Hiện nay, Hải quân Anh được biên chế 8 tàu quét thủy lôi lớp Hunt do hãng Thales nghiên cứu thiết kế. Tàu được trang bị trạm thủy âm hoạt động ở tần số 100/300 Hz được tối ưu hóa để phát hiện và phân loại các mục tiêu thủy lôi có kích thước nhỏ ở độ sâu đến 80m và khoảng cách đến 1.000m.Tàu có chiều dài 60m; mớn nướn 2,2m; rộng 9,8m; lượng giãn nước 750 tấn; trang bị 2 động cơ diesel CAT C32 với công suất 1.500kW; tốc độ 17 hải lý/h; biên chế 45 người.Hiện nay lực lượng quét thủy lôi của Hải quân Pháp gồm 11 tàu quét thủy lôi căn cứ lớp Eridan và 03 tàu lớp Antares. Trong đó, các tàu lớp Eridan được trang bị rất hiện đại và là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quét thủy lôi cho hải quân nước này.Các tàu quét thủy lôi lớp Eridan được lắp đặt hệ thống tìm kiếm thủy lôi PVDS bao gồm phương tiện lặn điều khiển bằng dây dẫn Double Eagle Mk 2 và trạm thủy âm phát hiện thủy lôi GASM TSM 2022 Mk 3; hệ thống xử lý thông tin chiến thuật cũng như hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc và rađa hiện đại.Ngoài ra, tàu cũng được trang bị hệ thống điều khiển hành trình thế hệ mới, cập nhật số liệu theo hệ thống định vị toàn cầu GPS. Trong đó, phương tiện lặn không người lái Double Eagle Mk 2 của hệ thống PVDS có thể hoạt động ở cự ly 500m tính từ tàu mẹ, trạm thủy âm TSM 2022 Mk 3 trên phương tiện này hoạt động ở ba dải tần cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly 800m và phân loại đến 300m đối với thủy lôi và các mục tiêu tương tự thủy lôi.Hải quân Đức hiện có 5 tàu quét thủy lôi lớp Hameln, 2 tàu lớp Kulmbach, 8 tàu lớp Frankenthal và 18 thiết bị kích nổ chướng ngại thủy lôi từ xa. Trong đó, các tàu quét thủy lôi lớp Hameln được giao nhiệm vụ với vai trò là tàu chỉ huy hệ thống biên đội chống thủy lôi.Tàu có chiều dài 54,4m; rộng 9,2m; mớn nước 2,5m; biên chế 37 thủy thủ; lượng giãn nước 635 tấn; trang bị 2 động cơ MTU 538 TB91 với công suất mỗi động cơ là 2.240kW; tốc độ 18 hải lý/h.Hải quân Nhật Bản có số lượng lớn các phiên bản tàu chống thủy lôi và đang tiếp tục được đóng mới gồm: 6 tàu quét thủy lôi lớp Hatsushima, 3 tàu quét thủy lôi biển Yaeyama, 2 tàu lớp Uraga, 06 xuồng điều khiển từ xa mang hệ thống lưới quét không tiếp xúc phiên bản SAM và hai tàu chỉ huy lớp Nii-jima. Ngoài ra, Hải quân Nhật Bản còn có kế hoạch đóng mới thêm 3 tàu lớp Enoshima với lượng giãn nước 690 tấn, mỗi tàu có giá trị 18,3 tỷ Yên.Trong các loại tàu quét lôi trên, các tàu lớp Sugashima là được trang bị hiện đại nhất với hệ thống chống thủy lôi S-10. Hệ thộng này có thể hoạt động sục sạo, tìm kiếm thủy lôi ở phía trước mũi tàu đến 300m, độ sâu lặn không quá 300m.Điểm khác biệt so với phương tiện lặn của hệ thống S-7 trước đây là hệ thống S-10 được trang bị trạm sonar riêng để phát hiện mục tiêu, tầm phát hiện tương đương với trạm sonar của tàu mẹ. Ăng ten của trạm sôna quan sát được thiết kế dạng nửa bán cầu và hai lưới thẳng, đồng thơi có thể đo cự ly từ thủy lôi đến đáy. Ngoài ra, để tăng xác xuất phát hiện mục tiêu, thông tin từ trạm sôna sẽ được xử lý song song tại các kênh chống nhiễu bằng phần mềm xử lý chuyên dụng. Video Tại sao ngư lôi là vũ khí vô cùng lạc hậu nhưng lại cực kỳ nguy hiểm? - Nguồn: QPVN
Hiện nay, Hải quân Anh được biên chế 8 tàu quét thủy lôi lớp Hunt do hãng Thales nghiên cứu thiết kế. Tàu được trang bị trạm thủy âm hoạt động ở tần số 100/300 Hz được tối ưu hóa để phát hiện và phân loại các mục tiêu thủy lôi có kích thước nhỏ ở độ sâu đến 80m và khoảng cách đến 1.000m.
