Trên hướng Kupyansk, các thành viên của tổ diệt tăng cơ động của Nga, được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Kornet, đã “tàn sát” xe bọc thép của Ukraine. Đoạn phim được công bố trực tuyến cho thấy, một chiếc xe tăng Strv 122 của Ukraine (phiên bản Leopard 2A5 giành cho Thụy Điển) bị tấn công bởi ATGM Kornet và tổ lái đã phải bỏ xe.Cách xe Strv 122 bị bắn cháy vài chục mét, lính Nga đã bắn hạ thêm một chiếc xe bọc thép chở quân, có vẻ là loại M113, nhưng phát ATGM Kornet đầu có vẻ chưa diệt được. Sau đó, tổ săn tăng tiếp tục phóng thêm một tên lửa nữa và nó bắt đầu bốc khói; trận đánh kết thúc và khu vực này trở thành một nghĩa địa xe bọc thép của Ukraine.Theo trang tin quân sự Ze-TV (thân Ukraine), những chiếc xe tăng Leopard 1A5 do Bỉ viện trợ gần mặt trận Kupyansk. Những chiếc Leopard 1A5 này được Tây Đức chế tạo vào thập niên 1960, không có lớp giáp phụ và khả năng bảo vệ rất yếu.Ze-TV cho biết, vào mùa hè năm ngoái, một khách hàng “không rõ danh tính”, đã mua 50 xe tăng Leopard 1A5 từ công ty tư nhân OIP Systems của Bỉ, để “tặng” cho Ukraine. Sau đó chúng được trung tu và đưa gấp ra mặt trận. Nhưng ngay trận ra quân đầu tiên, chiếc Leopard 1A5 đã bị quân Nga tiêu diệt.Một lính tăng của Ukraine lái chiếc Leopard 1A5 có biệt danh “Khomyak” đã cho biết, Leopard 1A5 có “tốc độ lùi” nhanh hơn chiếc tăng T-64 của Liên Xô mà anh ta đã lái trước đó; tốc độ có thể lên tới 50 km/h. Nếu theo “Khomyak”, cứ như thể người Đức chế tạo xe tăng để “chạy tán loạn”.Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, lớp giáp "mỏng như vỏ trứng” của Leopard 1A5 là điểm yếu chết người. Những “Con Báo Đức (biệt danh của xe tăng Leopard)” này, sẽ là mục tiêu “ưa thích” của UAV tự sát Lancet ngay lần đầu tiên.Một số lính tăng Ukraine “hài hước” cho rằng, trước vũ khí chống tăng hùng hậu của Nga, xe tăng đáng tin cậy nhất của NATO là chiếc được bố trí càng xa tiền tuyến càng tốt; tức là ở rất sâu phía sau. Ví dụ như chiếc M1 Abrams của Mỹ; số còn lại đang “cháy nổ như pháo hoa”.Khomyak cũng nói rằng, để đối phó với mỗi xe tăng Ukraina xuất hiện trên chiến trường, trong các đơn vị Nga có ít nhất 5 người sử dụng ATGM và cùng số lượng trắc thủ điều khiển UAV tự sát và UAV 4 trục mang đạn chống tăng.Khomyak cũng cho biết thêm, các đội cơ động săn tăng của Nga được trang bị ATGM xuất hiện “dày đặc” trên chiến trường, để săn lùng các phương tiện bọc thép khác của Ukraine; khiến lực lượng xe bọc thép của Ukraine đã mỏng lại càng thêm nguy khốn.Mối đe dọa với các loại xe bọc thép của Ukraine không chỉ đến từ phía trước, mà là từ 3 chiều đó là: Mìn chống tăng dưới mặt đất; tên lửa, pháo các loại, súng phóng lựu từ 4 hướng và UAV từ phía trên.Chỉ huy Lữ đoàn 93 “Kholodny Yar” của Ukraine cho rằng, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, Quân đội Ukraine mới sử dụng loại xe tăng Leopard 1A5. Nếu so với giáp tăng T-72B3 hay T-90M của Nga, thì xe tăng Nga có lớp giáo có thể bảo vệ tương đối tốt với kíp xe.