Từ trước tới nay, giới quân sự Liên Xô và nước Nga hiện tại vẫn luôn coi pháo binh là "vị thần chiến tranh". Dẫu cho số lượng các loại pháo kéo, pháo tự hành trong quân đội Mỹ và phương Tây liên tục suy giảm thì pháo binh Nga vẫn duy trì trang bị khổng lồ lên tới 3.000-4.000 khẩu pháo các loại trực chiến. Điều đó cho thấy người Nga xem trọng vai trò của pháo binh tới nhường nào. Nguồn ảnh: YoutubeKhông chỉ dừng lại ở đó, Nga còn rất "năng nổ" trong việc phát triển các hệ thống pháo binh mới, nâng cấp pháo cũ bằng công nghệ tiên tiến hơn. Trong khi đó, nhìn sang phía bên kia Mỹ từ lâu chỉ dừng lại khẩu pháo tự hành M109 thời chiến tranh Việt Nam, Đức và Anh cũng không mặn mà với việc phát triển thế hệ tiếp sau PzH 2000 hay AS-90… Rõ ràng là Nga không gặp bất kỳ sự “chạy đua” nào để tăng tốc phát triển mạnh mẽ hơn pháo binh truyền thông. Nguồn ảnh: StructureMột vấn đề nữa, hiện nay nền công nghiệp quốc phòng Nga đã tạo ra các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể sử dụng tấn công các mục tiêu như mục tiêu pháo binh với độ chính xác, gói gọn trong một vài phát bắn. Rõ ràng chúng có ưu thế hơn hẳn so với pháo binh thông thường. Thế nhưng, giới quân sự đánh giá rằng, trong tương lai gần, sẽ chưa có loại vũ khí nào có thể thay thế pháo binh truyền thống trong biên chế Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia“Tên lửa là sản phẩm vũ khí đắt đỏ. Nó thường sử dụng để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao. Pháo phản lực phóng loạt thì phù hợp cho nhiệm vụ hủy diệt diện rộng, như: Sân bay, kho tàng, trận địa phòng không. Trong khi đó, pháo binh truyền thống có thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ trên khi sử dụng loại đạn phù hợp”, chuyên gia V. Murakhovsky lý giải tại sao Quân đội Nga coi trọng pháo binh truyền thông tới vậy. Nguồn ảnh: YoutubeCũng theo vị chuyên gia này, việc sử dụng các loại vũ khí chính xác cao như tên lửa và đạn thông minh chỉ phù hợp với đối phương không có khả năng chế áp điện tử và hệ thống phòng không mạnh mẽ: “Nếu đối phương có đủ phương tiện gây nhiễu và đối kháng điện tử đủ vô hiệu hóa kênh dẫn đường vô tuyến và định vị vệ tinh GPS hay GLONASS, tất cả những thứ vũ khí thông minh bạn có sẽ trở thành đồ vô dụng. Khi đó pháo binh với phương thức dẫn đường truyền thống bằng “bút và bản đồ” sẽ là sự lựa chọn không tồi”. Nguồn ảnh: Russia BeyondĐó là lý do trực tiếp khiến Quân đội Nga thay vì dừng lại thì họ liên tiếp thúc đẩy phát triển hệ thống pháo binh mới, bên cạnh đó là liên tục nâng cấp các loại pháo cũ, kể cả những khẩu pháo sản xuất từ thời Liên Xô như 2S5 Giatsint-S hay 2S7 Pion. Nguồn ảnh: Military AnalysisĐiển hình cho các hệ thống pháo binh mới mà Nga gần đây ra mắt là 2S35 Koalitsiya-SV. Khẩu pháo này ra mắt lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh mừng Ngày Chiến Thắng năm 2015. Nó được xem là phiên bản nâng cấp đặc biệt sâu rộng trên cơ sở khẩu 2S19 Msta. Nguồn ảnh: Russia InsiderThe một số nguồn