Sau khi đưa vào chiến trường Ukraine, tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS có tầm bắn khoảng 80km đối với đạn pháo thông thường và có thể lên tới 300km với tên lửa chiến thuật, đã tỏ ra là vũ khí hết sức lợi hại.Sau khi được Mỹ chuyển giao tên lửa HIMARS, quân đội Ukraine đã liên tục tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào những tuyến đường tiếp vận và mục tiêu quân sự quan trọng của Nga, gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho quân Nga tại Ukraine. Nhưng trong thời gian gần đây, tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Ukraine rất ít khi được nhắc đến. Các ý kiến chủ yếu cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự “biến mất” của HIMARS là do tín hiệu vệ tinh GPS bị tác chiến điện tử (EW) của Nga gây nhiễu.Do Ukraine không có nhiều vũ khí tiến công tầm xa, nên tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS, chủ yếu sử dụng đạn dẫn đường chính xác M31, là vũ khí tấn công tầm xa. Trong khi đó, loại đạn này phải dựa vào tín hiệu vệ tinh GPS để đạt được các đòn tấn công chính xác.Quân đội Nga đã giải mã phương thức và tần số tiếp nhận tính hiệu vệ tinh GPS của đạn M31 trong sáu tháng qua. Sau khi bị gây nhiễu, đạn dẫn đường M31 của tổ hợp HIMARS đã mất đi độ chính xác. Nhưng trên thực tế, thông tin này không đáng tin cậy, bởi vì xét về năng lực tác chiến điện tử hiện tại của Nga, vẫn chưa có năng lực gây nhiễu điện từ cấp độ này; nhiều nhất Nga chỉ có năng lực gây nhiễu ở mức độ nhất định ở một số khu vực trọng điểm, cần ưu tiên bảo vệ. Trên thực tế, có 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự “biến mất” của tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS. Thứ nhất là do đạn dự trữ loại này đã cạn kiệt, Ukraine không có đạn dự trữ và không có nhiều quốc gia đồng minh phương Tây, có loại đạn M31 này trong kho.Mỹ tuyên bố rằng, một tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS có giá 5,52 triệu USD và một quả đạn pháo dẫn đường bằng GPS M31 có giá 100.000 USD; như vậy nhìn tổng thể, giá không hề rẻ để Ukraine có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài.Mặc dù loại đạn M31 có giá “không hề rẻ”, nhưng nó là vũ khí tấn công đạt được hiệu quả tốt trong giai đoạn đầu cuộc chiến và nếu tính toán về kinh tế, nó vẫn là một sự lựa chọn tương đối tiết kiệm. Nếu phía Nga sử dụng các loại tên lửa phòng không như S-300, S-400 để đánh chặn, thì cũng sẽ rơi vào tình trạng, càng dùng càng tốn kém. Theo thông tin chính thức từ Mỹ được tờ CNN đăng tải, họ chỉ cung cấp cho Ukraine 18 tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS; nhưng Ukraine từng tuyên bố, rằng họ cần 100 bộ, nhưng sau đó không có thêm thông tin hỗ trợ nào. Điều đó có nghĩa là Ukraine vẫn chỉ có 18 tổ hợp. Nguyên nhân chính của việc tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS gần như bị quên lãng trên chiến trường Ukraine, do đây là vũ khí tấn công theo kiểu “phẫu thuật”; chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu thiết giáp tập trung. Nhưng hiện tại chiến trường Nga-Ukraine phần lớn đã rơi vào hình thức giằng co dưới chiến hào cường độ thấp, giống như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cùng với đó là hiện nay, Quân đội Nga không còn tổ chức các lực lượng thiết giáp quy mô lớn; bên cạnh đó, Quân đội Nga thực hiện phân tán lực lượng gần khu vực chiến tuyến, nên Quân đội Ukraine cũng không tìm ra được mục tiêu nào xứng tầm trọng điểm. Với tình hình bế tắc ở chiến trường hiện nay, tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS