Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy của Hạm đội biển Bắc đã bắt đầu tiến ra Bạch Hải để tiến hành các thử nghiệm sau quá trình sửa chữa đại tu tại nhà máy. Nguồn ảnh: WikipediaDmitriy Donskoy là tàu ngầm đầu tiên thuộc Đề án 941 (NATO gọi là Typhoon) - lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới. Dẫu vậy, đáng ngạc nhiên, dù là chiếc tàu già nua nhất thuộc đề án 941 - 38 năm tuổi, nhưng Dmitriy Donskoy lại được chọn "ở lại hải quân", trong khi 5 tàu chị em của nó đều bị loại biên chế, 3 trong số đó đã bị bán sắt vụn. Nguồn ảnh: WikipediaNhờ đó, Hải quân Nga vẫn giữ kỷ lục là lực lượng sở hữu tàu ngầm to nhất trong lịch sử thế giới. Lượng giãn nước khi lặn 48.000 tấn của Typhoon to ngang ngửa tàu sân bay hạng trung trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: WikipediaCơ quan báo chí Hạm đội biển Bắc cho hay, trong vài ngày tới, tàu ngầm hạt nhân Donskoy sẽ thực hiện nhiều bài huấn luyện tác chiến để thử nghiệm hệ thống cơ khí, kiểm tra toàn bộ các tổ hợp, kiểm tra tốc độ tối đa khi lặn... Nguồn ảnh: WikipediaDmitriy Donskoy có lượng giãn nước khi lặn 24.500 tấn, khi nổi 48.000 tấn, dài 175m, rộng 23m, mớn nước 12m. Thiết kế con tàu có 5 thân tàu nằm gọn trong một vỏ bao ngoài. Cụ thể, trong hình vẽ có thể thấy rõ một thân lớn nằm giữa nhô lên tạo nên một phần thượng tầng, hai thân phụ hai bên, kẹp giữa là ống phóng tên lửa, và 2 thân nhỏ nằm ở đầu tầu đặt ngư lôi và một ở đuôi đặt một phần động cơ. Nguồn ảnh: WikipediaThiết kế nhiều thân tàu đảm bảo khả năng sống sót cao cho thủy thủ khi một phần trong các phần thân bị vỡ thì các phần khác vẫn ổn. Nguồn ảnh: WikipediaĐể vận hành Typhoon cần tới thủy thủ đoàn 160 người. Con tàu trang bị hai lò phản ứng hạt nhân 190MW/chiếc OK-650 và 2 động cơ tuabin khí cùng hai chân vịt. Nguồn ảnh: WikipediaTàu ngầm đạt tốc độ tối đa tới 27 hải lý/h khi lặn, dự trữ hành trình tới 120 ngày, lặn sâu tối đa 400m. Nguồn ảnh: WikipediaVề vũ khí, siêu tàu ngầm hạt nhân lớn nhất hành tinh của Nga ban đầu trang bị hệ thống phóng thẳng đứng D-19 với 20 tên lửa lửa liên lục địa R-39 (tầm bắn hơn 8.000km) cùng 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn tên lửa và ngư lôi. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, kể từ năm 2002, người ta đã gỡ bỏ toàn bộ hệ thống tên lửa R-39 và thay bằng RSM-56 Bulava. Từ đó, con tàu đóng vai trò là nền tảng thử nghiệm hệ thống tên lửa mới để trang bị cho chương trình tàu ngầm Borei. Dù vậy, nó vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu mọi lúc mọi nơi khi cần. Nguồn ảnh: SputnikVideo cận cảnh tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới. Nguồn: youtube
Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy của Hạm đội biển Bắc đã bắt đầu tiến ra Bạch Hải để tiến hành các thử nghiệm sau quá trình sửa chữa đại tu tại nhà máy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dmitriy Donskoy là tàu ngầm đầu tiên thuộc Đề án 941 (NATO gọi là Typhoon) - lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới. Dẫu vậy, đáng ngạc nhiên, dù là chiếc tàu già nua nhất thuộc đề án 941 - 38 năm tuổi, nhưng Dmitriy Donskoy lại được chọn "ở lại hải quân", trong khi 5 tàu chị em của nó đều bị loại biên chế, 3 trong số đó đã bị bán sắt vụn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhờ đó, Hải quân Nga vẫn giữ kỷ lục là lực lượng sở hữu tàu ngầm to nhất trong lịch sử thế giới. Lượng giãn nước khi lặn 48.000 tấn của Typhoon to ngang ngửa tàu sân bay hạng trung trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cơ quan báo chí Hạm đội biển Bắc cho hay, trong vài ngày tới, tàu ngầm hạt nhân Donskoy sẽ thực hiện nhiều bài huấn luyện tác chiến để thử nghiệm hệ thống cơ khí, kiểm tra toàn bộ các tổ hợp, kiểm tra tốc độ tối đa khi lặn... Nguồn ảnh: Wikipedia
Dmitriy Donskoy có lượng giãn nước khi lặn 24.500 tấn, khi nổi 48.000 tấn, dài 175m, rộng 23m, mớn nước 12m. Thiết kế con tàu có 5 thân tàu nằm gọn trong một vỏ bao ngoài. Cụ thể, trong hình vẽ có thể thấy rõ một thân lớn nằm giữa nhô lên tạo nên một phần thượng tầng, hai thân phụ hai bên, kẹp giữa là ống phóng tên lửa, và 2 thân nhỏ nằm ở đầu tầu đặt ngư lôi và một ở đuôi đặt một phần động cơ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế nhiều thân tàu đảm bảo khả năng sống sót cao cho thủy thủ khi một phần trong các phần thân bị vỡ thì các phần khác vẫn ổn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Để vận hành Typhoon cần tới thủy thủ đoàn 160 người. Con tàu trang bị hai lò phản ứng hạt nhân 190MW/chiếc OK-650 và 2 động cơ tuabin khí cùng hai chân vịt. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm đạt tốc độ tối đa tới 27 hải lý/h khi lặn, dự trữ hành trình tới 120 ngày, lặn sâu tối đa 400m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về vũ khí, siêu tàu ngầm hạt nhân lớn nhất hành tinh của Nga ban đầu trang bị hệ thống phóng thẳng đứng D-19 với 20 tên lửa lửa liên lục địa R-39 (tầm bắn hơn 8.000km) cùng 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn tên lửa và ngư lôi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, kể từ năm 2002, người ta đã gỡ bỏ toàn bộ hệ thống tên lửa R-39 và thay bằng RSM-56 Bulava. Từ đó, con tàu đóng vai trò là nền tảng thử nghiệm hệ thống tên lửa mới để trang bị cho chương trình tàu ngầm Borei. Dù vậy, nó vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu mọi lúc mọi nơi khi cần. Nguồn ảnh: Sputnik
Video cận cảnh tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới. Nguồn: youtube