tin, 2S35 được thiết kế sử dụng khung gầm tăng chủ lực T-90 giúp tăng cấp độ bảo vệ lên cao hơn. Đặc biệt, nó được lắp khẩu pháo 2A88 152mm thế hệ mới có thể bắn xa 40-70km, tốc độ bắn kinh hồn 16-20 phát/phút.Mỹ và phương Tây hiện không có hệ thống pháo nào đạt được tính năng tương tự. Nguồn ảnh: AlamyNgoài ra, giới quân sự Nga tiết lộ rằng 2S35 không đơn thuần là pháo tự hành truyền thống mà là "hệ thống robot" với tính tự động hóa cực cao. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminNgoài ra, Quân đội Nga cũng đang thực hiện các cuộc nâng cấp quy mô hệ thống pháo binh sản xuất từ thời Liên Xô. Ví dụ thu hút nhiều sự chú ý là kế hoạch hiện đại hóa các khẩu pháo tự hành cỡ nòng 203mm 2S7 Pion. Nguồn ảnh: YoutubeVà các gói nâng cấp pháo tự hành 2S19 Msta-S được sản xuất dưới thời Liên Xô tới nay, ví dụ gồm: 2S19M2 (ra mắt năm 2013) nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực tăng tốc độ bắn; 2S33 Msta-SM2 (năm 2017) lắp khẩu pháo mới 2A79 152mm đạt tầm bắn hơn 40km, gần gấp đôi khẩu 2A65 trên phiên bản cũ và 2S27 Msta-K thiết kế đưa tháp pháo lên khung gầm xe Ural. Nguồn ảnh: TwitterBên cạnh đó, Quân đội Nga tích cực nghiên cứu cải thiện độ chính xác trong từng phát bắn bằng việc phát triển các loại đạn pháo thông minh cho pháo xe kéo, pháo tự hành. Điển hình là chương trình phát triển đạn Krasnopol - loại đạn có điều khiển chỉ thị mục tiêu bằng tia la-de này có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu được trinh sát chỉ thị. Nguồn ảnh: Russia JewBên cạnh đó, Nga cũng đang phát triển dòng đạn pháo mới có tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Đạn đạo của dòng đạn pháo mới khá đặc biệt: Khi đạt độ cao tối đa, hệ thống dẫn đường của đạn căn cứ vào vị trí mục tiêu đã được nạp trước trong hệ thống để điều khiển đạn đánh trúng mục tiêu. Điều quan trọng là đạn thông minh mới có giá thành không cao hơn so với đạn pháo truyền thống. Nguồn ảnh: holicinCùng với việc cải thiện về mặt kỹ thuật, cách sử dụng pháo binh của Quân đội Nga cũng có nhiều cải tiến mới nhằm cải thiện tầm bắn, tiệm cận với khả năng của tên lửa đạn đạo chiến thuật. Theo đó, Quân đội Nga hiện áp dụng phương pháp đẩy viên đạn lên tầng bình lưu để tối ưu đạn đạo và giảm sức cản của môi trường xung quanh. Tuy nhiên, kiểu bắn này hiện chỉ có pháo 2S7 Pion và Koalitsiya-SV là có khả năng. Nguồn ảnh: WikipediaChuyên gia Murakhovsky nhận định, viên đạn của pháo Pion được đẩy lên độ cao tầng bình lưu giúp tăng tầm bắn của tổ hợp lên 47km, còn đối với pháo Koalitsiya SV, tầm bắn được tăng lên tới…70km. Đó là tầm bắn kỷ lục đối với pháo binh hiện đại. Với tầm bắn xa, pháo binh hiện đại của Nga đã tiệm cận được khả năng của tên lửa đạn đạo chiến thuật với mục tiêu tung các đòn tấn công hỏa lực chết chóc vào hậu tuyến, cũng như các trận địa hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Pháo binh Nga tung "mưa bom, bão đạn" trong diễn tập bắn đạn thật. (Nguồn serbian hulk)