“Chỉ cần nhìn xem lớp giáp của xe tăng Nga tốt đến mức nào, nó có thể chịu được những đòn tấn công gần như trực tiếp từ hai nòng pháo 25 mm của hai chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradleys, mà chỉ có thể gây nổ lớp giáp phản ứng nố”; Kholodny Yar viết.Những chiếc tăng của Nga bị phá hủy lớp giáp phản ứng nổ hoàn toàn có thể sửa chữa và sử dụng lại. Nhưng “Khomyak” cho biết, ở mặt trận Kupyansky, xe tăng Leopard 1A5 không có may mắn như vậy, vì với lớp giáp mỏng 70mm, xe sẽ nổ tung ngay từ đòn đánh trúng đầu tiên. Còn theo tạp chí Foreign Affairs của Mỹ, không chỉ loại xe tăng Leopard 1, mà phần lớn xe tăng Leopard 2 của quân đội Ukraine, đã không thể hoạt động hiệu quả trên chiến trường. Hơn 1/4 số Leopard 2 đã bị phá hủy hoàn toàn và số còn lại bị hư hỏng nặng, vượt quá khả năng sửa chữa của Ukraine.Trong một bài viết đăng trên tạp chí này, những chiếc xe tăng Leopard 2 được cho là “siêu vũ khí, khó có thể bị tấn công” đã liên tục bị quân Nga tiêu diệt. Bài báo đánh giá: “Trong số chưa đến 100 chiếc Leopard 2 hiện đang được Ukraine sử dụng, ít nhất 26 chiếc đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi những chiếc còn lại không thể được đưa vào sử dụng do vấn đề bảo trì và sửa chữa”.Foreign Affairs cũng nhấn mạnh rằng, trong khi xe tăng Leopard 2 được nhiều quốc gia châu Âu cung cấp cho Ukraine được tung ra chiến trường, thì xe tăng M1 Abrams do Mỹ cung cấp lại rất ít khi xuất hiện. Điều này được lý giải rằng, Ukraine hiện đang “gia cố lớp giáp cho M1 Abrams, để có thể chống lại các cuộc tấn công của UAV tự sát”.Tuy nhiên, nhiều người trong giới chuyên môn suy luận rằng, sau khi trì hoãn việc giao xe tăng M1 Abrams cho đến tận khi Ukraine không còn nhiều động lực trong cuộc phản công vào mùa hè vừa qua, Washington lại tìm cách “câu giờ”, khi không cho xe tăng M1 Abrams tham gia chiến đấu cường độ cao, như xe tăng Leopard.Mục đích của Mỹ là nhằm tránh thiệt hại về mặt danh tiếng và hình ảnh cho xe tăng M1 Abrams nói riêng cũng như lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Mỹ nói chung; đó cũng tỏ rõ tính thực dụng của người Mỹ trong viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Topwar, Sputnik, CNN.
Trên hướng Kupyansk, các thành viên của tổ diệt tăng cơ động của Nga, được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Kornet, đã “tàn sát” xe bọc thép của Ukraine. Đoạn phim được công bố trực tuyến cho thấy, một chiếc xe tăng Strv 122 của Ukraine (phiên bản Leopard 2A5 giành cho Thụy Điển) bị tấn công bởi ATGM Kornet và tổ lái đã phải bỏ xe.
Cách xe Strv 122 bị bắn cháy vài chục mét, lính Nga đã bắn hạ thêm một chiếc xe bọc thép chở quân, có vẻ là loại M113, nhưng phát ATGM Kornet đầu có vẻ chưa diệt được. Sau đó, tổ săn tăng tiếp tục phóng thêm một tên lửa nữa và nó bắt đầu bốc khói; trận đánh kết thúc và khu vực này trở thành một nghĩa địa xe bọc thép của Ukraine.
Theo trang tin quân sự Ze-TV (thân Ukraine), những chiếc xe tăng Leopard 1A5 do Bỉ viện trợ gần mặt trận Kupyansk. Những chiếc Leopard 1A5 này được Tây Đức chế tạo vào thập niên 1960, không có lớp giáp phụ và khả năng bảo vệ rất yếu.
Ze-TV cho biết, vào mùa hè năm ngoái, một khách hàng “không rõ danh tính”, đã mua 50 xe tăng Leopard 1A5 từ công ty tư nhân OIP Systems của Bỉ, để “tặng” cho Ukraine. Sau đó chúng được trung tu và đưa gấp ra mặt trận. Nhưng ngay trận ra quân đầu tiên, chiếc Leopard 1A5 đã bị quân Nga tiêu diệt.
Một lính tăng của Ukraine lái chiếc Leopard 1A5 có biệt danh “Khomyak” đã cho biết, Leopard 1A5 có “tốc độ lùi” nhanh hơn chiếc tăng T-64 của Liên Xô mà anh ta đã lái trước đó; tốc độ có thể lên tới 50 km/h. Nếu theo “Khomyak”, cứ như thể người Đức chế tạo xe tăng để “chạy tán loạn”.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, lớp giáp "mỏng như vỏ trứng” của Leopard 1A5 là điểm yếu chết người. Những “Con Báo Đức (biệt danh của xe tăng Leopard)” này, sẽ là mục tiêu “ưa thích” của UAV tự sát Lancet ngay lần đầu tiên.
