Phần lớn các trực thăng chiến đấu dù hiện đại tới đâu cũng không được trang bị ghế phóng thoát hiểm, trong trường hợp máy bay bị hư hỏng nặng do hỏa lực của đối phương hoặc bị trục trặc kỹ thuật khi đang bay, các phi công buộc phải cố sử dụng mọi "ngón nghề" của mình để chiếc trực thăng tiếp đất nhẹ nhàng nhất có thể. Nguồn ảnh: Military.Sở dĩ ngay cả những trực thăng chiến đấu hiện đại nhất thế giới cũng không được trang bị ghế phóng thoát hiểm là vì một vài lí do sau. Thứ nhất, việc một chiếc trực thăng bị "chết máy" trên không là điều cực kỳ bình thường và tất cả các phi công lái trực thăng kể cả các loại trực thăng dân dụng cũng đều được học cách hạ cánh từ độ cao 1000 mét với một chiếc trực thăng tắt máy. Nguồn ảnh: Pesore.Ngay cả khi tắt máy, lực cản của không khí khi máy bay rơi vẫn sẽ khiến hệ thống cánh quạt trên máy bay tiếp tục hoạt động, qua đó phi công sẽ vẫn giữ được khả năng điều khiển chiếc trực thăng hạ cánh một cách an toàn mà không gặp phải bất cứ nguy hiểm nào. Nguồn ảnh: Military.Lý do thứ hai, với tốc độ bay thấp, chỉ khoảng vài trăm kilomet trên giờ, việc một chiếc trực thăng bị rơi không mang lại nhiều nguy hiểm bằng với việc một chiếc máy bay phản lực đâm xuống đất với vận tốc hàng nghìn kilomet trên giờ. Nguồn ảnh: Goplay.Thực tế, nhìn vào các vụ tai nạn trực thăng chiến đấu, có thể dễ dàng nhận ra rằng vị trí buồng lái của phi công, dù có hơi "tan nát" một chút nhưng vẫn không hề biến dạng, các phi công chỉ cần cố thoát ra ngoài trước khi máy bay bốc cháy là hoàn toàn có thể thoát nạn dù họ vừa rơi từ độ cao hàng nghìn mét xuống đất. Nguồn ảnh: Military.Thêm vào đó, các máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại ngày nay còn được gia cố rất tốt hệ thống khoang lái, giúp gia tăng cơ hội sống sót của phi công ngay cả khi họ vừa trải qua một cú rơi chí tử. Nguồn ảnh: Pakistanmilitary.Như đã nói ở trên, các phi công vẫn hoàn toàn có khả năng điều khiển trực thăng ngay cả khi máy bay đã chết máy, trong một vài trường hợp họ có thể tiếp đất nhẹ nhàng mà không gặp hư hại gì hoặc ít nhất cú tiếp đất đó cũng sẽ là một pha va chạm "trong tầm kiểm soát", giúp các phi công có thể giảm tỉ lệ rủi ro cho mình và những người ở dưới mặt đất xuống mức tốt đa. Nguồn ảnh: Aerofatos.Trên thế giới hiện nay, chỉ có duy nhất dòng trực thăng Ka-52 của Nga được trang bị ghế phóng thoát hiểm, mặc dù vậy quy trình thoát hiểm cũng cực kỳ phức tạp và nếu có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quy trình này thì phi công chắc chắn sẽ thiệt mạng ngay lập tức. Nguồn ảnh: Encyclopedia.Điều quan trọng nhất trong quy trình thoát hiểm trên những chiếc trực thăng chiến đấu dòng Ka đó là hệ thống thoát hiểm phải hoạt động thật tốt để kích nổ hệ thống trục quay cánh quạt, sau đó các cánh quạt sẽ theo lực ly tâm văng xa ra khỏi máy bay tạo khoảng trống cho ghế phóng của phi công thoát ra ngoài an toàn. Nguồn ảnh: Militarytoday.Sở dĩ trực thăng Ka-52 trang bị ghế phóng thoát hiểm cho phi công đó là do hệ thống cánh quạt đồng trục cực kỳ phức tạp dễ bị hư hỏng trong quá trình giao tranh khiến phi công khó kiểm soát được máy bay khi có sự cố xảy ra. Thêm vào đó, việc không có cánh quạt đuôi cũng khiến việc điều khiển chiếc máy bay này khi "chết máy" là điều cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Aviationist.
