|
Cầu eo biển Kerch nhả khói gây nhiễu tên lửa. Nguồn Topwar |
Ukraine dùng tên lửa phòng không S-200 tấn công cầu Kerch?
Mới đây, quân đội Ukraine lại nỗ lực tấn công cầu Kerch, nối bán đảo Crimea với Nga.
Nhưng khác với hai lần trước sử dụng bom xe và thuyền không người lái tự sát, lần này quân đội Ukraine sử dụng tên lửa phòng không S-200, đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất làm vũ khí tấn công.
Tốc độ bay tối đa về lý thuyết của tên lửa S-200 có thể gần Mach 5, nhưng "kết quả chiến đấu" của nó khác với những “tính toán trên lý thuyết”.
Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố rằng, lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn thành công tên lửa S-200 đang lao tới. Các tên lửa Ukraine đều bị tên lửa phòng không S-400 bắn hạ khi chúng tiếp cận cây cầu và cuối cùng biến mất trước màn hình radar. Cầu Kerch vẫn nguyên vẹn và giao thông đã trở lại lưu thông bình thường sau một thời gian ngắn bị gián đoạn.
|
Từ các bức ảnh vệ tinh vào cuối tháng 7 và giữa tháng 8, có thể thấy rằng cầu Kerch đang dần được sửa chữa. Nguồn Reuters
|
Theo tin do Ukraine công bố, hai vụ nổ lớn đã xảy ra trên cầu Kerch và giao thông bị gián đoạn. Nếu lời khai của hai bên quá khác nhau thì chắc chắn thông tin một bên không đúng.
Các video và hình ảnh thu được đăng tải trên Internet cho thấy, khi vụ tấn công xảy ra, một số phần của cầu Kerch đã nhả khói dày đặc cuồn cuộn quanh cầu để che mắt tên lửa dẫn đường bằng tia laser, hồng ngoại hoặc video, khiến bị nhầm là "cây cầu bị tấn công nghiêm trọng".
Vậy nguồn tin nào đáng tin cậy hơn? Theo tờ Sina của Trung Quốc đánh giá, tin tức từ Nga đáng tin cậy hơn.
|
Khói dày đặc bốc lên từ cầu Kerch khi tên lửa Ukraine tấn công. Nguồn Sputnik |
Cầu eo biển Kerch vẫn có thể giao thông, nhưng sau vụ tấn công bằng thuyền không người lái tự sát của Ukraine lần trước, trụ cầu và hai mặt cầu bị hư hỏng vẫn chưa được sửa chữa hoàn toàn, hiện tại chỉ có thể sử dụng một bên đường để lưu thông, hiệu quả tương đối thấp.
Ngoài vụ tấn công cầu Kerch, Ukraine còn sử dụng 20 UAV cảm tử và tên lửa S-200 để tấn công bán đảo Crimea vào ngày 12/8; nhưng theo Bộ Quốc phòng Nga, toàn bộ UAV và tên lửa đã bị bắn hạ hoặc bị triệt tiêu bởi hệ thống tác chiến điện tử và không thể gây hại mục tiêu. Nhưng tuyên bố của Nga vẫn chưa được chứng minh.
|
Nga dùng trực thăng cứu hỏa chữa cháy cầu Crimea. Nguồn Topwar |
Tại sao Ukraine phải dùng tên lửa phòng không S-200 tấn công cầu Kerch?
Khỏi phải nói tầm quan trọng chiến lược của cầu eo biển Kerch, nếu không thì phía Ukraine đã không mấy lần tấn công cầu này. Nhưng tại sao lần này Ukraine lại chọn sử dụng tên lửa phòng không S-200 để đánh một mục tiêu mặt đất quan trọng như vậy?
Phải chăng Ukraine không còn vũ khí nào khác? Nên nhớ Ukraine vẫn còn những vũ khí “sát thủ lớn” của NATO như Storm Shadow hay SCAPEG?
Trên thực tế, quân đội Ukraine không còn loại vũ khí nào phù hợp hơn ngoài việc chọn tên lửa S-200 làm vũ khí tấn công cầu Kerch.
Tên lửa phòng không S-200 vốn được Liên Xô trang bị từ những năm 1960; tên lửa có cấu tạo đơn giản, thô sơ, to và nặng tới 7 tấn; đầu đạn nặng hơn 200 kg. Khi tấn công mục tiêu trên không với tầm bắn tối đa hơn 200 km.
|
Do công nghệ còn hạn chế của thập niên 1950, nên tên lửa S-200 có hình dáng rất lớn. Nguồn Wikipedia. |
Bây giờ Ukraine đã sửa đổi nó thành tên lửa đất đối đất, có thể coi như đã tận dụng hết khả năng của nó.
Loại sửa đổi này không phải là lạ, bởi vì một số tên lửa phòng không có thể được sử dụng trực tiếp để tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước, mà không cần sửa đổi bất cứ thứ gì.
Có hai vấn đề trong việc chuyển tên lửa phòng không thành tên lửa tấn công mặt đất: thứ nhất, thiết kế của tên lửa rất đơn giản, đầu đạn và thân tên lửa là một thể thống nhất không thể tách rời, giống như tên lửa Scud của Iraq; dẫn đến mục tiêu lớn, dễ bị phát hiện và khóa mục tiêu.
Thứ hai là quỹ đạo tên lửa bay đơn giản, không có các biện pháp thâm nhập phụ trợ như mồi nhử và nhiễu điện từ, nên tương đối dễ bị đánh chặn.
|
Tên lửa phòng không S-200 rời bệ phóng. Nguồn Wikipedia. |
Bằng cách này, không có gì đáng ngạc nhiên khi lực lượng phòng không Nga có thể đánh chặn chúng một cách hiệu quả. Nếu không thể đánh chặn chúng, chỉ huy có thể phải chịu trách nhiệm.
