Ngày 17/2, tình hình căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục "nóng" lên, khi quân đội Ukraine tố cáo lực lượng ly khai miền Đông bắn đạn vào một số địa điểm, trong đó một số đã nhắm trúng một trường mẫu giáo và một trường học khiến học sinh phải chạy xuống hầm. Thông tin ban đầu của quân đội Ukraine cho biết, không có ai bị thương trong vụ việc, nhưng hai người dân bị sốc. Trong ảnh: Nhà trẻ trong làng Stanytsia Luhanska bị phá hủy một phần. (Nguồn: Reuters)Kể từ khi các bên ký lệnh ngừng bắn năm 2015 (Thỏa thuận Minsk) chấm dứt các giao tranh lớn trong cuộc xung đột ly khai ở Ukraine, có hàng chục vụ vi phạm lệnh ngừng bắn mỗi ngày, nhưng thường chỉ là những sự cố nhỏ về vũ khí bắn thử. Trong ảnh: Chiếc xe tải quân sự bị phá hủy do pháo kích gần làng Novotoshkivske ở vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)Sau vụ pháo kích, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi các nước đối tác “lập tức lên án” Nga vì “vi phạm thỏa thuận Minsk. "Cơ sở hạ tầng dân sự bị hư hỏng. Chúng tôi kêu gọi tất cả đối tác nhanh chóng lên án việc vi phạm thỏa thuận Minsk này của Nga trong bối cảnh tình hình an ninh vốn đã căng thẳng" - ông Kuleba viết trên Twitter. Trong ảnh: Đống đổ nát của một ngôi nhà ở thị trấn Vrubivka, thuộc vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)Trong khi đó, Tổng thống Ukraine đã thông báo về "vụ pháo kích mang tính gây hấn” trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. (Nguồn: Reuters)Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc động thái “gây hấn tồi tệ” của Kiev, cũng như cáo buộc lực lượng Ukraine nổ súng trước, theo RIA Novosti. “Đây là thông tin đáng lo ngại. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát”, ông Peskov nói. Nga lâu nay cho rằng Kiev muốn tạo cớ để chiếm lại khu vực ly khai bằng vũ lực. Ukraine phủ nhận điều này. Trong ảnh: Lỗ thủng xuyên qua bức tường gạch trường mẫu giáo ở Stanytsia Luhanska thuộc vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)Trước đó cùng ngày, lực lượng ly khai tố cáo quân đội Ukraine nổ súng qua ranh giới ngừng bắn 4 lần trong 24 giờ bằng súng cối, súng phóng lựu và súng máy. Trong ảnh: Ngôi nhà ở thị trấn Vrubivka, thuộc vùng Luhansk, Ukraine, bị phá huỷ sau đợt pháo kích ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)Theo các quan chức địa phương Ukraine, đây là hiện trường sau vụ pháo kích tại thị trấn Vrubivka, vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)Chính phủ Ukraine bác bỏ cáo buộc này. “Dù các vị trí của chúng tôi bị tấn công bởi các loại vũ khí bị cấm - bao gồm pháo 122 mm - binh sĩ Ukraine chúng tôi không nổ súng đáp trả”, một sĩ quan báo chí của quân đội Ukraine tuyên bố. (Nguồn: Reuters)Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết đã ghi nhận “nhiều vụ bắn đạn pháo dọc chiến tuyến ở miền Đông Ukraine” trong ngày 17/2, nhưng không công bố chi tiết. Tuy vậy, đây không phải điều quá mới mẻ, khi tổ chức này ghi nhận trung bình hàng chục trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn mỗi ngày kể từ năm 2015. (Nguồn: Reuters)Những cuộc đụng độ như trên đã xảy ra nhiều lần ở miền Đông Ukraine. Bất kỳ sự leo thang nào giữa phe ly khai thân Nga và Ukraine có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Moscow và phương Tây. (Nguồn: Reuters)