Phần lớn các trực thăng chiến đấu dù hiện đại tới đâu cũng không được trang bị ghế phóng thoát hiểm, trong trường hợp máy bay bị hư hỏng nặng do hỏa lực của đối phương hoặc bị trục trặc kỹ thuật khi đang bay, các phi công buộc phải cố sử dụng mọi "ngón nghề" của mình để chiếc trực thăng tiếp đất nhẹ nhàng nhất có thể. Nguồn ảnh: Military.
Sở dĩ ngay cả những trực thăng chiến đấu hiện đại nhất thế giới cũng không được trang bị ghế phóng thoát hiểm là vì một vài lí do sau. Thứ nhất, việc một chiếc trực thăng bị "chết máy" trên không là điều cực kỳ bình thường và tất cả các phi công lái trực thăng kể cả các loại trực thăng dân dụng cũng đều được học cách hạ cánh từ độ cao 1000 mét với một chiếc trực thăng tắt máy. Nguồn ảnh: Pesore.
Ngay cả khi tắt máy, lực cản của không khí khi máy bay rơi vẫn sẽ khiến hệ thống cánh quạt trên máy bay tiếp tục hoạt động, qua đó phi công sẽ vẫn giữ được khả năng điều khiển chiếc trực thăng hạ cánh một cách an toàn mà không gặp phải bất cứ nguy hiểm nào. Nguồn ảnh: Military.
Lý do thứ hai, với tốc độ bay thấp, chỉ khoảng vài trăm kilomet trên giờ, việc một chiếc trực thăng bị rơi không mang lại nhiều nguy hiểm bằng với việc một chiếc máy bay phản lực đâm xuống đất với vận tốc hàng nghìn kilomet trên giờ. Nguồn ảnh: Goplay.
Thực tế, nhìn vào các vụ tai nạn trực thăng chiến đấu, có thể dễ dàng nhận ra rằng vị trí buồng lái của phi công, dù có hơi "tan nát" một chút nhưng vẫn không hề biến dạng, các phi công chỉ cần cố thoát ra ngoài trước khi máy bay bốc cháy là hoàn toàn có thể thoát nạn dù họ vừa rơi từ độ cao hàng nghìn mét xuống đất. Nguồn ảnh: Military.
Thêm vào đó, các máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại ngày nay còn được gia cố rất tốt hệ thống khoang lái, giúp gia tăng cơ hội sống sót của phi công ngay cả khi họ vừa trải qua một cú rơi chí tử. Nguồn ảnh: Pakistanmilitary.
Như đã nói ở trên, các phi công vẫn hoàn toàn có khả năng điều khiển trực thăng ngay cả khi máy bay đã chết máy, trong một vài trường hợp họ có thể tiếp đất nhẹ nhàng mà không gặp hư hại gì hoặc ít nhất cú tiếp đất đó cũng sẽ là một pha va chạm "trong tầm kiểm soát", giúp các phi công có thể giảm tỉ lệ rủi ro cho mình và những người ở dưới mặt đất xuống mức tốt đa. Nguồn ảnh: Aerofatos.
Trên thế giới hiện nay, chỉ có duy nhất dòng trực thăng Ka-52 của Nga được trang bị ghế phóng thoát hiểm, mặc dù vậy quy trình thoát hiểm cũng cực kỳ phức tạp và nếu có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quy trình này thì phi công chắc chắn sẽ thiệt mạng ngay lập tức. Nguồn ảnh: Encyclopedia.
Điều quan trọng nhất trong quy trình thoát hiểm trên những chiếc trực thăng chiến đấu dòng Ka đó là hệ thống thoát hiểm phải hoạt động thật tốt để kích nổ hệ thống trục quay cánh quạt, sau đó các cánh quạt sẽ theo lực ly tâm văng xa ra khỏi máy bay tạo khoảng trống cho ghế phóng của phi công thoát ra ngoài an toàn. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Sở dĩ trực thăng Ka-52 trang bị ghế phóng thoát hiểm cho phi công đó là do hệ thống cánh quạt đồng trục cực kỳ phức tạp dễ bị hư hỏng trong quá trình giao tranh khiến phi công khó kiểm soát được máy bay khi có sự cố xảy ra. Thêm vào đó, việc không có cánh quạt đuôi cũng khiến việc điều khiển chiếc máy bay này khi "chết máy" là điều cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Aviationist.