Ảnh vệ tinh do hãng Maxar công bố hôm 29/3 cho thấy tàu ngầm nguyên tử Đề án 667BDRM của hải quân Nga nổi qua lớp băng ngoài khơi đảo Alexandra Land trong cuộc diễn tập Umka-2021 trước đó hai ngày. Bên cạnh tàu ngầm là một lỗ thủng lớn trên lớp băng, có đường kính khoảng 25 m, chưa rõ mục đích và phương thức tạo ra.Bộ Quốc phòng Nga trước đó ra thông cáo cho biết một tàu ngầm hạt nhân này đã phóng ngư lôi khi di chuyển và tạo ra lỗ thủng trên lớp băng ở Bắc Cực, nhưng không tiết lộ danh tính tàu ngầm và không xác nhận liệu nó có liên quan tới đợt nổi xuyên băng của ba tàu ngầm hôm 27/3 hay không.Một số chuyên gia nhận định tàu ngầm hạt nhân Nga có thể phóng ngư lôi không dẫn đường ở tư thế hướng mũi lên mặt nước, hoặc khai hỏa ngư lôi dẫn đường hữu tuyến để điều khiển nó lao lên mặt băng, tạo ra lỗ thủng lớn trên lớp băng dày.Ngoài ra, một lỗ thủng như vậy cũng có thể được khoét bằng cách đặt khối thuốc nổ cực mạnh do lính đặc nhiệm cài trên mặt băng.Giới chuyên gia quân sự nhận định lỗ thủng này có thể giúp tàu ngầm Nga nổi nhanh và an toàn hơn để nhanh chóng khai hỏa tên lửa đạn đạo hoặc các tên lửa khác.Nếu không áp dụng phương pháp "khoét lỗ" này, tàu ngầm Nga sẽ phải nổi lên hoàn toàn để phá vỡ lớp băng dày, sau đó mới mở các ống phóng để khai hỏa tên lửa.Quá trình này diễn ra chậm hơn và khiến tàu ngầm dễ bị đối phương tấn công khi xảy ra xung đột, ngay cả khi nó hoạt động ở khu vực xa xôi như Bắc Cực.Tư lệnh hải quân Nga Nikolai Evmenov hôm 27/3 thông báo ba tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga đã cùng phá lớp băng dày 1,5 m và nổi lên trong khu vực bán kính 300 m. "Đây là lần đầu nội dung này được thực hiện trong lịch sử hải quân Nga", ông cho hay.Hoạt động nằm trong khuôn khổ đợt diễn tập Umka-2021, được Nga tổ chức tại bán đảo Franz Josef Land, đảo Alexandra Land và vùng biển lân cận với sự tham gia của 600 binh sĩ và nhân viên dân sự, cùng 200 khí tài quân sự.Moscow không công bố những tàu ngầm tham gia đợt diễn tập này, nhưng video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy ít nhất hai tàu ngầm Đề án 667BDRM và một tàu ngầm Đề án 955 Borei.Mỗi tàu có thể mang 16 tên lửa đạn đạo tầm xa R-29RMU Sineva hoặc RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa có thể lắp tối đa 16 đầu đạn hạt nhân các loại. Mỗi đầu đạn lại có khả năng tấn công các mục tiêu riêng biệt.Sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân thường được giữ bí mật, nhất là với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đóng vai trò vũ khí răn đe chiến lược.Chúng thường chỉ di chuyển trên mặt nước khi trở về cảng, khiến sự xuất hiện ở những khu vực tác chiến được coi là thông điệp gửi đến các đối thủ.Bắc Cực là một trong những ưu tiên trong chiến lược tương lai của Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng khẳng định Bắc Cực là khu vực quan trọng với lợi ích của Moscow khi biến đổi khí hậu làm băng tan, khiến khu vực này trở nên dễ tiếp cận hơn.Tổng thống Putin cũng đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở quân sự và tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua Tuyến Hàng hải phương Bắc nằm ở phía bắc nước Nga.Bắc Cực là nơi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn, chúng được dự báo sẽ là vùng đất tranh chấp quyết liệu giữa các cường quốc trong đó nổi trội nhất là Nga và Mỹ.
