An-124 Ruslan được xem là mẫu máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới từng được chế tạo. Nó không chỉ phục vụ cho mục đích quân sự nó còn thực hiện cả các chuyến bay chở hàng dân sự mang theo các loại hàng hóa không phải chiếc máy bay nào cũng có thể chở được.Theo English Russia, công ty vận tải hàng không Volga-Dnepr của Nga là một trong số ít doanh nghiệp hàng không trên thế giới sở hữu đội bay An-124 với phi đội lên tới 12 chiếc. Và trong phóng sự ảnh hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá cách An-124 vận chuyển một thiết bị máy có trọng lượng lên tới 115 tấn.Một chiếc máy bay vận tải An-124 có chiều dài 69m, cao 21m gần bằng một tòa nhà cao 7 tầng và với sải cánh 73m. Toàn bộ phần máy bay được đỡ bởi 24 bánh xe cho phép nó di chuyển trên đường băng hoặc nâng hạ thân máy bay trong lúc bốc dỡ hàng hóa.An-124 được trang bị 4 động cơ phản lực D-18T, ở chế độ cất cánh mỗi động cơ có lực đẩy lên tới 23.4 tấn và tổng công suất của bốn động cơ là 93.6 tấn tương đương 12.500 mã lực.Với hệ thống động cơ trên An-124 có thể bay với vận tốc tối đa 865km/h và có tầm bay hiệu quả với 150 tấn hàng hóa là 3.200km.Trong ảnh thiết bị máy mà An-124 sẽ phải vận chuyển trong hôm nay, nhiều khả năng nó là một tuabin cánh quạt hoặc cánh quạt của một hệ thống máy nào đó. Để chuẩn bị cho chuyến bay này Volga-Dnepr mất khoảng thời gian 6 tháng.Để thuận tiện hơn cho việc vận chuyển các loại thiết bị cỡ lớn cửa khoang chứa hàng của An-124 được bố trí phía trước đầu máy bay và cả ở sau đuôi, hai cửa này đều có thể hoạt động đồng thời nếu cần thiết.Chiều dài của khoang chứa hàng hóa trên An-124 là dài 36.5 m, rộng 6.4 m và cao 4.4 m, với khoang chứa hàng hóa này nó có thể chở theo hầu như mọi thứ từ trực thăng Mi-8, tàu điện ngầm hay thậm chí là cả một số máy bay cỡ lớn.Cận cảnh gói hàng 115 tấn chuẩn bị được đưa vào An-124.Với kích thước quá lớn của nó, trục tuabin này được đẩy vào bên trong khoang chứa của An-124 bằng một hệ thống thanh trượt . Quá trình này diễn ra khá chậm nhầm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tránh gây ảnh hưởng đến phần khung thân máy bay.Sau khi quá trình bốc dỡ hoàn tất chiếc An-124 đã sẵn sàng cất cánh.Phi hành đoàn của An-124 có khoảng 8 người với hai phi công chính, một hoa tiêu, hai kỹ sư hàng không, một nhân viên điện đài và hai nhân viên hổ trợ vận chuyển.An-124 có thiết kế hai tầng với tầng một là khoang chứa hàng hóa, tầng hai là khoang lái và khoang hành khách.Quãng đường chiếc An-124 của Volga-Dnepr phải thực hiện cho chuyến bay này là 6.500km với đích đến là Magadan, trong khi đó địa điểm xuất phát của nó là Saint Petersburg. Tất nhiên nó cũng phải dừng lại tiếp nhiên liệu tại ít nhất hai sân bay.Cuối cùng chuyến bay của An-124 đã kết thúc sau khi “gói hàng” nặng 115 tấn được dỡ khỏi máy bay.Có một điều khá thú vị là đội bay An-124 của Volga-Dnepr hiếm khi bay ở Nga mà nó hoạt động ở nhiều nơi khác trên thế giới, sau chuyến bay tới Magadan nó sẽ bay thẳng qua Nhật Bản cho chuyến hàng tiếp theo. Hình ảnh ánh bình minh chiếu vào bên trong buồng lái của An-124.