Vậy tại sao Ukraine không tấn công bằng vũ khí khác? Hãy xem người Ukraine có những lựa chọn nào. Trước hết, cầu eo biển Kerch quá xa, cách khu vực do Ukraine kiểm soát gần nhất 300 km, nên việc tấn công nó không hề dễ dàng. Đây là lý do Ukraine sử dụng bom xe lần đầu tiên.
Nhưng kể từ đó, Nga đã tăng cường các biện pháp an ninh của cây cầu, và tất cả các phương tiện trên cầu đều phải qua kiểm tra nghiêm ngặt. Tỷ lệ tái sử dụng bom xe thành công của Ukraine quá thấp.
|
Tháng 10/2022, cầu Kerch bị đánh bom xe, đường tàu phía trên cũng bị ảnh hưởng. Nguồn CNN
|
Vì vậy, Ukraine đã tìm ra cách khác để tấn công và thành công với những chiếc thuyền không người lái tự sát từ biển. Nhưng sau đó, phía Nga đã tăng cường hơn nữa việc phòng thủ mặt nước cho cây cầu, thiết lập lưới đánh chặn mặt nước trên các bộ phận trọng yếu của thân cầu, loại thiết bị này xuất hiện từ trong Thế chiến II, nhưng vẫn rất hiệu quả.
Quân đội Nga cũng đã triển khai các biện pháp phòng thủ khác như tuần tra liên tục bằng tàu cao tốc vũ trang và Ukraine sẽ khó có thể lặp lại hành động này một lần nữa.
Quân đội Ukraine có một số tên lửa đạn đạo, nhưng sau hơn một năm chiến đấu căng thẳng, kho dự trữ đang cạn kiệt. Hơn nữa, tên lửa Tochka-U được kế thừa từ Liên Xô cũ có tầm bắn tối đa chỉ 120 km và chúng không thể uy hiếp Cầu eo biển Kerch cách đó 300 km.
|
Tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Tochka-U của quân đội Ukraine. Nguồn CNN
|
Tên lửa chống hạm "Neptune" do Ukraine tự phát triển thành công có tầm bắn tối đa gần 300 km. Mặc dù tên lửa này từng đánh chìm tàu khu trục "Moscow", nhưng việc bắn trúng cầu bằng tên lửa chống hạm vẫn khó khăn hơn.
Ngoài ra, tên lửa chống hạm "Neptune" sử dụng dẫn đường bằng radar, Nga từ lâu đã triển khai sà lan mang đầy thiết bị phản xạ radar gần cầu chiến lược nhằm gây nhiễu loại tên lửa này.
|
Tên lửa chống hạm Neptune (Hải Vương) do Ukraine tự phát triển. Nguồn Reuters |
Tại sao Ukraine không thể sử dụng tên lửa của phương Tây tấn công cầu Crimea?
Như vậy ngoài tên lửa đất đối đất S-200, quân đội Ukraine chỉ còn tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh, tên lửa hành trình SCAPEG của Pháp và tương lại là tên lửa hành trình Taurus do Đức viện trợ. Nhưng Ukraine không thể sử dụng tên lửa của NATO để tấn công đất liền Nga và họ thậm chí còn chưa sử dụng chúng để đánh vào bán đảo Crimea.
Hơn nữa, việc sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công các mục tiêu sâu cần có sự hỗ trợ của NATO để liên kết dữ liệu mục tiêu và Ukraine không thể chiến đấu ở bất cứ đâu họ muốn.
Điều này là do NATO sợ bị Nga trả đũa, nên đã cấm Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến, không được đe dọa lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây.
|
Quân đội Ukraine sử dụng tiêm kích-bom Su-24M, mang tên lửa hành trình Storm Shadow. Nguồn Topwar |
Điều này đặt ra một câu hỏi rất thú vị khác, đó là NATO có công nhận bán đảo Crimea thuộc về Nga hay không?
Hiện tại, quân đội Ukraine sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow để tấn công mục tiêu xa nhất, đó là cây cầu Chungal trên đường ranh giới giữa Bán đảo Crimea và tỉnh Zaporozhye.
Nhưng với cầu Kerch thì khác, nó do Nga xây dựng; trong mắt nhiều chính trị gia NATO, nó là “lãnh thổ của Nga”. Do đó, NATO đã không cho phép Ukraine sử dụng những tên lửa phương Tây để tấn công cầu Kerch.
Qua vụ việc này có thể thấy, các nước NATO vẫn đang “tự trói tay chân mình”, đồng thời cũng đang “trói tay chân Ukraine”. Do đó, quân đội Ukraine không thể thẳng tay chiến đấu, không thể tiến hành các cuộc tấn công hiệu quả vào các mục tiêu chiến lược trọng yếu phía sau Nga. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi thế của chính Ukraine.
|
Bản đồ bán đảo Crimea và vị trí của cây cầu Kerch ở vị trí trọng yếu. Nguồn Wikipedia |
Những hiện tượng này thực chất phản ánh một bản chất, đó là lợi thế lớn nhất của Nga trong cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ là quân số đông đảo, trang thiết bị tiên tiến, hỏa lực mạnh mà còn là kho vũ khí hạt nhân mà bề ngoài ai cũng thấy.
Một khi Nga bị dồn ép, Moskva có thể làm bất cứ điều gì, kể cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Điều này đã nhiều lần được Moskva tuyên bố và cũng làm nổi bật vị thế quốc tế của Nga.
Chính vì những điều này mà phương Tây dù can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, cũng không dám vượt quá “lằn ranh đỏ” và phải dừng lại một cách chừng mực.