Khác hoàn toàn với các tàu ngầm của phương tây, tàu ngầm Kilo của Việt Nam, vốn có nguồn gốc từ Nga, sử dụng phương thức nạp ngư lôi từ chính cửa phóng.Các tàu ngầm Kilo đang được Hải quân Việt Nam sử dụng, có tổng cộng 6 ống phóng ngư lôi ở mũi tàu. Tàu có đủ diện tích để mang theo 18 quả ngư lôi, kèm theo 4 tên lửa hành trình Kalibr.Mặc dù có tới 6 ống phóng ngư lôi ở mũi tàu, tuy nhiên các tàu ngầm Kilo chỉ sử dụng hai ống phóng nằm trên mớm nước để nạp ngư lôi.Các tàu ngầm Kilo đang được Hải quân Nga sử dụng cũng có phương thức nạp ngư lôi tương tự. Có thể dễ dàng nhận ra, khi tàu ngầm nổi, vẫn có tới 4 ống phóng nằm dưới mớm nước.Các tàu ngầm Kilo đang được sử dụng trong biên chế của Hải quân Trung Quốc cũng có cách thức nạp ngư lôi tương tự.Các tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất có biên chế đầy đủ 52 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy, tuy nhiên lại chỉ có 45 giường ngủ.Khác với kiểu thiết kế của Nga, các loại tàu ngầm do Mỹ sử dụng, lại có phương thức nạp ngư lôi bằng cách đưa xuống từ sống tàu.Khó có thể chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm của các cách nạp ngư lôi khác nhau này. Từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, tàu ngầm cũng thường sử dụng cách thức nạp ngư lôi từ trên sống tàu như thế này.Với các tàu ngầm của Mỹ và phương Tây, phần đuôi của ngư lôi sẽ được đưa xuống tàu ngầm trước, sau đó toàn bộ quả ngư lôi sẽ được đẩy vào khoang chứa.Cách thức nạp ngư lôi này đòi hỏi kết cấu bên trong tàu ngầm Mỹ, phải có các ray di chuyển, để đưa được ngư lôi về khoang phóng ở mũi tàu.Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tàu ngầm Đức được nạp ngư lôi theo cách đưa mũi quả ngư lôi xuống trước.Việc nạp ngư lôi từ sống tàu, cho phép tàu ngầm Đức dự trữ được ngư lôi ngay trên sống tàu khi ra khơi, tới khi cần sẽ đưa thêm ngư lôi xuống dưới khoang chứa chỉ bằng sức người.Tuy nhiên ngày nay, do khả năng hậu cần đã tiên tiến hơn nhiều, việc chứa ngư lôi bên ngoài tàu ngầm dường như không còn được sử dụng.Mặt cắt của tàu ngầm Kilo cho thấy khoang chứa ngư lôi được đặt ở tầng trên cùng, tầng dưới cùng là khoang chứa pin dự trữ năng lượng.Khoang chứa ngư lôi của tàu ngầm Kilo thuộc biên chế Hải quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: TH. Tàu ngầm Kilo Hà Nội HQ182 cập cảng Cam Ranh. Nguồn: QPVN.
Khác hoàn toàn với các tàu ngầm của phương tây, tàu ngầm Kilo của Việt Nam, vốn có nguồn gốc từ Nga, sử dụng phương thức nạp ngư lôi từ chính cửa phóng.
Các tàu ngầm Kilo đang được Hải quân Việt Nam sử dụng, có tổng cộng 6 ống phóng ngư lôi ở mũi tàu. Tàu có đủ diện tích để mang theo 18 quả ngư lôi, kèm theo 4 tên lửa hành trình Kalibr.
Mặc dù có tới 6 ống phóng ngư lôi ở mũi tàu, tuy nhiên các tàu ngầm Kilo chỉ sử dụng hai ống phóng nằm trên mớm nước để nạp ngư lôi.
Các tàu ngầm Kilo đang được Hải quân Nga sử dụng cũng có phương thức nạp ngư lôi tương tự. Có thể dễ dàng nhận ra, khi tàu ngầm nổi, vẫn có tới 4 ống phóng nằm dưới mớm nước.
Các tàu ngầm Kilo đang được sử dụng trong biên chế của Hải quân Trung Quốc cũng có cách thức nạp ngư lôi tương tự.
Các tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất có biên chế đầy đủ 52 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy, tuy nhiên lại chỉ có 45 giường ngủ.
Khác với kiểu thiết kế của Nga, các loại tàu ngầm do Mỹ sử dụng, lại có phương thức nạp ngư lôi bằng cách đưa xuống từ sống tàu.
Khó có thể chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm của các cách nạp ngư lôi khác nhau này. Từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, tàu ngầm cũng thường sử dụng cách thức nạp ngư lôi từ trên sống tàu như thế này.
Với các tàu ngầm của Mỹ và phương Tây, phần đuôi của ngư lôi sẽ được đưa xuống tàu ngầm trước, sau đó toàn bộ quả ngư lôi sẽ được đẩy vào khoang chứa.
Cách thức nạp ngư lôi này đòi hỏi kết cấu bên trong tàu ngầm Mỹ, phải có các ray di chuyển, để đưa được ngư lôi về khoang phóng ở mũi tàu.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tàu ngầm Đức được nạp ngư lôi theo cách đưa mũi quả ngư lôi xuống trước.
Việc nạp ngư lôi từ sống tàu, cho phép tàu ngầm Đức dự trữ được ngư lôi ngay trên sống tàu khi ra khơi, tới khi cần sẽ đưa thêm ngư lôi xuống dưới khoang chứa chỉ bằng sức người.
Tuy nhiên ngày nay, do khả năng hậu cần đã tiên tiến hơn nhiều, việc chứa ngư lôi bên ngoài tàu ngầm dường như không còn được sử dụng.
Mặt cắt của tàu ngầm Kilo cho thấy khoang chứa ngư lôi được đặt ở tầng trên cùng, tầng dưới cùng là khoang chứa pin dự trữ năng lượng.
Khoang chứa ngư lôi của tàu ngầm Kilo thuộc biên chế Hải quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: TH.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội HQ182 cập cảng Cam Ranh. Nguồn: QPVN.