An-124 Ruslan được xem là mẫu máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới từng được chế tạo. Nó không chỉ phục vụ cho mục đích quân sự nó còn thực hiện cả các chuyến bay chở hàng dân sự mang theo các loại hàng hóa không phải chiếc máy bay nào cũng có thể chở được.
Theo English Russia, công ty vận tải hàng không Volga-Dnepr của Nga là một trong số ít doanh nghiệp hàng không trên thế giới sở hữu đội bay An-124 với phi đội lên tới 12 chiếc. Và trong phóng sự ảnh hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá cách An-124 vận chuyển một thiết bị máy có trọng lượng lên tới 115 tấn.
Một chiếc máy bay vận tải An-124 có chiều dài 69m, cao 21m gần bằng một tòa nhà cao 7 tầng và với sải cánh 73m. Toàn bộ phần máy bay được đỡ bởi 24 bánh xe cho phép nó di chuyển trên đường băng hoặc nâng hạ thân máy bay trong lúc bốc dỡ hàng hóa.
An-124 được trang bị 4 động cơ phản lực D-18T, ở chế độ cất cánh mỗi động cơ có lực đẩy lên tới 23.4 tấn và tổng công suất của bốn động cơ là 93.6 tấn tương đương 12.500 mã lực.
Với hệ thống động cơ trên An-124 có thể bay với vận tốc tối đa 865km/h và có tầm bay hiệu quả với 150 tấn hàng hóa là 3.200km.
Trong ảnh thiết bị máy mà An-124 sẽ phải vận chuyển trong hôm nay, nhiều khả năng nó là một tuabin cánh quạt hoặc cánh quạt của một hệ thống máy nào đó. Để chuẩn bị cho chuyến bay này Volga-Dnepr mất khoảng thời gian 6 tháng.
Để thuận tiện hơn cho việc vận chuyển các loại thiết bị cỡ lớn cửa khoang chứa hàng của An-124 được bố trí phía trước đầu máy bay và cả ở sau đuôi, hai cửa này đều có thể hoạt động đồng thời nếu cần thiết.
Chiều dài của khoang chứa hàng hóa trên An-124 là dài 36.5 m, rộng 6.4 m và cao 4.4 m, với khoang chứa hàng hóa này nó có thể chở theo hầu như mọi thứ từ trực thăng Mi-8, tàu điện ngầm hay thậm chí là cả một số máy bay cỡ lớn.
Cận cảnh gói hàng 115 tấn chuẩn bị được đưa vào An-124.
Với kích thước quá lớn của nó, trục tuabin này được đẩy vào bên trong khoang chứa của An-124 bằng một hệ thống thanh trượt . Quá trình này diễn ra khá chậm nhầm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tránh gây ảnh hưởng đến phần khung thân máy bay.
Sau khi quá trình bốc dỡ hoàn tất chiếc An-124 đã sẵn sàng cất cánh.
Phi hành đoàn của An-124 có khoảng 8 người với hai phi công chính, một hoa tiêu, hai kỹ sư hàng không, một nhân viên điện đài và hai nhân viên hổ trợ vận chuyển.
An-124 có thiết kế hai tầng với tầng một là khoang chứa hàng hóa, tầng hai là khoang lái và khoang hành khách.
Quãng đường chiếc An-124 của Volga-Dnepr phải thực hiện cho chuyến bay này là 6.500km với đích đến là Magadan, trong khi đó địa điểm xuất phát của nó là Saint Petersburg. Tất nhiên nó cũng phải dừng lại tiếp nhiên liệu tại ít nhất hai sân bay.
Cuối cùng chuyến bay của An-124 đã kết thúc sau khi “gói hàng” nặng 115 tấn được dỡ khỏi máy bay.
Có một điều khá thú vị là đội bay An-124 của Volga-Dnepr hiếm khi bay ở Nga mà nó hoạt động ở nhiều nơi khác trên thế giới, sau chuyến bay tới Magadan nó sẽ bay thẳng qua Nhật Bản cho chuyến hàng tiếp theo. Hình ảnh ánh bình minh chiếu vào bên trong buồng lái của An-124.