Một lực lượng hải quân mạnh mẽ không chỉ bởi những con tàu chiến mang được nhiều tên lửa, hay những chiếc tàu ngầm mang được nhiều ngư lôi, mà bên cạnh đó, công tác hỗ trợ tác chiến đến từ các tàu bảo đảm chiến đấu trong biên đội cũng là vô cùng quan trọng. Một trong những lực lượng như vậy của Hải quân Việt Namh là hạm đội tàu quét mìn quy mô hàng đầu khu vực. Ảnh: Tàu ngầm 184 Hải PhòngTrước tiên, chiếm số lượng đông đảo nhất và hoạt động tích cực nhất trong đội tàu quét mìn của Hải quân Việt Nam là các tàu quét mìn lớp Sonya đề án 1265. Đây là các tàu quét mìn vỏ gỗ được bọc composite bên ngoài. Ảnh: Tàu quét mìn Sonya của lữ đoàn 161 hải quân. Nguồn: Hùng DũngLà tàu quét mìn được thiết kế để phát hiện, đánh dấu và vô hiệu hóa các loại mìn ở đáy, cận đáy, mìn có neo, mìn thả trôi trong và ngoài cảng, đường biển ven bờ, bảo vệ cho các tàu ngầm, tàu nổi cũng như phương tiện thủy của quân ta ra vào các căn cứ hải quân hay hành trình trên những vùng biển nông và vịnh. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 450 tấn, dài 48.8m rộng 8.8m, tốc độ tối đa 15 hải lý/h. Nó được trang bị 1 radar Spin trough, 1 sonar MG-89, các loại lưới, phao thuỷ âm,... chuyên dụng cho việc phát hiện và rà phá các loại bom chìm, thuỷ lôi theo nhiều phương thức khác nhau. Ảnh: Các tàu quét mìn Sonya đậu tại cảng Cam Ranh.Đề án 1265 phục vụ nội địa cho hải quân Liên Xô và sau này là hải quân Nga được trang bị 2 pháo hạm AK-230 30mm 2 nòng ở trước và sau tàu, tuy nhiên ở bản xuất khẩu tàu đã bị tháo bớt khẩu pháo AK-230 ở đuôi và thay vào đó là một pháo 25mm nòng đôi 2M-3M. Ảnh: Tàu Sonya số hiệu 862 của Hải quân Việt NamTừ giai đoạn 1987-1990, Liên Xô đã viện trợ cho ta 4 chiếc được đánh số lần lượt là 861,862,863,864 và đây cũng là những tàu chiến cuối cùng mà phía Liên Xô viện trợ. Đặc biệt, chiếc HQ-861 đã từng tham gia chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tàu 861 - tàu Sonya đầu tiên Việt Nam tiếp nhận hoàn thành quá trình đại tu.Tiếp theo đó là các tàu quét mìn lớp Yurka thuộc đề án 266. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 873 tấn, dài 52m, rộng 9.4m, được chế tạo từ thép có độ từ thấp, trang bị 2 động cơ diesel M-503 cho phép nó chạy với vận tốc tối đa 16 hải lý/h. Ảnh: Tàu Yurka số hiệu 852 của Hải quân Việt NamTàu có một radar eye-K, một sonar MG-25, các loại máy quét mìn sóng âm, máy quét từ, máy quét tiếp xúc. Ngoài các loại máy quét, nó còn được trang bị các hệ thống dò mìn dưới nước, thuỷ lôi và bom chìm. Tàu có nhiệm vụ quét mìn biển xa. Ảnh: Tàu 852 phối hợp cùng máy bay trực thăng Mi-8 trong nhiệm vụ cứu hộ trên biển.Năm 1981, Liên Xô đã viện trợ cho ta 2 tàu loại này đã qua sử dụng, được Việt Nam đánh số là 851 và 852. Tuy nhiên chỉ có tàu 852 là được