Tờ Wall Street Journal của Mỹ cho biết, Thủ tướng Đức Scholz đã gác lại kế hoạch hỗ trợ Ukraine tên lửa hành trình Taurus, do lo ngại về cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.Một quan chức Đức (xin dấu tên) cho biết, trước đó Chính phủ Đức đã chấp thuận về nguyên tắc việc cung cấp tên lửa hành trình Taurus của họ cho Ukraine; nhưng lý do Thủ tướng Scholz gác lại kế hoạch này, là vì muốn sử dụng hiệu quả tên lửa này, quân nhân Đức phải tới Ukraine để giúp quân đội Ukraine huấn luyện cũng như đảm bảo công tác kỹ thuật.Để sử dụng hiệu quả loại vũ khí tiên tiến này của Đức, Thủ tướng Scholz cho rằng, việc cử nhân viên quân sự đến Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ này phải được sự chấp thuận của Hạ viện Đức và động thái này sẽ càng lôi kéo Đức vào cuộc xung đột, có thể dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp với Nga. Sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky đến thăm Mỹ vào đầu tháng 9 vừa qua, các thông tin truyền thông cho thấy, chính phủ Mỹ “có thể” sẽ cung cấp cho Ukraine một số lượng nhỏ "Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS)” và việc giao hàng có thể diễn ra sớm nhất là vào tuần tới.Giống như sau khi chính phủ Mỹ hỗ trợ xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, chính phủ Đức cũng dỡ bỏ lệnh cấm đối với xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2. Nhưng liệu Chính phủ Đức có thể sẽ nối bước Mỹ, để cung cấp tên lửa hành trình cho Taurus cho Ukraine?Hiện thông tin của tờ Wall Street Journal vẫn chưa được xác nhận, trên thực tế, ngay cả chính phủ Mỹ cũng chưa chính thức tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine. Tuy nhiên, những lo ngại của Thủ tướng Đức Scholz dường như không phải là vấn đề lớn nhất mà lý do ở chỗ khác. Trước đó Anh và Pháp đã viện trợ tên lửa hành trình Storm Shadow và Scap-EG cho Ukraine (thực chất hai loại này là giống nhau, nhưng có đầu đạn khác nhau và tên gọi khác nhau). Nhưng không thấy nhắc đến việc Anh và Pháp phải cử quân nhân đến giúp Quân đội Ukraine, sử dụng hai loại tên lửa này. Các nhà phân tích cho rằng, việc có hỗ trợ Ukraine sản xuất tên lửa hành trình Taurus hay không, phụ thuộc vào yếu tố chính trị hơn là yếu tố kỹ thuật. Mặc dù sau khi xung đột nổ ra, Quốc hội Đức (Bundestag) đã nhanh chóng sửa đổi nguyên tắc không cung cấp vũ khí sát thương cho các nước có chiến tranh. Sau đó chính phủ Đức đã cung cấp một lượng lớn vũ khí, đạn dược cho Ukraine; Nhưng ở Đức hiện có lực lượng thân Nga rất lớn, các lực lượng thân Nga ở Đức, không chỉ có ảnh hưởng lớn trong giới chính trị và kinh doanh, mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nhân dân; đặc biệt là ở Đông Đức. Những người thân Nga ở Đức đã có nhiều biện pháp khác nhau, để ngăn chặn chính phủ Đức viện trợ quân sự cho Ukraine.Bà Merkel, ông Schroeder, Lambrecht và những người khác đã thể hiện rõ ràng thế lực thân Nga trên chính trường Đức. Mặc dù có thông tin cho rằng, hầu hết các thành viên cấp cao của chính phủ Đức đều ủng hộ việc hỗ trợ Ukraine tên lửa hành trình Taurus; nhưng Thủ tướng Đức Scholz vẫn phải đối mặt với rất nhiều áp lực.Chính phủ Mỹ, Đức và các nước khác liên tục nhấn mạnh rằng, hệ thống phòng không đối với Ukraine quan trọng hơn tên lửa tầm xa; nhưng Ukraine rõ ràng hy vọng có được cả hai Storm Shadow và Scap-EG được hỗ trợ bởi Anh và Pháp. Những vũ khí này đã sử dụng, giá trị đã được chứng minh qua thực chiến.Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Mỹ CNN, tướng Alexander Tarnavsky, Tư lệnh chiến trường miền Nam Ukraine, chỉ huy cụm quân Tavriya tấn công Zaporozhye, nói rõ rằng ông không có ý định tấn công Crimea, đặc biệt là Sevastopol. Hiện tại, thế giới bên ngoài không biết quân đội Ukraine còn có bao nhiêu tên lửa Storm Shadow và Scap-EG; tuy nhiên những thông tin công khai cho thấy, hai nước chỉ có một số rất ít tên lửa loại này. Do vậy nếu Quân đội Ukraine nhận được cả tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ và tên lửa hành trình Taurus của Đức, họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi tấn công các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của quân đội Nga, mà không cần phải tính toán quá kỹ càng, cách sử dụng từng tên lửa trong tay, vì số lượng quá ít ỏi.Về việc Đức hỗ trợ Ukraine tên lửa hành trình Taurus, chưa rõ có cần thiết cử quân nhân Đức sang Ukraine tham gia làm công tác bảo đảm kỹ thuật và thậm chí là sử dụng hay không? Tuy nhiên, theo quan điểm của Moscow, hành vi này cũng giống với việc Đức viện trợ vũ khí và huấn luyện quân sự cho Ukraine. Theo hãng tin Nga RIA Novosti đưa tin, vừa qua quân Nga trên hướng chiến trường Zaporizhia, đã phá hủy một xe tăng Leopard 2 của Ukraine; nhưng khi họ kiểm tra lại do các quân nhân Đức điều khiển, mặc dù việc này không có minh chứng. Nhưng đó có thể đó cũng là lý do khiến Thủ tướng Đức Scholz thiếu quyết đoán và lo lắng quá nhiều
Tờ Wall Street Journal của Mỹ cho biết, Thủ tướng Đức Scholz đã gác lại kế hoạch hỗ trợ Ukraine tên lửa hành trình Taurus, do lo ngại về cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.
Một quan chức Đức (xin dấu tên) cho biết, trước đó Chính phủ Đức đã chấp thuận về nguyên tắc việc cung cấp tên lửa hành trình Taurus của họ cho Ukraine; nhưng lý do Thủ tướng Scholz gác lại kế hoạch này, là vì muốn sử dụng hiệu quả tên lửa này, quân nhân Đức phải tới Ukraine để giúp quân đội Ukraine huấn luyện cũng như đảm bảo công tác kỹ thuật.
Để sử dụng hiệu quả loại vũ khí tiên tiến này của Đức, Thủ tướng Scholz cho rằng, việc cử nhân viên quân sự đến Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ này phải được sự chấp thuận của Hạ viện Đức và động thái này sẽ càng lôi kéo Đức vào cuộc xung đột, có thể dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.
Sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky đến thăm Mỹ vào đầu tháng 9 vừa qua, các thông tin truyền thông cho thấy, chính phủ Mỹ “có thể” sẽ cung cấp cho Ukraine một số lượng nhỏ "Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS)” và việc giao hàng có thể diễn ra sớm nhất là vào tuần tới.
Giống như sau khi chính phủ Mỹ hỗ trợ xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, chính phủ Đức cũng dỡ bỏ lệnh cấm đối với xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2. Nhưng liệu Chính phủ Đức có thể sẽ nối bước Mỹ, để cung cấp tên lửa hành trình cho Taurus cho Ukraine?
Hiện thông tin của tờ Wall Street Journal vẫn chưa được xác nhận, trên thực tế, ngay cả chính phủ Mỹ cũng chưa chính thức tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine. Tuy nhiên, những lo ngại của Thủ tướng Đức Scholz dường như không phải là vấn đề lớn nhất mà lý do ở chỗ khác.