chuyên dùng tấn công mục tiêu thiết giáp quy mô lớn hoặc tập trung binh lực tập trung này, quả thực không phát huy tác dụng. Nếu dùng HIMARS tấn công các mục tiêu “lẻ tẻ”, thì thực sự không hiệu quả, trong khi chi phí là quá lớn. Trong khi đó, Thứ trường Bộ Quốc phòng Mỹ, Colin Kahl, người đã rời chức vụ vào mùa hè này cho rằng, ít nhất thì việc Quân đội Ukraine trong tương lai gần (hoặc có thể không bao giờ), sẽ không nhận được Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) từ Mỹ, vì vũ khí này là “không cần thiết”.Theo cựu quan chức Lầu Năm góc, Mỹ không cần cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev vào lúc này, vì Ukraine hiện đã nhận được tên lửa hành trình tấn công tầm xa Storm Shadow của Anh và SCALP của Pháp.Hơn nữa, như Kahl đã nói, vấn đề mà quân đội Ukraine phải đối mặt trong cuộc phản công của họ không nằm ở việc thiếu vũ khí tấn công tầm xa, mà theo cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, trở ngại chính đối với Quân đội Ukraine hiện nay chính là những bãi mìn của Nga.Ông Kahl nhấn mạnh rằng, mỗi khi xem xét một gói hỗ trợ cho Kiev, Lầu Năm Góc trước hết sẽ đánh giá nhu cầu của chính Quân đội Mỹ. Tên lửa ATACMS hiện không được sản xuất và do đó, chúng là "vũ khí có giá trị" mà quân đội Mỹ giữ để sử dụng, trong các cuộc xung đột có thể xảy ở tương lai.Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có thể được phóng bằng Hệ thống pháo phản lực phóng loạt cơ động cao (HIMARS) và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 mà Mỹ và Anh đã cung cấp cho Ukraine. Nếu đạn M31 chỉ có tầm bắn tối đa 80 km, trong khi ATACMS có tầm bắn tới 300 km.
Sau khi đưa vào chiến trường Ukraine, tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS có tầm bắn khoảng 80km đối với đạn pháo thông thường và có thể lên tới 300km với tên lửa chiến thuật, đã tỏ ra là vũ khí hết sức lợi hại.
Sau khi được Mỹ chuyển giao tên lửa HIMARS, quân đội Ukraine đã liên tục tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào những tuyến đường tiếp vận và mục tiêu quân sự quan trọng của Nga, gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho quân Nga tại Ukraine.
Nhưng trong thời gian gần đây, tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Ukraine rất ít khi được nhắc đến. Các ý kiến chủ yếu cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự “biến mất” của HIMARS là do tín hiệu vệ tinh GPS bị tác chiến điện tử (EW) của Nga gây nhiễu.
Do Ukraine không có nhiều vũ khí tiến công tầm xa, nên tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS, chủ yếu sử dụng đạn dẫn đường chính xác M31, là vũ khí tấn công tầm xa. Trong khi đó, loại đạn này phải dựa vào tín hiệu vệ tinh GPS để đạt được các đòn tấn công chính xác.
Quân đội Nga đã giải mã phương thức và tần số tiếp nhận tính hiệu vệ tinh GPS của đạn M31 trong sáu tháng qua. Sau khi bị gây nhiễu, đạn dẫn đường M31 của tổ hợp HIMARS đã mất đi độ chính xác.
Nhưng trên thực tế, thông tin này không đáng tin cậy, bởi vì xét về năng lực tác chiến điện tử hiện tại của Nga, vẫn chưa có năng lực gây nhiễu điện từ cấp độ này; nhiều nhất Nga chỉ có năng lực gây nhiễu ở mức độ nhất định ở một số khu vực trọng điểm, cần ưu tiên bảo vệ.
Trên thực tế, có 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự “biến mất” của tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS. Thứ nhất là do đạn dự trữ loại này đã cạn kiệt, Ukraine không có đạn dự trữ và không có nhiều quốc gia đồng minh phương Tây, có loại đạn M31 này trong kho.