Từ trước tới nay, giới quân sự Liên Xô và nước Nga hiện tại vẫn luôn coi pháo binh là "vị thần chiến tranh". Dẫu cho số lượng các loại pháo kéo, pháo tự hành trong quân đội Mỹ và phương Tây liên tục suy giảm thì pháo binh Nga vẫn duy trì trang bị khổng lồ lên tới 3.000-4.000 khẩu pháo các loại trực chiến. Điều đó cho thấy người Nga xem trọng vai trò của pháo binh tới nhường nào. Nguồn ảnh: Youtube
Không chỉ dừng lại ở đó, Nga còn rất "năng nổ" trong việc phát triển các hệ thống pháo binh mới, nâng cấp pháo cũ bằng công nghệ tiên tiến hơn. Trong khi đó, nhìn sang phía bên kia Mỹ từ lâu chỉ dừng lại khẩu pháo tự hành M109 thời chiến tranh Việt Nam, Đức và Anh cũng không mặn mà với việc phát triển thế hệ tiếp sau PzH 2000 hay AS-90… Rõ ràng là Nga không gặp bất kỳ sự “chạy đua” nào để tăng tốc phát triển mạnh mẽ hơn pháo binh truyền thông. Nguồn ảnh: Structure
Một vấn đề nữa, hiện nay nền công nghiệp quốc phòng Nga đã tạo ra các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể sử dụng tấn công các mục tiêu như mục tiêu pháo binh với độ chính xác, gói gọn trong một vài phát bắn. Rõ ràng chúng có ưu thế hơn hẳn so với pháo binh thông thường. Thế nhưng, giới quân sự đánh giá rằng, trong tương lai gần, sẽ chưa có loại vũ khí nào có thể thay thế pháo binh truyền thống trong biên chế Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
“Tên lửa là sản phẩm vũ khí đắt đỏ. Nó thường sử dụng để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao. Pháo phản lực phóng loạt thì phù hợp cho nhiệm vụ hủy diệt diện rộng, như: Sân bay, kho tàng, trận địa phòng không. Trong khi đó, pháo binh truyền thống có thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ trên khi sử dụng loại đạn phù hợp”, chuyên gia V. Murakhovsky lý giải tại sao Quân đội Nga coi trọng pháo binh truyền thông tới vậy. Nguồn ảnh: Youtube
Cũng theo vị chuyên gia này, việc sử dụng các loại vũ khí chính xác cao như tên lửa và đạn thông minh chỉ phù hợp với đối phương không có khả năng chế áp điện tử và hệ thống phòng không mạnh mẽ: “Nếu đối phương có đủ phương tiện gây nhiễu và đối kháng điện tử đủ vô hiệu hóa kênh dẫn đường vô tuyến và định vị vệ tinh GPS hay GLONASS, tất cả những thứ vũ khí thông minh bạn có sẽ trở thành đồ vô dụng. Khi đó pháo binh với phương thức dẫn đường truyền thống bằng “bút và bản đồ” sẽ là sự lựa chọn không tồi”. Nguồn ảnh: Russia Beyond
Đó là lý do trực tiếp khiến Quân đội Nga thay vì dừng lại thì họ liên tiếp thúc đẩy phát triển hệ thống pháo binh mới, bên cạnh đó là liên tục nâng cấp các loại pháo cũ, kể cả những khẩu pháo sản xuất từ thời Liên Xô như 2S5 Giatsint-S hay 2S7 Pion. Nguồn ảnh: Military Analysis
Điển hình cho các hệ thống pháo binh mới mà Nga gần đây ra mắt là 2S35 Koalitsiya-SV. Khẩu pháo này ra mắt lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh mừng Ngày Chiến Thắng năm 2015. Nó được xem là phiên bản nâng cấp đặc biệt sâu rộng trên cơ sở khẩu 2S19 Msta. Nguồn ảnh: Russia Insider