Trước đó Anh và Pháp đã viện trợ tên lửa hành trình Storm Shadow và Scap-EG cho Ukraine (thực chất hai loại này là giống nhau, nhưng có đầu đạn khác nhau và tên gọi khác nhau). Nhưng không thấy nhắc đến việc Anh và Pháp phải cử quân nhân đến giúp Quân đội Ukraine, sử dụng hai loại tên lửa này.
Các nhà phân tích cho rằng, việc có hỗ trợ Ukraine sản xuất tên lửa hành trình Taurus hay không, phụ thuộc vào yếu tố chính trị hơn là yếu tố kỹ thuật. Mặc dù sau khi xung đột nổ ra, Quốc hội Đức (Bundestag) đã nhanh chóng sửa đổi nguyên tắc không cung cấp vũ khí sát thương cho các nước có chiến tranh. Sau đó chính phủ Đức đã cung cấp một lượng lớn vũ khí, đạn dược cho Ukraine;
Nhưng ở Đức hiện có lực lượng thân Nga rất lớn, các lực lượng thân Nga ở Đức, không chỉ có ảnh hưởng lớn trong giới chính trị và kinh doanh, mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nhân dân; đặc biệt là ở Đông Đức. Những người thân Nga ở Đức đã có nhiều biện pháp khác nhau, để ngăn chặn chính phủ Đức viện trợ quân sự cho Ukraine.
Bà Merkel, ông Schroeder, Lambrecht và những người khác đã thể hiện rõ ràng thế lực thân Nga trên chính trường Đức. Mặc dù có thông tin cho rằng, hầu hết các thành viên cấp cao của chính phủ Đức đều ủng hộ việc hỗ trợ Ukraine tên lửa hành trình Taurus; nhưng Thủ tướng Đức Scholz vẫn phải đối mặt với rất nhiều áp lực.
Chính phủ Mỹ, Đức và các nước khác liên tục nhấn mạnh rằng, hệ thống phòng không đối với Ukraine quan trọng hơn tên lửa tầm xa; nhưng Ukraine rõ ràng hy vọng có được cả hai Storm Shadow và Scap-EG được hỗ trợ bởi Anh và Pháp. Những vũ khí này đã sử dụng, giá trị đã được chứng minh qua thực chiến.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Mỹ CNN, tướng Alexander Tarnavsky, Tư lệnh chiến trường miền Nam Ukraine, chỉ huy cụm quân Tavriya tấn công Zaporozhye, nói rõ rằng ông không có ý định tấn công Crimea, đặc biệt là Sevastopol.
Hiện tại, thế giới bên ngoài không biết quân đội Ukraine còn có bao nhiêu tên lửa Storm Shadow và Scap-EG; tuy nhiên những thông tin công khai cho thấy, hai nước chỉ có một số rất ít tên lửa loại này.
Do vậy nếu Quân đội Ukraine nhận được cả tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ và tên lửa hành trình Taurus của Đức, họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi tấn công các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của quân đội Nga, mà không cần phải tính toán quá kỹ càng, cách sử dụng từng tên lửa trong tay, vì số lượng quá ít ỏi.
Về việc Đức hỗ trợ Ukraine tên lửa hành trình Taurus, chưa rõ có cần thiết cử quân nhân Đức sang Ukraine tham gia làm công tác bảo đảm kỹ thuật và thậm chí là sử dụng hay không? Tuy nhiên, theo quan điểm của Moscow, hành vi này cũng giống với việc Đức viện trợ vũ khí và huấn luyện quân sự cho Ukraine.
Theo hãng tin Nga RIA Novosti đưa tin, vừa qua quân Nga trên hướng chiến trường Zaporizhia, đã phá hủy một xe tăng Leopard 2 của Ukraine; nhưng khi họ kiểm tra lại do các quân nhân Đức điều khiển, mặc dù việc này không có minh chứng. Nhưng đó có thể đó cũng là lý do khiến Thủ tướng Đức Scholz thiếu quyết đoán và lo lắng quá nhiều