Ảnh vệ tinh do hãng Maxar công bố hôm 29/3 cho thấy tàu ngầm nguyên tử Đề án 667BDRM của hải quân Nga nổi qua lớp băng ngoài khơi đảo Alexandra Land trong cuộc diễn tập Umka-2021 trước đó hai ngày. Bên cạnh tàu ngầm là một lỗ thủng lớn trên lớp băng, có đường kính khoảng 25 m, chưa rõ mục đích và phương thức tạo ra.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó ra thông cáo cho biết một tàu ngầm hạt nhân này đã phóng ngư lôi khi di chuyển và tạo ra lỗ thủng trên lớp băng ở Bắc Cực, nhưng không tiết lộ danh tính tàu ngầm và không xác nhận liệu nó có liên quan tới đợt nổi xuyên băng của ba tàu ngầm hôm 27/3 hay không.
Một số chuyên gia nhận định tàu ngầm hạt nhân Nga có thể phóng ngư lôi không dẫn đường ở tư thế hướng mũi lên mặt nước, hoặc khai hỏa ngư lôi dẫn đường hữu tuyến để điều khiển nó lao lên mặt băng, tạo ra lỗ thủng lớn trên lớp băng dày.
Ngoài ra, một lỗ thủng như vậy cũng có thể được khoét bằng cách đặt khối thuốc nổ cực mạnh do lính đặc nhiệm cài trên mặt băng.
Giới chuyên gia quân sự nhận định lỗ thủng này có thể giúp tàu ngầm Nga nổi nhanh và an toàn hơn để nhanh chóng khai hỏa tên lửa đạn đạo hoặc các tên lửa khác.
Nếu không áp dụng phương pháp "khoét lỗ" này, tàu ngầm Nga sẽ phải nổi lên hoàn toàn để phá vỡ lớp băng dày, sau đó mới mở các ống phóng để khai hỏa tên lửa.
Quá trình này diễn ra chậm hơn và khiến tàu ngầm dễ bị đối phương tấn công khi xảy ra xung đột, ngay cả khi nó hoạt động ở khu vực xa xôi như Bắc Cực.
Tư lệnh hải quân Nga Nikolai Evmenov hôm 27/3 thông báo ba tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga đã cùng phá lớp băng dày 1,5 m và nổi lên trong khu vực bán kính 300 m. "Đây là lần đầu nội dung này được thực hiện trong lịch sử hải quân Nga", ông cho hay.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ đợt diễn tập Umka-2021, được Nga tổ chức tại bán đảo Franz Josef Land, đảo Alexandra Land và vùng biển lân cận với sự tham gia của 600 binh sĩ và nhân viên dân sự, cùng 200 khí tài quân sự.
Moscow không công bố những tàu ngầm tham gia đợt diễn tập này, nhưng video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy ít nhất hai tàu ngầm Đề án 667BDRM và một tàu ngầm Đề án 955 Borei.
Mỗi tàu có thể mang 16 tên lửa đạn đạo tầm xa R-29RMU Sineva hoặc RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa có thể lắp tối đa 16 đầu đạn hạt nhân các loại. Mỗi đầu đạn lại có khả năng tấn công các mục tiêu riêng biệt.
Sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân thường được giữ bí mật, nhất là với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đóng vai trò vũ khí răn đe chiến lược.
Chúng thường chỉ di chuyển trên mặt nước khi trở về cảng, khiến sự xuất hiện ở những khu vực tác chiến được coi là thông điệp gửi đến các đối thủ.
Bắc Cực là một trong những ưu tiên trong chiến lược tương lai của Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng khẳng định Bắc Cực là khu vực quan trọng với lợi ích của Moscow khi biến đổi khí hậu làm băng tan, khiến khu vực này trở nên dễ tiếp cận hơn.
Tổng thống Putin cũng đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở quân sự và tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua Tuyến Hàng hải phương Bắc nằm ở phía bắc nước Nga.
Bắc Cực là nơi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn, chúng được dự báo sẽ là vùng đất tranh chấp quyết liệu giữa các cường quốc trong đó nổi trội nhất là Nga và Mỹ.