Trong khoảng thời gian 20 năm, các nhà máy quốc phòng Liên Xô và một số nước đã chế tạo hơn 23 nghìn xe tăng T-54 và T-55. Xe tăng T-54/55 từ lâu đã được coi là lỗi thời, tuy nhiên hiện nay vẫn còn phục vụ trong lược lượng vũ trang hơn 50 nước. Chủ yếu thuộc các nước thế giới thứ ba, vì lý do kinh tế không thể thay thế công nghệ cũ và đang quan tâm đến việc hiện đại hóa những xe tăng hiện có trong trang bị.
Năm 2001, Cục Thiết kế Omsk (KBTM) lần đầu tiên giới thiệu đề án mới hiện đại hóa T-55 - xe tăng T-55M6. Nó đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của xe tăng chiến đấu chủ lực và là một đề nghị hấp dẫn cho thị trường hiện đại hóa các loại xe bọc thép hiện có.
|
Xe tăng T-55M6. Nguồn ảnh: Topwar |
Lột xác hoàn toàn T-55
Thông thường với những mẫu xe tăng được nâng cấp sẽ được trang bị hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử mới, nhưng các nhà thiết kế Omsk đã chọn con đường khó khăn hơn. Họ đã làm lại gần như tất cả các thành phần cấu trúc chính. Để tăng mức độ bảo vệ mặt trước bộ khung bọc thép đã được thay đổi đáng kể. Do phiên bản gốc T-55 chỉ có lớp giáp đồng nhất, nên để tăng cường mức độ bảo vệ đã lắp đặt trên mặt trước các thành phần đặc biệt. Những cấu trúc kim loại được hàn lên mặt trước của xe tăng. Điều này làm chiều dài xe tăng lên, nhưng những đường nét phần phía trước của nó vẫn giống như trước. Trong những ngăn giữa lớp giáp của T-55 và các tấm hàn trên mặt được lắp thêm tấm bảo vệ đặc biệt. Như vậy, T-55M6 có một lớp giáp composite phía trước, giúp tăng mức độ bảo vệ lên vài lần. Ngoài ra, phần trên của mặt trước có thể thấy rõ các khối của hệ thống bảo vệ động năng.
|
Việc tăng cường giáp khiến trọng lượng T-55 tăng thêm vài tấn, do đó phải điều chỉnh đáng kể hệ thống truyền động. Nguồn ảnh: Topwar |
Cần lưu ý rằng việc tăng cường lớp giáp phức hợp làm cho trọng lượng xe tăng lên một vài tấn. Vì vậy, để duy trì phân bố trọng lượng bề mặt đã lắp đặt thêm một bánh chịu lực. thanh truyền được đặt bên trong một ngăn phụ. Các bánh xe điều hướng lần lượt được chuyển từ thân xe sang hai bên khoang bổ sung. Do đó, đảm bảo vừa lắp thêm khoang bổ sung vào khung gần của T-55, mà không phải thực hiện bất kỳ điều chỉnh lớn trong thiết kế của nó. Điều thú vị là nguyên mẫu trưng bày của T-55M6 chỉ có bốn con lăn gốc (hai mỗi bên) của T-55, những con lăn còn lại được lấy từ từ các xe tăng khác - hai của T-72 và hai củaT-80. Các kỹ sư của KBTM đã chứng minh rằng khung gầm của một chiếc xe tăng mới có thể được lắp đặt bất cứ con lăn nào hiện có, không kể "nguồn gốc".
