Mặc dù đã chuyển giao rất nhiều vũ khí cho Ukraine, tuy nhiên cả Mỹ và NATO đều chưa đưa một chiếc tiêm kích phương Tây nào cho Kiev. Vậy nguyên nhân do đâu?Tiêm kích F-16 được coi là loại chiến đấu cơ phổ biến bậc nhất của Mỹ và NATO trong thế kỷ 21. Lợi thế của loại chiến đấu cơ này là giá rẻ, hiệu quả và có quân số đông.Trong thời kỳ chuyển giao sang các loại tiêm kích tàng hình thế hệ 5, máy bay chiến đấu F-16 vẫn được coi là một đối thủ nặng ký, khi nó có thể sử dụng số lượng đông đảo của mình, để bù lại các yếu điểm về hoả lực hoặc khả năng tàng hình.Có thể khẳng định, NATO và Mỹ có thừa rất nhiều tiêm kích F-16, thậm chí nhiều quốc gia châu Âu từng bán "xả hàng" F-16 qua sử dụng với giá rất rẻ, tuy nhiên việc viện trợ cho Ukarine lại không đơn giản.Thứ nhất, các phi công của Ukraine không thể làm chủ được tiêm kích F-16 trong một sớm một chiều. Cụ thể, các phi công Ukraine chỉ quen với các tiêm kích hệ Liên Xô cũ như Su-27, việc chuyển loại sang F-16, về cơ bản các phi công sẽ phải... học lại từ đầu.Trong không quân Mỹ, thời gian để một phi công làm chủ hoàn toàn được tiêm kích F-16, có thể tốn tới 18 tháng. Trong đó, ít nhất thời gian bay trên F-16 phải đạt 400 giờ - để có thể được coi là "phi công F-16 đủ kinh nghiệm".Rõ ràng, nếu các phi công Ukraine được học bay cấp tốc kể từ những ngày đầu xảy ra chiến dịch quân sự đặc biệt, thì tới nay họ vẫn chưa thể đủ số lượng giờ bay để có thể xuất trận.Ngoài ra, một chiếc tiêm kích F-16 sẽ đòi hỏi cơ sở vật chất và bảo dưỡng theo tiêu chuẩn Mỹ - một thứ mà có thể khẳng định, Ukraine cũng không có - do quốc gia này đã quen với việc vận hành tiêm kích hệ Liên Xô.Nếu như cơ sở vật chất như nhà chứa, nhà kho hoặc các loại máy móc phụ trợ phục vụ việc bảo dưỡng máy bay có thể được xây dựng nhanh chóng trong vài tháng, thì việc đào tạo kỹ sư hàng không để bảo dưỡng máy bay, thậm chí còn lâu hơn so với thời gian cần để đào tạo phi công F-16.Những khó khăn kể trên, đã khiến NATO và Mỹ chưa thể chuyển giao F-16 cho Ukraine, thậm chí nếu cố đưa F-16 tới Ukraine, Kiev cũng không đủ cơ sở vật chất để tiếp nhận và không đủ phi công để vận hành.Ngoài ra, dù F-16 được coi là một tiêm kích "giá rẻ" của Mỹ và NATO, quy trình bảo dưỡng của loại chiến đấu cơ này cũng cực kỳ phức tạp. Theo không quân Mỹ, 45% số lượng tiêm kích F-16 của lực lượng này luôn trong tình trạng "đang bảo dưỡng".Với những lực lượng không quân có hiệu quả kém hơn Mỹ, tỷ lệ F-16 "nằm đất" để chờ bảo dưỡng có thể cao hơn rất nhiều, điều này khiến F-16 xét ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể coi là một loại tiêm kích "đỏng đảnh".
Mặc dù đã chuyển giao rất nhiều vũ khí cho Ukraine, tuy nhiên cả Mỹ và NATO đều chưa đưa một chiếc tiêm kích phương Tây nào cho Kiev. Vậy nguyên nhân do đâu?
Tiêm kích F-16 được coi là loại chiến đấu cơ phổ biến bậc nhất của Mỹ và NATO trong thế kỷ 21. Lợi thế của loại chiến đấu cơ này là giá rẻ, hiệu quả và có quân số đông.
Trong thời kỳ chuyển giao sang các loại tiêm kích tàng hình thế hệ 5, máy bay chiến đấu F-16 vẫn được coi là một đối thủ nặng ký, khi nó có thể sử dụng số lượng đông đảo của mình, để bù lại các yếu điểm về hoả lực hoặc khả năng tàng hình.
Có thể khẳng định, NATO và Mỹ có thừa rất nhiều tiêm kích F-16, thậm chí nhiều quốc gia châu Âu từng bán "xả hàng" F-16 qua sử dụng với giá rất rẻ, tuy nhiên việc viện trợ cho Ukarine lại không đơn giản.
Thứ nhất, các phi công của Ukraine không thể làm chủ được tiêm kích F-16 trong một sớm một chiều. Cụ thể, các phi công Ukraine chỉ quen với các tiêm kích hệ Liên Xô cũ như Su-27, việc chuyển loại sang F-16, về cơ bản các phi công sẽ phải... học lại từ đầu.
Trong không quân Mỹ, thời gian để một phi công làm chủ hoàn toàn được tiêm kích F-16, có thể tốn tới 18 tháng. Trong đó, ít nhất thời gian bay trên F-16 phải đạt 400 giờ - để có thể được coi là "phi công F-16 đủ kinh nghiệm".
Rõ ràng, nếu các phi công Ukraine được học bay cấp tốc kể từ những ngày đầu xảy ra chiến dịch quân sự đặc biệt, thì tới nay họ vẫn chưa thể đủ số lượng giờ bay để có thể xuất trận.
Ngoài ra, một chiếc tiêm kích F-16 sẽ đòi hỏi cơ sở vật chất và bảo dưỡng theo tiêu chuẩn Mỹ - một thứ mà có thể khẳng định, Ukraine cũng không có - do quốc gia này đã quen với việc vận hành tiêm kích hệ Liên Xô.
Nếu như cơ sở vật chất như nhà chứa, nhà kho hoặc các loại máy móc phụ trợ phục vụ việc bảo dưỡng máy bay có thể được xây dựng nhanh chóng trong vài tháng, thì việc đào tạo kỹ sư hàng không để bảo dưỡng máy bay, thậm chí còn lâu hơn so với thời gian cần để đào tạo phi công F-16.
Những khó khăn kể trên, đã khiến NATO và Mỹ chưa thể chuyển giao F-16 cho Ukraine, thậm chí nếu cố đưa F-16 tới Ukraine, Kiev cũng không đủ cơ sở vật chất để tiếp nhận và không đủ phi công để vận hành.
Ngoài ra, dù F-16 được coi là một tiêm kích "giá rẻ" của Mỹ và NATO, quy trình bảo dưỡng của loại chiến đấu cơ này cũng cực kỳ phức tạp. Theo không quân Mỹ, 45% số lượng tiêm kích F-16 của lực lượng này luôn trong tình trạng "đang bảo dưỡng".
Với những lực lượng không quân có hiệu quả kém hơn Mỹ, tỷ lệ F-16 "nằm đất" để chờ bảo dưỡng có thể cao hơn rất nhiều, điều này khiến F-16 xét ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể coi là một loại tiêm kích "đỏng đảnh".