Máy bay CN-235 là loại vận tải cơ tầm trung do hãng CASA Tây Ban Nha hợp tác phát triển cùng IPTN Indonesia. Chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1983 và chính thức được biên chế vào năm 1988. Nguồn ảnh: Chosul.Hiện tại, đang có khoảng 25 quốc gia sở hữu loại máy bay này và Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia sở hữu nhiều nhất với tổng cộng 61 chiếc trên tổng số 273 chiếc hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Chosul.Ngoài nhiệm vụ vận tải, máy bay vận tải CN-235 và biến thể của nó còn được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra biển,... đây là chiếc phi cơ được xếp vào hàng an toàn nhất thế giới và cực kỳ dễ điều khiển, rất được các phi công ưa thích. Nguồn ảnh: Chosul.Về mặt thông số kỹ thuật, CN-235 có phi hành đoàn hai người gồm lái chính và lái phụ. Có khả năng chở theo tối đa 51 hành khách, hoặc 18 lính dù với đầy đủ trang thiết bị. Tuy nhiên chức năng phổ biến nhất của nó vẫn là vận tải với khả năng mang theo tối đa 6 tấn hàng hóa trong bụng. Nguồn ảnh: Chosul.Có độ dài 21,4 mét, sải cánh rộng 25,81 mét với tổng diện tích cánh là 59,10 mét vuông, chiếc máy bay này có sức nâng ở mức khá cho phép nó cất cánh trên đường băng ngắn và khả năng cơ động cao, có thể hạ cánh ở đường đất chứ không cần bất cứ một sân bay tiêu chuẩn nào. Nguồn ảnh: Chosul.Được trang bị 2 động cơ cánh quạt General Electric CT7-9C3 cung cấp tổng cộng 3500 sức ngựa, cho phép máy bay di chuyển với tốc độ tối đa 450 km/h, tầm bay tối đa 4355 km, trần bay 7700 mét, tốc độ leo đạt 7,8 mét trên giây. Nguồn ảnh: Chosul.Máy bay được thiết kế với hai cửa bên hông kèm theo một cửa mở phía sau đuôi cho phép nó thực hiện tốt các nhiệm vụ từ vận tải hàng hóa cho đến thả dù binh lính.. Nguồn ảnh: Chosul.Các phiên bản được cải biên theo mục đích tuần tra bờ biển được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến, hiện đại với hệ thống rada chủ động phát hiện mục tiêu trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước ở tầm xa do bên trong máy bay có rất nhiều không gian trống. Nguồn ảnh: Chosul.Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu và phổ biến nhất của chiếc CN-235 chính là làm nhiệm vụ của một chiếc máy bay vận tải chiến thuật tầm trung. Nguồn ảnh: Chosul.Trong số các quốc gia có sở hữu CN-235 thì Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp và Hàn Quốc là những nước có sở hữu với số lượng lớn nhất. Nguồn ảnh: Chosul.Đặc biệt, phiên bản CN235M vận tải của Không quân Hàn Quốc đã giữ kỷ lục hơn 20 năm không xảy ra bất cứ một tai nạn nào trong quá trình sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Chosul.
Máy bay CN-235 là loại vận tải cơ tầm trung do hãng CASA Tây Ban Nha hợp tác phát triển cùng IPTN Indonesia. Chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1983 và chính thức được biên chế vào năm 1988. Nguồn ảnh: Chosul.
Hiện tại, đang có khoảng 25 quốc gia sở hữu loại máy bay này và Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia sở hữu nhiều nhất với tổng cộng 61 chiếc trên tổng số 273 chiếc hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngoài nhiệm vụ vận tải, máy bay vận tải CN-235 và biến thể của nó còn được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra biển,... đây là chiếc phi cơ được xếp vào hàng an toàn nhất thế giới và cực kỳ dễ điều khiển, rất được các phi công ưa thích. Nguồn ảnh: Chosul.
Về mặt thông số kỹ thuật, CN-235 có phi hành đoàn hai người gồm lái chính và lái phụ. Có khả năng chở theo tối đa 51 hành khách, hoặc 18 lính dù với đầy đủ trang thiết bị. Tuy nhiên chức năng phổ biến nhất của nó vẫn là vận tải với khả năng mang theo tối đa 6 tấn hàng hóa trong bụng. Nguồn ảnh: Chosul.
Có độ dài 21,4 mét, sải cánh rộng 25,81 mét với tổng diện tích cánh là 59,10 mét vuông, chiếc máy bay này có sức nâng ở mức khá cho phép nó cất cánh trên đường băng ngắn và khả năng cơ động cao, có thể hạ cánh ở đường đất chứ không cần bất cứ một sân bay tiêu chuẩn nào. Nguồn ảnh: Chosul.
Được trang bị 2 động cơ cánh quạt General Electric CT7-9C3 cung cấp tổng cộng 3500 sức ngựa, cho phép máy bay di chuyển với tốc độ tối đa 450 km/h, tầm bay tối đa 4355 km, trần bay 7700 mét, tốc độ leo đạt 7,8 mét trên giây. Nguồn ảnh: Chosul.
Máy bay được thiết kế với hai cửa bên hông kèm theo một cửa mở phía sau đuôi cho phép nó thực hiện tốt các nhiệm vụ từ vận tải hàng hóa cho đến thả dù binh lính.. Nguồn ảnh: Chosul.
Các phiên bản được cải biên theo mục đích tuần tra bờ biển được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến, hiện đại với hệ thống rada chủ động phát hiện mục tiêu trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước ở tầm xa do bên trong máy bay có rất nhiều không gian trống. Nguồn ảnh: Chosul.
Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu và phổ biến nhất của chiếc CN-235 chính là làm nhiệm vụ của một chiếc máy bay vận tải chiến thuật tầm trung. Nguồn ảnh: Chosul.
Trong số các quốc gia có sở hữu CN-235 thì Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp và Hàn Quốc là những nước có sở hữu với số lượng lớn nhất. Nguồn ảnh: Chosul.
Đặc biệt, phiên bản CN235M vận tải của Không quân Hàn Quốc đã giữ kỷ lục hơn 20 năm không xảy ra bất cứ một tai nạn nào trong quá trình sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Chosul.