Sau tất cả, các sửa đổi xe tăng T-55M6, trọng lượng so với nguyên bản đã tăng lên gần tám tấn. Động cơ diesel gốc B-55 công suất 580 mã lực – với việc tăng khối lượng chiến đấu không đảm bảo mức độ cơ động cần thiết. Do đó, T-55M6 được lắp động cơ đời cũ công suất 690 mã lực. Tuy nhiên, trọng lượng riêng xe tăng vẫn đạt xấp xỉ mức trước đó - khoảng 15-16 mã lực trên một tấn. Với các chỉ số sức mạnh như vậy, mẫu xe mới bị cắt giảm tính năng cơ động so với phiên bản gốc. Tốc độ tối đa T-55M6 trên đường cao tốc là 50 km/h. Dung tích thùng nhiên liệu cho phép xe đạt tầm hoạt động 500 km. Một số nguồn tin cho rằng, nhà sản xuất đang xem xét phương ánh lắp đặt trên T-55M6 động cơ tuabin khí mạnh hơn. Tuy nhiên, tất cả các thông tin về phiên bản này chỉ được coi là tin đồn vô căn cứ.
|
Tốc độ tối đa của T-55M6 lên tới 50km/h. Nguồn ảnh: Top war |
Phần đáng chú ý nhất của việc hiện đại hóa T-55 là một tháp mới. Thay vì cải tiến module chiến đấu hiện tại, nhà sản xuất đã thay thế bằng tháp pháo xe tăng chủ lực T-72B. Tháp pháo đã giữ lại một phần cấu trúc, hệ thống vũ khí và các thiết bị đặc biệt, đó là hệ thống điều khiển vũ khí và ngắm bắn mục tiêu. Với phương án này T-55M6 có một tháp pháo mới với pháo chính 2A46 cỡ nòng125 mm, tăng cường khả năng chiến đấu lên nhiều lần. Súng máy đồng trục vẫn giữ nguyên. Các kỹ sư đã thiết kế trên mặt sau của tháp pháo khoang bọc thép chứa đạn. Bên trong nó, được tách biệt với kíp chiến đấu, có thể chứa 22 viên đạn pháo các loại. Để tăng cường khả năng sống sót, mặt trên khoang chứa đạn được tăng cường các tấm bảo vệ. Xe tăng cũng được trang bị máy nạp đạn tự động cho pháo chính.
|
Tháp pháo của T-55M6 nhìn khá giống tăng T-72B. Nguồn ảnh: Topwar |
Không ai mua vì đắt quá
Hiện đại hóa những xe tăng cũ T-55 đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm vì những thay đổi không quá phức tạp chiếc xe tăng chủ lực hạng trung đạt được những tính năng kỹ chiến thuật tương tự những phiên bản đời mới. Tuy nhiên, T-55M6 chưa đạt được hợp đồng nào. Lý do chính - chi phí tương đối cao đối với việc sửa chữa và tái trang bị loại xe tăng cũ này.
Theo một số báo cáo, năm 2001 nâng cấp T-55 lên T-55M6 có giá không dưới nửa triệu đô la. Với số tiền này có thể mua lại một vài xe tăng T-72 đã qua sử dụng, với những tính năng tương tự phiên bản T-55 nâng cấp. Thậm chí T-72 đời trước còn có nhiều ưu thế vượt trội T-55M6. Vì vậy, sau khi xem xét cẩn thận, các khách hàng tiềm năng đã không còn quan tâm đến phiên bản hiện đại hóa T-55.
|
Hóa ra mẫu T-55M6 trưng bày tại các triển lãm chỉ là mô hình, hầu như các thiết bị nâng cấp mới chưa được lắp vào. |
Hiện nay chỉ có một nguyên mẫu T-55M6 được trưng bày ở các triển lãm. Nó được tăng cường lớp giáp bảo vệ và hệ thống động lực mới, nhưng thay vì hệ thống nạp đạn tự động và loạt các trang thiết bị khác, nó chỉ có hệ thống mô phỏng khối lượng. Bởi vì chưa có khách hàng nào quan tâm đến đề án hiện đại hóa xe tăng cũ, nguyên mẫu T-55M6 chỉ có một chiếc duy nhất và dần vắng bóng tại các triển lãm quân sự. Mọi thông tin về việc áp dụng thêm bất kỳ giải pháp kỹ thuật nào cho đề án này – máy nạp đạn tự động mới, bổ sung khối bảo vệ phía trước với bánh chịu lực,… đến nay đều không có.