Các bộ đồ bay của phi công lái chiến đấu cơ tiêm kích của quân đội các nước trên thế giới thường có cấu tạo khá giống nhau, trong đó phần trên các phi công sẽ mặc một chiếc áo giống với loại áo gi-lê với nhiều túi chứa đồ và áo phao. Nguồn ảnh: Military.Các túi chứa đồ bao gồm nước, lương khô, các loại đồ sơ cứu, súng bắn pháo sáng và các công cụ hỗ trợ sinh tồn trong trường hợp phi công phải nhảy dù xuống một nơi hoang vu nào đó. Những đồ sinh tồn và các kĩ năng được học trong nhà trường sẽ giúp các phi công này có khả năng sinh tồn cả tháng trời trong lòng địch chờ được giải cứu. Nguồn ảnh: WarriorsBên dưới, bộ đồ bó ôm sát hai chân của các phi công bao gồm nhiều túi bơm khí có thể phồng lên ôm chặt vào phần đùi và chân của phi công, cách thức phồng và hoạt động của các túi ôm này tương tự như những túi phồng thường được sử dụng để đo huyết áp ở tay. Nguồn ảnh: Warriors.Khi phi công bay với tốc độ cao hoặc lượn vòng với gia tốc lớn, các túi phồng sẽ ép chặt phần đùi và chân phi công lại, đảm bảo lượng máu trong người phi công sẽ không dồn xuống chân (theo lực li tâm, quán tính) mà sẽ tuần hoàn ở phía trên. Nếu máu dồn xuống chân phi công quá nhiều trong những vòng lượn gia tốc lớn, các phi công lái máy bay chiến đấu có nguy cơ ngất xỉu do thiếu máu lên não. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, một bộ đồ dành cho phi công tiêm kích chiến đấu thường khá cồng kềnh và có nhiều đai đeo, và dây nối với ghế ngồi trên máy bay, giúp phi công thoát ra ngoài an toàn trong trường hợp thoát hiểm phải sử dụng ghế phóng. Hệ thống bơm phồng các túi khí bó chân của phi công cũng được nối với máy bay và được điều khiển hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: Wikimedia.Cũng được trang bị bộ áo bay với chức năng bơm hơi thành áo phao và có nhiều túi nhỏ để chứa các dụng cụ cứu sinh như các phi công lái tiêm kích chiến đấu, tuy nhiên bộ đồ của các phi công lái trực thăng lại không có bó ôm chân, phần dưới của các phi công lái trực thăng có vẻ rộng rãi và thoải mái hơn các phi công lái tiêm kích chiến đấu nhiều. Nguồn ảnh: Nacional.Sở dĩ như vậy đó là do tốc độ của các loại trực thăng chiến đấu thường không cao, chỉ khoảng vài trăm kilomets trên giờ thay vì vài nghìn kilomets trên giờ như các máy bay chiến đấu, vậy nên gia tốc mà các phi công lái trực thăng phải chịu thường không lớn. Đây cũng là một trong các nguyên do các phi công lái trực thăng thường có thể lực không tốt bằng các phi công lái tiêm kích chiến đấu. Nguồn ảnh: Gettyimg.Thêm vào dó, phần lớn các loại trực thăng chiến đấu trên thế giới ngày nay đều không có ghế phóng thoát hiểm nên các phi công trực thăng sẽ không cần phải sử dụng các loại dây đai bảo hiểm buộc chằng chịt quanh người như các phi công lái tiêm kích. Nguồn ảnh: CommonsBộ đồ bay của các phi công lái trực thăng chiến đấu chỉ quan trọng nhất là chiếc áo liền quần khá dễ nhận biết cùng với bộ áo bay kiêm áo phao có nhiều túi nhỏ. Thứ duy nhất kết nối các phi công lái trực thăng với máy bay chỉ là hệ thống thông tin liên lạc trên mũ bay và dây bảo hiểm ở ghế ngồi. Nguồn ảnh: Airspace.Tuy nhiên, trong một vài nhiệm vụ bay ở những khu vực nguy hiểm ở độ cao thấp, các phi công trực thăng còn mặc thêm một chiếc áo giáp chống đạn để đảm bảo an toàn khi bị đối phương tấn công bằng các loại vũ khí cá nhân từ dưới đất bắn lên. Một vài phi công trực thăng còn có thói quen mang theo vũ khí cá nhân như súng lục hay một vài loại súng tiểu liên cỡ nhỏ để tự vệ trong trường hợp máy bay rơi xuống đất địch. Nguồn ảnh: AOL.