Ngày 17/2, tình hình căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục "nóng" lên, khi quân đội Ukraine tố cáo lực lượng ly khai miền Đông bắn đạn vào một số địa điểm, trong đó một số đã nhắm trúng một trường mẫu giáo và một trường học khiến học sinh phải chạy xuống hầm. Thông tin ban đầu của quân đội Ukraine cho biết, không có ai bị thương trong vụ việc, nhưng hai người dân bị sốc. Trong ảnh: Nhà trẻ trong làng Stanytsia Luhanska bị phá hủy một phần. (Nguồn: Reuters)
Kể từ khi các bên ký lệnh ngừng bắn năm 2015 (Thỏa thuận Minsk) chấm dứt các giao tranh lớn trong cuộc xung đột ly khai ở Ukraine, có hàng chục vụ vi phạm lệnh ngừng bắn mỗi ngày, nhưng thường chỉ là những sự cố nhỏ về vũ khí bắn thử. Trong ảnh: Chiếc xe tải quân sự bị phá hủy do pháo kích gần làng Novotoshkivske ở vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)
Sau vụ pháo kích, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi các nước đối tác “lập tức lên án” Nga vì “vi phạm thỏa thuận Minsk. "Cơ sở hạ tầng dân sự bị hư hỏng. Chúng tôi kêu gọi tất cả đối tác nhanh chóng lên án việc vi phạm thỏa thuận Minsk này của Nga trong bối cảnh tình hình an ninh vốn đã căng thẳng" - ông Kuleba viết trên Twitter. Trong ảnh: Đống đổ nát của một ngôi nhà ở thị trấn Vrubivka, thuộc vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine đã thông báo về "vụ pháo kích mang tính gây hấn” trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. (Nguồn: Reuters)
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc động thái “gây hấn tồi tệ” của Kiev, cũng như cáo buộc lực lượng Ukraine nổ súng trước, theo RIA Novosti. “Đây là thông tin đáng lo ngại. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát”, ông Peskov nói. Nga lâu nay cho rằng Kiev muốn tạo cớ để chiếm lại khu vực ly khai bằng vũ lực. Ukraine phủ nhận điều này. Trong ảnh: Lỗ thủng xuyên qua bức tường gạch trường mẫu giáo ở Stanytsia Luhanska thuộc vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)
Trước đó cùng ngày, lực lượng ly khai tố cáo quân đội Ukraine nổ súng qua ranh giới ngừng bắn 4 lần trong 24 giờ bằng súng cối, súng phóng lựu và súng máy. Trong ảnh: Ngôi nhà ở thị trấn Vrubivka, thuộc vùng Luhansk, Ukraine, bị phá huỷ sau đợt pháo kích ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)
Theo các quan chức địa phương Ukraine, đây là hiện trường sau vụ pháo kích tại thị trấn Vrubivka, vùng Luhansk, Ukraine, ngày 17/2. (Nguồn: Reuters)
Chính phủ Ukraine bác bỏ cáo buộc này. “Dù các vị trí của chúng tôi bị tấn công bởi các loại vũ khí bị cấm - bao gồm pháo 122 mm - binh sĩ Ukraine chúng tôi không nổ súng đáp trả”, một sĩ quan báo chí của quân đội Ukraine tuyên bố. (Nguồn: Reuters)
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết đã ghi nhận “nhiều vụ bắn đạn pháo dọc chiến tuyến ở miền Đông Ukraine” trong ngày 17/2, nhưng không công bố chi tiết. Tuy vậy, đây không phải điều quá mới mẻ, khi tổ chức này ghi nhận trung bình hàng chục trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn mỗi ngày kể từ năm 2015. (Nguồn: Reuters)
Những cuộc đụng độ như trên đã xảy ra nhiều lần ở miền Đông Ukraine. Bất kỳ sự leo thang nào giữa phe ly khai thân Nga và Ukraine có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Moscow và phương Tây. (Nguồn: Reuters)