Một số lính tăng Ukraine “hài hước” cho rằng, trước vũ khí chống tăng hùng hậu của Nga, xe tăng đáng tin cậy nhất của NATO là chiếc được bố trí càng xa tiền tuyến càng tốt; tức là ở rất sâu phía sau. Ví dụ như chiếc M1 Abrams của Mỹ; số còn lại đang “cháy nổ như pháo hoa”.
Khomyak cũng nói rằng, để đối phó với mỗi xe tăng Ukraina xuất hiện trên chiến trường, trong các đơn vị Nga có ít nhất 5 người sử dụng ATGM và cùng số lượng trắc thủ điều khiển UAV tự sát và UAV 4 trục mang đạn chống tăng.
Khomyak cũng cho biết thêm, các đội cơ động săn tăng của Nga được trang bị ATGM xuất hiện “dày đặc” trên chiến trường, để săn lùng các phương tiện bọc thép khác của Ukraine; khiến lực lượng xe bọc thép của Ukraine đã mỏng lại càng thêm nguy khốn.
Mối đe dọa với các loại xe bọc thép của Ukraine không chỉ đến từ phía trước, mà là từ 3 chiều đó là: Mìn chống tăng dưới mặt đất; tên lửa, pháo các loại, súng phóng lựu từ 4 hướng và UAV từ phía trên.
Chỉ huy Lữ đoàn 93 “Kholodny Yar” của Ukraine cho rằng, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, Quân đội Ukraine mới sử dụng loại xe tăng Leopard 1A5. Nếu so với giáp tăng T-72B3 hay T-90M của Nga, thì xe tăng Nga có lớp giáo có thể bảo vệ tương đối tốt với kíp xe.
“Chỉ cần nhìn xem lớp giáp của xe tăng Nga tốt đến mức nào, nó có thể chịu được những đòn tấn công gần như trực tiếp từ hai nòng pháo 25 mm của hai chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradleys, mà chỉ có thể gây nổ lớp giáp phản ứng nố”; Kholodny Yar viết.
Những chiếc tăng của Nga bị phá hủy lớp giáp phản ứng nổ hoàn toàn có thể sửa chữa và sử dụng lại. Nhưng “Khomyak” cho biết, ở mặt trận Kupyansky, xe tăng Leopard 1A5 không có may mắn như vậy, vì với lớp giáp mỏng 70mm, xe sẽ nổ tung ngay từ đòn đánh trúng đầu tiên.
Còn theo tạp chí Foreign Affairs của Mỹ, không chỉ loại xe tăng Leopard 1, mà phần lớn xe tăng Leopard 2 của quân đội Ukraine, đã không thể hoạt động hiệu quả trên chiến trường. Hơn 1/4 số Leopard 2 đã bị phá hủy hoàn toàn và số còn lại bị hư hỏng nặng, vượt quá khả năng sửa chữa của Ukraine.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí này, những chiếc xe tăng Leopard 2 được cho là “siêu vũ khí, khó có thể bị tấn công” đã liên tục bị quân Nga tiêu diệt. Bài báo đánh giá: “Trong số chưa đến 100 chiếc Leopard 2 hiện đang được Ukraine sử dụng, ít nhất 26 chiếc đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi những chiếc còn lại không thể được đưa vào sử dụng do vấn đề bảo trì và sửa chữa”.
Foreign Affairs cũng nhấn mạnh rằng, trong khi xe tăng Leopard 2 được nhiều quốc gia châu Âu cung cấp cho Ukraine được tung ra chiến trường, thì xe tăng M1 Abrams do Mỹ cung cấp lại rất ít khi xuất hiện. Điều này được lý giải rằng, Ukraine hiện đang “gia cố lớp giáp cho M1 Abrams, để có thể chống lại các cuộc tấn công của UAV tự sát”.
Tuy nhiên, nhiều người trong giới chuyên môn suy luận rằng, sau khi trì hoãn việc giao xe tăng M1 Abrams cho đến tận khi Ukraine không còn nhiều động lực trong cuộc phản công vào mùa hè vừa qua, Washington lại tìm cách “câu giờ”, khi không cho xe tăng M1 Abrams tham gia chiến đấu cường độ cao, như xe tăng Leopard.
Mục đích của Mỹ là nhằm tránh thiệt hại về mặt danh tiếng và hình ảnh cho xe tăng M1 Abrams nói riêng cũng như lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Mỹ nói chung; đó cũng tỏ rõ tính thực dụng của người Mỹ trong viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Topwar, Sputnik, CNN.