Ngư lôi Physicist-1 chính là phiên bản nâng cấp phát triển trên cơ sở ngư lôi trang bị đầu dò tự dẫn Physicist huyền thoại trước đây. "Hiện tại, ngư lôi Physicist-1 đã hoàn thành quá trình thử nghiệm cấp quốc gia ở hồ Issyk-Kul, Kyrgyzstan và bắt đầu được trang bị", RIA dẫn nguồn tin Hải quân Nga cho biết.Ngư lôi Physicist-1 sử dụng đầu dò cảm biến nhiệt và định vị bằng sóng thủy âm có tầm bắn đạt tới 50km, tốc độ di chuyển khoảng 50 hải lý/h và hoạt động tốt ở độ sâu tới 400m. Nhờ thiết bị đầu dò được cải tiến, Physicist-1 có khả năng kháng nhiễu và bám mục tiêu dưới nước rất tốt.Dòng ngư lôi mới của Nga là sản phẩm nghiên cứu của Viện thiết kế mang tên Morteplotehnika ở Saint Peterburg và được sản xuất tại nhà máy Dagdizel nằm bên bờ Biển Caspien.Sau khi được chấp nhận vào biên chế Hải quân Nga, ngư lôi Physicist-1 đã được trang bị trước tiên trên tàu ngầm nguyên tử lớp Borei và Yasen. Như vậy, những tàu ngầm hiện đại nhất của Nga sẽ được trang bị cặp ngư lôi đáng sợ hàng đầu thế giới là Physicist và Physicist-1.Theo những thông tin được công khai, Physicist-1 có chiều dài 7,2 m, trọng lượng 2.200 kg, trọng lượng phần chiến đấu 300 kg. Động cơ piston hướng trục không giảm tốc chủ trình hở DP4 công suất 460 kW dùng nhiên liệu một thành phần pronit có buồng đốt quay và giúp ngư lôi đạt tốc độ 30-55 hải lý/h ở tầm 40-50 km và độ sâu hành trình đến 500 m.Động cơ DP4 phần nhiều được chế tạo nhờ sử dụng các giải pháp kỹ thuật của ngư lôi Mỹ Мk 46. Mẫu chế thử đầu tiên với tên gọi Physicist ra đời ở Liên Xô vào năm 1990 và sử dụng nhiên liệu tương tự nhiên liệu một thành phần Otto-2 của Mỹ.Để dẫn đến mục tiêu, ngư lôi sử dụng hệ tự dẫn thủy âm với hệ thống nhận dạng vệt nước đuôi tàu với cự ly phản ứng của hệ tự dẫn là từ 1,2-2,5 km và cự ly phản ứng của ngòi nổ không tiếp xúc là từ 2-8 m tùy thuộc chủng loại và kích thước mục tiêu.Với khả năng của Physicist thì những ngư lôi được coi là vũ khí tiêu chuẩn của Mỹ như Mk-48, Mk-54 đều bị xếp chiếu dưới. Cụ thể, Mk-48 chỉ có độ sâu hoạt động là 3,7m, Mk-54 lại là ngư lôi hạng nhẹ, trong khi đó dù không còn mới nhưng độ sâu hoạt động của Physicist khá ấn tượng khi lên tới 500m. Ảnh trong bài: Một số loại ngư lôi của Nga.
Ngư lôi Physicist-1 chính là phiên bản nâng cấp phát triển trên cơ sở ngư lôi trang bị đầu dò tự dẫn Physicist huyền thoại trước đây. "Hiện tại, ngư lôi Physicist-1 đã hoàn thành quá trình thử nghiệm cấp quốc gia ở hồ Issyk-Kul, Kyrgyzstan và bắt đầu được trang bị", RIA dẫn nguồn tin Hải quân Nga cho biết.
Ngư lôi Physicist-1 sử dụng đầu dò cảm biến nhiệt và định vị bằng sóng thủy âm có tầm bắn đạt tới 50km, tốc độ di chuyển khoảng 50 hải lý/h và hoạt động tốt ở độ sâu tới 400m. Nhờ thiết bị đầu dò được cải tiến, Physicist-1 có khả năng kháng nhiễu và bám mục tiêu dưới nước rất tốt.
Dòng ngư lôi mới của Nga là sản phẩm nghiên cứu của Viện thiết kế mang tên Morteplotehnika ở Saint Peterburg và được sản xuất tại nhà máy Dagdizel nằm bên bờ Biển Caspien.
Sau khi được chấp nhận vào biên chế Hải quân Nga, ngư lôi Physicist-1 đã được trang bị trước tiên trên tàu ngầm nguyên tử lớp Borei và Yasen. Như vậy, những tàu ngầm hiện đại nhất của Nga sẽ được trang bị cặp ngư lôi đáng sợ hàng đầu thế giới là Physicist và Physicist-1.
Theo những thông tin được công khai, Physicist-1 có chiều dài 7,2 m, trọng lượng 2.200 kg, trọng lượng phần chiến đấu 300 kg. Động cơ piston hướng trục không giảm tốc chủ trình hở DP4 công suất 460 kW dùng nhiên liệu một thành phần pronit có buồng đốt quay và giúp ngư lôi đạt tốc độ 30-55 hải lý/h ở tầm 40-50 km và độ sâu hành trình đến 500 m.
Động cơ DP4 phần nhiều được chế tạo nhờ sử dụng các giải pháp kỹ thuật của ngư lôi Mỹ Мk 46. Mẫu chế thử đầu tiên với tên gọi Physicist ra đời ở Liên Xô vào năm 1990 và sử dụng nhiên liệu tương tự nhiên liệu một thành phần Otto-2 của Mỹ.
Để dẫn đến mục tiêu, ngư lôi sử dụng hệ tự dẫn thủy âm với hệ thống nhận dạng vệt nước đuôi tàu với cự ly phản ứng của hệ tự dẫn là từ 1,2-2,5 km và cự ly phản ứng của ngòi nổ không tiếp xúc là từ 2-8 m tùy thuộc chủng loại và kích thước mục tiêu.
Với khả năng của Physicist thì những ngư lôi được coi là vũ khí tiêu chuẩn của Mỹ như Mk-48, Mk-54 đều bị xếp chiếu dưới. Cụ thể, Mk-48 chỉ có độ sâu hoạt động là 3,7m, Mk-54 lại là ngư lôi hạng nhẹ, trong khi đó dù không còn mới nhưng độ sâu hoạt động của Physicist khá ấn tượng khi lên tới 500m. Ảnh trong bài: Một số loại ngư lôi của Nga.