Tàu có chiều dài 60m; mớn nướn 2,2m; rộng 9,8m; lượng giãn nước 750 tấn; trang bị 2 động cơ diesel CAT C32 với công suất 1.500kW; tốc độ 17 hải lý/h; biên chế 45 người.
Hiện nay lực lượng quét thủy lôi của Hải quân Pháp gồm 11 tàu quét thủy lôi căn cứ lớp Eridan và 03 tàu lớp Antares. Trong đó, các tàu lớp Eridan được trang bị rất hiện đại và là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quét thủy lôi cho hải quân nước này.
Các tàu quét thủy lôi lớp Eridan được lắp đặt hệ thống tìm kiếm thủy lôi PVDS bao gồm phương tiện lặn điều khiển bằng dây dẫn Double Eagle Mk 2 và trạm thủy âm phát hiện thủy lôi GASM TSM 2022 Mk 3; hệ thống xử lý thông tin chiến thuật cũng như hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc và rađa hiện đại.
Ngoài ra, tàu cũng được trang bị hệ thống điều khiển hành trình thế hệ mới, cập nhật số liệu theo hệ thống định vị toàn cầu GPS. Trong đó, phương tiện lặn không người lái Double Eagle Mk 2 của hệ thống PVDS có thể hoạt động ở cự ly 500m tính từ tàu mẹ, trạm thủy âm TSM 2022 Mk 3 trên phương tiện này hoạt động ở ba dải tần cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly 800m và phân loại đến 300m đối với thủy lôi và các mục tiêu tương tự thủy lôi.
Hải quân Đức hiện có 5 tàu quét thủy lôi lớp Hameln, 2 tàu lớp Kulmbach, 8 tàu lớp Frankenthal và 18 thiết bị kích nổ chướng ngại thủy lôi từ xa. Trong đó, các tàu quét thủy lôi lớp Hameln được giao nhiệm vụ với vai trò là tàu chỉ huy hệ thống biên đội chống thủy lôi.
Tàu có chiều dài 54,4m; rộng 9,2m; mớn nước 2,5m; biên chế 37 thủy thủ; lượng giãn nước 635 tấn; trang bị 2 động cơ MTU 538 TB91 với công suất mỗi động cơ là 2.240kW; tốc độ 18 hải lý/h.
Hải quân Nhật Bản có số lượng lớn các phiên bản tàu chống thủy lôi và đang tiếp tục được đóng mới gồm: 6 tàu quét thủy lôi lớp Hatsushima, 3 tàu quét thủy lôi biển Yaeyama, 2 tàu lớp Uraga, 06 xuồng điều khiển từ xa mang hệ thống lưới quét không tiếp xúc phiên bản SAM và hai tàu chỉ huy lớp Nii-jima. Ngoài ra, Hải quân Nhật Bản còn có kế hoạch đóng mới thêm 3 tàu lớp Enoshima với lượng giãn nước 690 tấn, mỗi tàu có giá trị 18,3 tỷ Yên.
Trong các loại tàu quét lôi trên, các tàu lớp Sugashima là được trang bị hiện đại nhất với hệ thống chống thủy lôi S-10. Hệ thộng này có thể hoạt động sục sạo, tìm kiếm thủy lôi ở phía trước mũi tàu đến 300m, độ sâu lặn không quá 300m.
Điểm khác biệt so với phương tiện lặn của hệ thống S-7 trước đây là hệ thống S-10 được trang bị trạm sonar riêng để phát hiện mục tiêu, tầm phát hiện tương đương với trạm sonar của tàu mẹ. Ăng ten của trạm sôna quan sát được thiết kế dạng nửa bán cầu và hai lưới thẳng, đồng thơi có thể đo cự ly từ thủy lôi đến đáy. Ngoài ra, để tăng xác xuất phát hiện mục tiêu, thông tin từ trạm sôna sẽ được xử lý song song tại các kênh chống nhiễu bằng phần mềm xử lý chuyên dụng.
Video Tại sao ngư lôi là vũ khí vô cùng lạc hậu nhưng lại cực kỳ nguy hiểm? - Nguồn: QPVN