trang bị 2 pháo AK-230 30mm nòng đôi còn tàu 851 thì không được trang bị mà chỉ có pháo 2M-3M 25mm, ngoài ra còn có các bệ phóng tên lửa phòng không A-72. Ảnh: Tàu Yurka đậu bên cạnh 4 tàu Sonya của lữ đoàn 161 hải quân.Cuối cùng là 2 tàu quét mìn Yevgenya đề án 1258. Các tàu này có trọng tải cực nhỏ, chỉ dưới 90 tấn, tàu dài 26.13m, rộng 5.9m, thuỷ thủ đoàn 10 người và có tốc độ tối đa 13 hải lý/h. Nó có 1 radar Spin trough tương tự tàu Sonya, 1 sonar MG-7, 1 pháo 25mm 2M-3M cùng các thiết bị quét mìn chuyên dụng. Ảnh: Tàu 816 thuộc lớp Yevgenya của Hải quân Việt NamNó chỉ có thể hoạt động gần bờ tuy nhiên cũng có khả năng rải thuỷ lôi phong toả đường biển. Liên Xô đã viện trợ cho ta 2 tàu này, được Việt Nam đánh số là 815 và 816 tuy nhiên ảnh của nó rất hiếm. Hiện nay đã được biên chế về học viện hải quân để phục vụ cho công tác huấn luyện. Ảnh: Tàu quét mìn Yevgenya của hải quân Ukraine.Nhìn chung đội tàu quét mìn của Việt Nam hiện nay vượt trội hoàn toàn trong khu vực bởi chỉ những nước có hải quân thực sự phát triển mới sở hữu các đội tàu này. Hy vọng trong tình hình mới, các cấp tiếp tục quan tâm, đầu tư các loại tàu quét mìn hiện đại hơn, giúp cán bộ chiến sĩ yên tâm, tạo điều kiện tốt để các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên giao. Ảnh: Hùng Dũng. Video Tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung sử dụng ngư lôi săn tàu ngầm địch - Nguồn: QPVN
Một lực lượng hải quân mạnh mẽ không chỉ bởi những con tàu chiến mang được nhiều tên lửa, hay những chiếc tàu ngầm mang được nhiều ngư lôi, mà bên cạnh đó, công tác hỗ trợ tác chiến đến từ các tàu bảo đảm chiến đấu trong biên đội cũng là vô cùng quan trọng. Một trong những lực lượng như vậy của Hải quân Việt Namh là hạm đội tàu quét mìn quy mô hàng đầu khu vực. Ảnh: Tàu ngầm 184 Hải Phòng
Trước tiên, chiếm số lượng đông đảo nhất và hoạt động tích cực nhất trong đội tàu quét mìn của Hải quân Việt Nam là các tàu quét mìn lớp Sonya đề án 1265. Đây là các tàu quét mìn vỏ gỗ được bọc composite bên ngoài. Ảnh: Tàu quét mìn Sonya của lữ đoàn 161 hải quân. Nguồn: Hùng Dũng
Là tàu quét mìn được thiết kế để phát hiện, đánh dấu và vô hiệu hóa các loại mìn ở đáy, cận đáy, mìn có neo, mìn thả trôi trong và ngoài cảng, đường biển ven bờ, bảo vệ cho các tàu ngầm, tàu nổi cũng như phương tiện thủy của quân ta ra vào các căn cứ hải quân hay hành trình trên những vùng biển nông và vịnh. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 450 tấn, dài 48.8m rộng 8.8m, tốc độ tối đa 15 hải lý/h. Nó được trang bị 1 radar Spin trough, 1 sonar MG-89, các loại lưới, phao thuỷ âm,... chuyên dụng cho việc phát hiện và rà phá các loại bom chìm, thuỷ lôi theo nhiều phương thức khác nhau. Ảnh: Các tàu quét mìn Sonya đậu tại cảng Cam Ranh.