Các bộ đồ bay của phi công lái chiến đấu cơ tiêm kích của quân đội các nước trên thế giới thường có cấu tạo khá giống nhau, trong đó phần trên các phi công sẽ mặc một chiếc áo giống với loại áo gi-lê với nhiều túi chứa đồ và áo phao. Nguồn ảnh: Military.
Các túi chứa đồ bao gồm nước, lương khô, các loại đồ sơ cứu, súng bắn pháo sáng và các công cụ hỗ trợ sinh tồn trong trường hợp phi công phải nhảy dù xuống một nơi hoang vu nào đó. Những đồ sinh tồn và các kĩ năng được học trong nhà trường sẽ giúp các phi công này có khả năng sinh tồn cả tháng trời trong lòng địch chờ được giải cứu. Nguồn ảnh: Warriors
Bên dưới, bộ đồ bó ôm sát hai chân của các phi công bao gồm nhiều túi bơm khí có thể phồng lên ôm chặt vào phần đùi và chân của phi công, cách thức phồng và hoạt động của các túi ôm này tương tự như những túi phồng thường được sử dụng để đo huyết áp ở tay. Nguồn ảnh: Warriors.
Khi phi công bay với tốc độ cao hoặc lượn vòng với gia tốc lớn, các túi phồng sẽ ép chặt phần đùi và chân phi công lại, đảm bảo lượng máu trong người phi công sẽ không dồn xuống chân (theo lực li tâm, quán tính) mà sẽ tuần hoàn ở phía trên. Nếu máu dồn xuống chân phi công quá nhiều trong những vòng lượn gia tốc lớn, các phi công lái máy bay chiến đấu có nguy cơ ngất xỉu do thiếu máu lên não. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, một bộ đồ dành cho phi công tiêm kích chiến đấu thường khá cồng kềnh và có nhiều đai đeo, và dây nối với ghế ngồi trên máy bay, giúp phi công thoát ra ngoài an toàn trong trường hợp thoát hiểm phải sử dụng ghế phóng. Hệ thống bơm phồng các túi khí bó chân của phi công cũng được nối với máy bay và được điều khiển hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Cũng được trang bị bộ áo bay với chức năng bơm hơi thành áo phao và có nhiều túi nhỏ để chứa các dụng cụ cứu sinh như các phi công lái tiêm kích chiến đấu, tuy nhiên bộ đồ của các phi công lái trực thăng lại không có bó ôm chân, phần dưới của các phi công lái trực thăng có vẻ rộng rãi và thoải mái hơn các phi công lái tiêm kích chiến đấu nhiều. Nguồn ảnh: Nacional.
Sở dĩ như vậy đó là do tốc độ của các loại trực thăng chiến đấu thường không cao, chỉ khoảng vài trăm kilomets trên giờ thay vì vài nghìn kilomets trên giờ như các máy bay chiến đấu, vậy nên gia tốc mà các phi công lái trực thăng phải chịu thường không lớn. Đây cũng là một trong các nguyên do các phi công lái trực thăng thường có thể lực không tốt bằng các phi công lái tiêm kích chiến đấu. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Thêm vào dó, phần lớn các loại trực thăng chiến đấu trên thế giới ngày nay đều không có ghế phóng thoát hiểm nên các phi công trực thăng sẽ không cần phải sử dụng các loại dây đai bảo hiểm buộc chằng chịt quanh người như các phi công lái tiêm kích. Nguồn ảnh: Commons
Bộ đồ bay của các phi công lái trực thăng chiến đấu chỉ quan trọng nhất là chiếc áo liền quần khá dễ nhận biết cùng với bộ áo bay kiêm áo phao có nhiều túi nhỏ. Thứ duy nhất kết nối các phi công lái trực thăng với máy bay chỉ là hệ thống thông tin liên lạc trên mũ bay và dây bảo hiểm ở ghế ngồi. Nguồn ảnh: Airspace.
Tuy nhiên, trong một vài nhiệm vụ bay ở những khu vực nguy hiểm ở độ cao thấp, các phi công trực thăng còn mặc thêm một chiếc áo giáp chống đạn để đảm bảo an toàn khi bị đối phương tấn công bằng các loại vũ khí cá nhân từ dưới đất bắn lên. Một vài phi công trực thăng còn có thói quen mang theo vũ khí cá nhân như súng lục hay một vài loại súng tiểu liên cỡ nhỏ để tự vệ trong trường hợp máy bay rơi xuống đất địch. Nguồn ảnh: AOL.