The một số nguồn tin, 2S35 được thiết kế sử dụng khung gầm tăng chủ lực T-90 giúp tăng cấp độ bảo vệ lên cao hơn. Đặc biệt, nó được lắp khẩu pháo 2A88 152mm thế hệ mới có thể bắn xa 40-70km, tốc độ bắn kinh hồn 16-20 phát/phút.Mỹ và phương Tây hiện không có hệ thống pháo nào đạt được tính năng tương tự. Nguồn ảnh: Alamy
Ngoài ra, giới quân sự Nga tiết lộ rằng 2S35 không đơn thuần là pháo tự hành truyền thống mà là "hệ thống robot" với tính tự động hóa cực cao. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Ngoài ra, Quân đội Nga cũng đang thực hiện các cuộc nâng cấp quy mô hệ thống pháo binh sản xuất từ thời Liên Xô. Ví dụ thu hút nhiều sự chú ý là kế hoạch hiện đại hóa các khẩu pháo tự hành cỡ nòng 203mm 2S7 Pion. Nguồn ảnh: Youtube
Và các gói nâng cấp pháo tự hành 2S19 Msta-S được sản xuất dưới thời Liên Xô tới nay, ví dụ gồm: 2S19M2 (ra mắt năm 2013) nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực tăng tốc độ bắn; 2S33 Msta-SM2 (năm 2017) lắp khẩu pháo mới 2A79 152mm đạt tầm bắn hơn 40km, gần gấp đôi khẩu 2A65 trên phiên bản cũ và 2S27 Msta-K thiết kế đưa tháp pháo lên khung gầm xe Ural. Nguồn ảnh: Twitter
Bên cạnh đó, Quân đội Nga tích cực nghiên cứu cải thiện độ chính xác trong từng phát bắn bằng việc phát triển các loại đạn pháo thông minh cho pháo xe kéo, pháo tự hành. Điển hình là chương trình phát triển đạn Krasnopol - loại đạn có điều khiển chỉ thị mục tiêu bằng tia la-de này có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu được trinh sát chỉ thị. Nguồn ảnh: Russia Jew
Bên cạnh đó, Nga cũng đang phát triển dòng đạn pháo mới có tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Đạn đạo của dòng đạn pháo mới khá đặc biệt: Khi đạt độ cao tối đa, hệ thống dẫn đường của đạn căn cứ vào vị trí mục tiêu đã được nạp trước trong hệ thống để điều khiển đạn đánh trúng mục tiêu. Điều quan trọng là đạn thông minh mới có giá thành không cao hơn so với đạn pháo truyền thống. Nguồn ảnh: holicin
Cùng với việc cải thiện về mặt kỹ thuật, cách sử dụng pháo binh của Quân đội Nga cũng có nhiều cải tiến mới nhằm cải thiện tầm bắn, tiệm cận với khả năng của tên lửa đạn đạo chiến thuật. Theo đó, Quân đội Nga hiện áp dụng phương pháp đẩy viên đạn lên tầng bình lưu để tối ưu đạn đạo và giảm sức cản của môi trường xung quanh. Tuy nhiên, kiểu bắn này hiện chỉ có pháo 2S7 Pion và Koalitsiya-SV là có khả năng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chuyên gia Murakhovsky nhận định, viên đạn của pháo Pion được đẩy lên độ cao tầng bình lưu giúp tăng tầm bắn của tổ hợp lên 47km, còn đối với pháo Koalitsiya SV, tầm bắn được tăng lên tới…70km. Đó là tầm bắn kỷ lục đối với pháo binh hiện đại. Với tầm bắn xa, pháo binh hiện đại của Nga đã tiệm cận được khả năng của tên lửa đạn đạo chiến thuật với mục tiêu tung các đòn tấn công hỏa lực chết chóc vào hậu tuyến, cũng như các trận địa hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Pháo binh Nga tung "mưa bom, bão đạn" trong diễn tập bắn đạn thật. (Nguồn serbian hulk)