Đề án 1265 phục vụ nội địa cho hải quân Liên Xô và sau này là hải quân Nga được trang bị 2 pháo hạm AK-230 30mm 2 nòng ở trước và sau tàu, tuy nhiên ở bản xuất khẩu tàu đã bị tháo bớt khẩu pháo AK-230 ở đuôi và thay vào đó là một pháo 25mm nòng đôi 2M-3M. Ảnh: Tàu Sonya số hiệu 862 của Hải quân Việt Nam
Từ giai đoạn 1987-1990, Liên Xô đã viện trợ cho ta 4 chiếc được đánh số lần lượt là 861,862,863,864 và đây cũng là những tàu chiến cuối cùng mà phía Liên Xô viện trợ. Đặc biệt, chiếc HQ-861 đã từng tham gia chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tàu 861 - tàu Sonya đầu tiên Việt Nam tiếp nhận hoàn thành quá trình đại tu.
Tiếp theo đó là các tàu quét mìn lớp Yurka thuộc đề án 266. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 873 tấn, dài 52m, rộng 9.4m, được chế tạo từ thép có độ từ thấp, trang bị 2 động cơ diesel M-503 cho phép nó chạy với vận tốc tối đa 16 hải lý/h. Ảnh: Tàu Yurka số hiệu 852 của Hải quân Việt Nam
Tàu có một radar eye-K, một sonar MG-25, các loại máy quét mìn sóng âm, máy quét từ, máy quét tiếp xúc. Ngoài các loại máy quét, nó còn được trang bị các hệ thống dò mìn dưới nước, thuỷ lôi và bom chìm. Tàu có nhiệm vụ quét mìn biển xa. Ảnh: Tàu 852 phối hợp cùng máy bay trực thăng Mi-8 trong nhiệm vụ cứu hộ trên biển.
Năm 1981, Liên Xô đã viện trợ cho ta 2 tàu loại này đã qua sử dụng, được Việt Nam đánh số là 851 và 852. Tuy nhiên chỉ có tàu 852 là được trang bị 2 pháo AK-230 30mm nòng đôi còn tàu 851 thì không được trang bị mà chỉ có pháo 2M-3M 25mm, ngoài ra còn có các bệ phóng tên lửa phòng không A-72. Ảnh: Tàu Yurka đậu bên cạnh 4 tàu Sonya của lữ đoàn 161 hải quân.
Cuối cùng là 2 tàu quét mìn Yevgenya đề án 1258. Các tàu này có trọng tải cực nhỏ, chỉ dưới 90 tấn, tàu dài 26.13m, rộng 5.9m, thuỷ thủ đoàn 10 người và có tốc độ tối đa 13 hải lý/h. Nó có 1 radar Spin trough tương tự tàu Sonya, 1 sonar MG-7, 1 pháo 25mm 2M-3M cùng các thiết bị quét mìn chuyên dụng. Ảnh: Tàu 816 thuộc lớp Yevgenya của Hải quân Việt Nam
Nó chỉ có thể hoạt động gần bờ tuy nhiên cũng có khả năng rải thuỷ lôi phong toả đường biển. Liên Xô đã viện trợ cho ta 2 tàu này, được Việt Nam đánh số là 815 và 816 tuy nhiên ảnh của nó rất hiếm. Hiện nay đã được biên chế về học viện hải quân để phục vụ cho công tác huấn luyện. Ảnh: Tàu quét mìn Yevgenya của hải quân Ukraine.
Nhìn chung đội tàu quét mìn của Việt Nam hiện nay vượt trội hoàn toàn trong khu vực bởi chỉ những nước có hải quân thực sự phát triển mới sở hữu các đội tàu này. Hy vọng trong tình hình mới, các cấp tiếp tục quan tâm, đầu tư các loại tàu quét mìn hiện đại hơn, giúp cán bộ chiến sĩ yên tâm, tạo điều kiện tốt để các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên giao. Ảnh: Hùng Dũng.
Video Tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung sử dụng ngư lôi săn tàu ngầm địch - Nguồn: QPVN