âu cũng là lẽ tất yếu.
Ảnh: Tàu sân bay Ronald Reagan
Về việc Mỹ thường xuyên triển khai tàu chiến đến Biển Đông, Đại tá Wu Qian - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng nhận định rằng các nước xung quanh Biển Đông đều đang cố gắng thúc đẩy phát triển một khu vực ổn định, đồng thời cùng nhau tìm kiếm những phương án giải quyết bất đồng một cách đúng đắn thông qua đàm phán.
Ảnh: Máy bay F/A-18 của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay.
Ông này cho biết thêm rằng, dù vậy, với tư cách là một quốc gia không nằm trong tranh chấp, Mỹ với chiêu bài “tự do hàng hải” của mình đã điều tàu chiến và máy bay đến để khiêu khích, tiến hành trinh sát quy mô đối với lực lượng Trung Quốc, thực hiện các cuộc tập trận quân sự lớn có khả năng làm nguy hiểm đến tình hình khu vực, phá hoại nghiêm trọng nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Ảnh: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng tàu hộ tống.
Dẫu vậy, các nước ASEAN và Trung Quốc thực sự đang cố đẩy nhanh quá trình thiết lập quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và việc Mỹ liên tục can thiệp sâu vào tình hình khu vực có thể sẽ khiến đóng băng tiến trình đàm phán. Đây thực sự không phải là điều có lợi cho bất cứ bên nào và kẻ có lợi duy nhất chỉ là chính quyền Tổng thống Donald Trump với việc tăng số cử tri ủng hộ mình.
Ảnh: Máy bay trên sàn đáp của chiếc hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76).
Kết luận lại, việc Mỹ triển khai tàu sân bay đến Biển Đông một lần nữa càng làm thêm phức tạp tình hình vốn đã căng thẳng trong suốt thời gian qua. Khi mà các bên liên quan đang cố gắng dân sự hóa tranh chấp với sự xung đột của lực lượng chấp pháp và tàu dân sự, thì việc đem tàu chiến vào có thể là cái cớ cho Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa khu vực, với việc điều nhiều tàu chiến cỡ lớn xuống làm đối trọng Hải quân Mỹ. Đây là sự thiệt thòi rất lớn đối với các nước xung quanh Biển Đông vốn có năng lực Hải quân hạn chế hơn khá nhiều như Indonesia, Philippines, Malaysia,…
Video Trung Quốc tập trận trên Biển Đông để cảnh báo Mỹ? - Nguồn: VTC NOW