Mỹ tuyên bố rằng, một tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS có giá 5,52 triệu USD và một quả đạn pháo dẫn đường bằng GPS M31 có giá 100.000 USD; như vậy nhìn tổng thể, giá không hề rẻ để Ukraine có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Mặc dù loại đạn M31 có giá “không hề rẻ”, nhưng nó là vũ khí tấn công đạt được hiệu quả tốt trong giai đoạn đầu cuộc chiến và nếu tính toán về kinh tế, nó vẫn là một sự lựa chọn tương đối tiết kiệm. Nếu phía Nga sử dụng các loại tên lửa phòng không như S-300, S-400 để đánh chặn, thì cũng sẽ rơi vào tình trạng, càng dùng càng tốn kém.
Theo thông tin chính thức từ Mỹ được tờ CNN đăng tải, họ chỉ cung cấp cho Ukraine 18 tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS; nhưng Ukraine từng tuyên bố, rằng họ cần 100 bộ, nhưng sau đó không có thêm thông tin hỗ trợ nào. Điều đó có nghĩa là Ukraine vẫn chỉ có 18 tổ hợp.
Nguyên nhân chính của việc tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS gần như bị quên lãng trên chiến trường Ukraine, do đây là vũ khí tấn công theo kiểu “phẫu thuật”; chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu thiết giáp tập trung. Nhưng hiện tại chiến trường Nga-Ukraine phần lớn đã rơi vào hình thức giằng co dưới chiến hào cường độ thấp, giống như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cùng với đó là hiện nay, Quân đội Nga không còn tổ chức các lực lượng thiết giáp quy mô lớn; bên cạnh đó, Quân đội Nga thực hiện phân tán lực lượng gần khu vực chiến tuyến, nên Quân đội Ukraine cũng không tìm ra được mục tiêu nào xứng tầm trọng điểm.
Với tình hình bế tắc ở chiến trường hiện nay, tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS chuyên dùng tấn công mục tiêu thiết giáp quy mô lớn hoặc tập trung binh lực tập trung này, quả thực không phát huy tác dụng. Nếu dùng HIMARS tấn công các mục tiêu “lẻ tẻ”, thì thực sự không hiệu quả, trong khi chi phí là quá lớn.
Trong khi đó, Thứ trường Bộ Quốc phòng Mỹ, Colin Kahl, người đã rời chức vụ vào mùa hè này cho rằng, ít nhất thì việc Quân đội Ukraine trong tương lai gần (hoặc có thể không bao giờ), sẽ không nhận được Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) từ Mỹ, vì vũ khí này là “không cần thiết”.
Theo cựu quan chức Lầu Năm góc, Mỹ không cần cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev vào lúc này, vì Ukraine hiện đã nhận được tên lửa hành trình tấn công tầm xa Storm Shadow của Anh và SCALP của Pháp.
Hơn nữa, như Kahl đã nói, vấn đề mà quân đội Ukraine phải đối mặt trong cuộc phản công của họ không nằm ở việc thiếu vũ khí tấn công tầm xa, mà theo cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, trở ngại chính đối với Quân đội Ukraine hiện nay chính là những bãi mìn của Nga.
Ông Kahl nhấn mạnh rằng, mỗi khi xem xét một gói hỗ trợ cho Kiev, Lầu Năm Góc trước hết sẽ đánh giá nhu cầu của chính Quân đội Mỹ. Tên lửa ATACMS hiện không được sản xuất và do đó, chúng là "vũ khí có giá trị" mà quân đội Mỹ giữ để sử dụng, trong các cuộc xung đột có thể xảy ở tương lai.
Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có thể được phóng bằng Hệ thống pháo phản lực phóng loạt cơ động cao (HIMARS) và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 mà Mỹ và Anh đã cung cấp cho Ukraine. Nếu đạn M31 chỉ có tầm bắn tối đa 80 km, trong khi ATACMS có tầm bắn tới 300 km.