Trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường quân sự Mỹ - Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay, việc theo dõi hạm đội tàu ngầm chiến lược của đối phương bao giờ cũng là việc khó khăn nhất.Xác định được tàu ngầm của đối phương đang hoạt động dưới lòng biển sâu là thách thức cực kỳ lớn, bởi các biện pháp trinh sát hiện đại gần như không phát huy tác dụng ở môi trường đáy biển.Khi kết hợp các biện pháp trinh sát lòng biển và trên không với mật độ dày đặc thì cũng chỉ khoanh vùng được vùng biển nghi vấn, sau đó lại phải tập trung dò xét khu vực này thì may ra mới tìm được chính xác vị trí tàu ngầm.Nhưng gần đây truyền thông quốc tế đã được tiết lộ một thông tin rất đáng chú ý, đó là Mỹ đã phát triển một công nghệ hoàn toàn mới và có thể khắc phục những nhược điểm trước đây.Thực tế là hiện nay lực lượng hàng không chống ngầm của Mỹ đã có phương pháp xác định chính xác vị trí và tuyến đường của tàu ngầm Nga, bao gồm cả những tàu ngầm quân sự tiên tiến nhất.Các chuyên gia quân sự nhận định rằng tàu ngầm Nga có thể bị theo dõi bằng cách đánh giá các thay đổi trong trường điện từ, qua đó thiết lập được vị trí chính xác của tàu ngầm với độ chính xác đến từng mét.Cốt lõi của công nghệ mới nằm ở vệ tinh quân sự trên quỹ đạo có thể phát hiện biến động của trường điện từ và tính đến sự chuyển động tương đối chậm của tàu ngầm để theo dõi mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.Giải pháp khắc phục có thể sẽ là phải chế tạo tàu ngầm bằng vật liệu thép đặc biệt có từ tính thấp hoặc hoàn toàn không nhiễm từ, đi kèm với vỏ bọc ngoài vừa giảm âm vừa triệt tiêu từ trường.Nhưng điều khó khăn nhất đối với Nga hiện nay đó là chưa xác định được thật sự rõ ràng cơ chế dò tìm tàu ngầm mới của Mỹ với sự hỗ trợ của vệ tinh quân sự.Chính vì vậy mà thông tin vừa được trang Avia-pro của Nga đăng tải đã gây ra một sự ngạc nhiên rất lớn đối với truyền thông quốc tế cũng như giới phân tích quân sự.Tờ báo Nga cho rằng hải quân Mỹ đã bất ngờ mất khả năng giám sát tàu ngầm Nga, vệ tinh quân sự cũng như phương tiện trinh sát ngoài không gian đều bị vô hiệu hóa, không thể biết đối tượng đang ở đâu ngoài đại dương.Điều này buộc hải quân Mỹ phải quay lại phương pháp truyền thống là sử dụng máy bay tuần tra hàng hải để tìm kiếm tàu ngầm, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này, thực tế kết quả mang lại là rất thấp.Lý do dẫn đến tình trạng trên là nhờ các khả năng kỹ thuật độc đáo của tàu ngầm Nga, đặc biệt chúng ta đang nói về việc tích hợp động cơ phụ trợ, giúp giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu."Nhiệm vụ chính của các tàu ngầm hạt nhân Nga thuộc Dự án 955A (tên định danh Borei-A) là lặn sâu và biến mất trong vùng biển rộng lớn của đại dương cũng như giữ bí mật ở mức cao nhất có thể", tạp chí The Drive của Mỹ cho biết.Sự chú ý đặc biệt trong nhận định của tờ báo Mỹ được dành cho việc Nga đã thiết kế một cặp động cơ phụ trợ mà mỗi chiếc tàu ngầm như vậy đều nhận được."Động cơ phụ trợ không chỉ cung cấp thêm năng lượng khi hành trình ở tốc độ thấp mà còn giúp giảm tiếng ồn tạo ra bởi một tàu ngầm", trang Lenta.ru cho biết.Mặc dù vậy cần lưu ý rằng cho đến thời điểm hiện tại, cả Bộ Quốc phòng và hải quân Mỹ đều không đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào về thông tin mà báo chí vừa đăng tải.Bên cạnh đó có một chi tiết bất thường, đó là công nghệ dùng vệ tinh quân sự để phát hiện ra tàu ngầm chủ yếu căn cứ vào điểm từ trường bất thường chứ không phải dò tìm tiếng động.Chính vì vậy theo một số chuyên gia quân sự, các động cơ phụ trợ như đã đề cập ở trên chỉ có tác dụng giúp tàu ngầm Nga lẩn tránh thiết bị định vị thủy âm truyền thống mà thôi.Còn đối với phương pháp dò tìm điểm từ trường bất thường của vệ tinh quân sự Mỹ thì rõ ràng động cơ phụ trợ không mang lại tác dụng như những gì báo chí vừa đăng tải.
Trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường quân sự Mỹ - Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay, việc theo dõi hạm đội tàu ngầm chiến lược của đối phương bao giờ cũng là việc khó khăn nhất.
Xác định được tàu ngầm của đối phương đang hoạt động dưới lòng biển sâu là thách thức cực kỳ lớn, bởi các biện pháp trinh sát hiện đại gần như không phát huy tác dụng ở môi trường đáy biển.
Khi kết hợp các biện pháp trinh sát lòng biển và trên không với mật độ dày đặc thì cũng chỉ khoanh vùng được vùng biển nghi vấn, sau đó lại phải tập trung dò xét khu vực này thì may ra mới tìm được chính xác vị trí tàu ngầm.
Nhưng gần đây truyền thông quốc tế đã được tiết lộ một thông tin rất đáng chú ý, đó là Mỹ đã phát triển một công nghệ hoàn toàn mới và có thể khắc phục những nhược điểm trước đây.
Thực tế là hiện nay lực lượng hàng không chống ngầm của Mỹ đã có phương pháp xác định chính xác vị trí và tuyến đường của tàu ngầm Nga, bao gồm cả những tàu ngầm quân sự tiên tiến nhất.
Các chuyên gia quân sự nhận định rằng tàu ngầm Nga có thể bị theo dõi bằng cách đánh giá các thay đổi trong trường điện từ, qua đó thiết lập được vị trí chính xác của tàu ngầm với độ chính xác đến từng mét.
Cốt lõi của công nghệ mới nằm ở vệ tinh quân sự trên quỹ đạo có thể phát hiện biến động của trường điện từ và tính đến sự chuyển động tương đối chậm của tàu ngầm để theo dõi mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Giải pháp khắc phục có thể sẽ là phải chế tạo tàu ngầm bằng vật liệu thép đặc biệt có từ tính thấp hoặc hoàn toàn không nhiễm từ, đi kèm với vỏ bọc ngoài vừa giảm âm vừa triệt tiêu từ trường.
Nhưng điều khó khăn nhất đối với Nga hiện nay đó là chưa xác định được thật sự rõ ràng cơ chế dò tìm tàu ngầm mới của Mỹ với sự hỗ trợ của vệ tinh quân sự.
Chính vì vậy mà thông tin vừa được trang Avia-pro của Nga đăng tải đã gây ra một sự ngạc nhiên rất lớn đối với truyền thông quốc tế cũng như giới phân tích quân sự.
Tờ báo Nga cho rằng hải quân Mỹ đã bất ngờ mất khả năng giám sát tàu ngầm Nga, vệ tinh quân sự cũng như phương tiện trinh sát ngoài không gian đều bị vô hiệu hóa, không thể biết đối tượng đang ở đâu ngoài đại dương.
Điều này buộc hải quân Mỹ phải quay lại phương pháp truyền thống là sử dụng máy bay tuần tra hàng hải để tìm kiếm tàu ngầm, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này, thực tế kết quả mang lại là rất thấp.
Lý do dẫn đến tình trạng trên là nhờ các khả năng kỹ thuật độc đáo của tàu ngầm Nga, đặc biệt chúng ta đang nói về việc tích hợp động cơ phụ trợ, giúp giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu.
"Nhiệm vụ chính của các tàu ngầm hạt nhân Nga thuộc Dự án 955A (tên định danh Borei-A) là lặn sâu và biến mất trong vùng biển rộng lớn của đại dương cũng như giữ bí mật ở mức cao nhất có thể", tạp chí The Drive của Mỹ cho biết.
Sự chú ý đặc biệt trong nhận định của tờ báo Mỹ được dành cho việc Nga đã thiết kế một cặp động cơ phụ trợ mà mỗi chiếc tàu ngầm như vậy đều nhận được.
"Động cơ phụ trợ không chỉ cung cấp thêm năng lượng khi hành trình ở tốc độ thấp mà còn giúp giảm tiếng ồn tạo ra bởi một tàu ngầm", trang Lenta.ru cho biết.
Mặc dù vậy cần lưu ý rằng cho đến thời điểm hiện tại, cả Bộ Quốc phòng và hải quân Mỹ đều không đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào về thông tin mà báo chí vừa đăng tải.
Bên cạnh đó có một chi tiết bất thường, đó là công nghệ dùng vệ tinh quân sự để phát hiện ra tàu ngầm chủ yếu căn cứ vào điểm từ trường bất thường chứ không phải dò tìm tiếng động.
Chính vì vậy theo một số chuyên gia quân sự, các động cơ phụ trợ như đã đề cập ở trên chỉ có tác dụng giúp tàu ngầm Nga lẩn tránh thiết bị định vị thủy âm truyền thống mà thôi.
Còn đối với phương pháp dò tìm điểm từ trường bất thường của vệ tinh quân sự Mỹ thì rõ ràng động cơ phụ trợ không mang lại tác dụng như những gì báo chí vừa đăng tải.