Xét về góc độ kỹ thuật, tên lửa Kh-59MKM không phải là tiên tiến, nhưng nó chứng tỏ rằng, các ứng dụng công nghệ tương tự ngày càng trở nên rộng rãi và hiện vũ khí này không còn là độc quyền của Mỹ.Về tên lửa Kh-59 chắc hẳn không còn xa lạ; sau khi giới thiệu dòng máy bay Su-30, Nga đã giới thiệu loại tên lửa này. Kh-59 là tên lửa tiến công mặt đất ngoài tầm nhìn; chính sự rót vốn của Trung Quốc, đã giúp Nga hoàn thiện loại tên lửa này.Hiện tại, tên lửa Kh-59 gần như là cấu hình tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga; Quân đội Nga cũng đã trang bị một số lượng lớn tên lửa cải tiến, bao gồm cả phiên bản Kh-59MK2 cũng đã được thử nghiệm trên chiến đấu cơ tàng hình Su-57.Mặc dù Kh-59MKM được trưng bày lần này, không được coi là một bản nâng cấp công nghệ cao, nhưng mục đích của nó thể hiện một hướng của vũ khí không đối đất trong những năm gần đây, đó là tăng cường khả năng xuyên sâu vào lòng đất, để có thể tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, khó bị phá hủy như hầm ngầm, các đập nước…Khách hàng tham quan triển lãm MAKS 2021 có thể nhìn thấy rõ tên lửa Kh-59MKM, được trưng bày dưới dạng một mặt cắt trong suốt, cho thấy trực quan hai phần chính của thân tên lửa. Đầu tiên là 4 đầu đạn nhỏ phía trên đầu tên lửa, nặng 40 kg; tiếp theo là đầu đạn chính ở giữa quả tên lửa, nặng 320 kg.Bốn đầu đạn nhỏ + đầu đạn chính là bí quyết tăng cường khả năng xuyên đất và tấn công, phá hủy các mục tiêu kiên cố. Hai đầu đạn tưởng như tách rời nhau, nhưng thực chất chúng được coi là một tổng thể, tức là đầu đạn xuyên giáp tổng hợp.Nguyên lý xuyên phá của đầu đạn tên lửa thông thường, chủ yếu dựa vào động năng của chính đầu đạn, để xâm nhập vào lớp vỏ bảo vệ của mục tiêu, và phát nổ dưới tác động chậm của ngòi nổ, để đạt được hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tốt hơn.Tuy nhiên, một số mục tiêu được bảo vệ tốt (như các hầm ngầm, con đập), tên lửa không thể xuyên vào mục tiêu nhờ động năng của tên lửa; như vậy hiệu quả tấn công sẽ rất thấp (ví dụ hầm ngầm có lớp vỏ dày, nằm sâu dưới lòng đất, tên lửa gây nổ phía ngoài sẽ ít tác dụng). Trong trường hợp này, khả năng xuyên phá hỗn hợp của đầu đạn sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.So với đầu đạn xuyên động năng thuần túy, đầu đạn xuyên giáp tổng hợp, được kết hợp giữa một đầu đạn nổ lõm nhỏ phía trước và khối đầu đạn chính nằm phía sau.Nguyên lý làm việc của đầu đạn tổng hợp, đó là khi tên lửa chạm mục tiêu cứng, đầu đạn nhỏ nổ lõm phía trước sẽ phát nổ trước, tạo thành luồng phản lực kim loại để đâm xuyên trước, giúp làm mềm, nghiền nát và biến dạng lớp vỏ, tương đương với việc dọn đường, cho đầu đạn chính phía sau tiếp cận lõi mục tiêu, để đạt được hiệu ứng nổ tốt hơn.Do vậy khi quan sát tên lửa Kh-59MKM, mặc dù 4 đầu đạn nhỏ ở đầu phía trước của Kh-59MKM, dường như không nhỏ hơn nhiều so với đầu đạn xuyên chính phía sau, nhưng nó chỉ có trọng lượng bằng 1/8 trọng lượng đầu nổ chính; vì 4 đầu đạn này là 4 đầu đạn nổ lõm, áp dụng theo nguyên lý nổ hình phễu ngược.Trong tên lửa Kh-59MKM, 4 đầu đạn nổ lõm này, khi nổ sẽ tạo thành luồng phản lực kim loại, tạo ra nhiệt độ và áp xuất cực cao, tạo ra khả năng xuyên qua những lớp vỏ cứng, để tạo điều kiện cho đầu đạn chiến đấu chính phía sau, tiếp cận gần hơn lõi mục tiêu.Hiện nay, đầu đạn xuyên giáp tổng hợp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại vũ khí không đối đất có trọng lượng lớn, chẳng hạn như tên lửa Taurus của châu Âu. So với những loại tên lửa lớn như Kim Ngưu của Hàn Quốc, thì thân của tên lửa Kh-59 cũng nhỏ hơn một chút.Do tên lửa Kh-59MKM được trang bị đầu đạn lớn, do vậy không còn chỗ để lắp thiết bị tìm kiếm nữa, mà chủ yếu dựa vào hệ thống dẫn đường tự động SNAU-59MK-02, dẫn tên lửa bay đến mục tiêu; do đó độ chính xác tên lửa giảm từ 3-5 lần, độ lệch mục tiêu đến 10 mét.Theo thông tin tại Triển lãm, ngoài việc độ chính xác không thể tránh khỏi do thiếu phương tiện tìm kiếm, kích thước của tên lửa Kh-59MKM không thay đổi so với các mẫu tên lửa trước đó, và sự thay đổi về trọng lượng phóng cũng có thể bỏ qua.Điều khác biệt nhất là khi người Nga giới thiệu tên lửa Kh-59MKM, họ đã thẳng thừng đề cập về các mục tiêu của tên lửa Kh-59MKM; ngoài hầm ngầm, mục tiêu được bảo vệ kiên cố, còn có cả các đập nước, điều hiếm khi được tuyên truyền về vũ khí tương tự ở các nước khác. Nguồn ảnh: Avia. Hình ảnh hiếm hoi của tên lửa Kh-59M2 khi được phóng thử nghiệm. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Xét về góc độ kỹ thuật, tên lửa Kh-59MKM không phải là tiên tiến, nhưng nó chứng tỏ rằng, các ứng dụng công nghệ tương tự ngày càng trở nên rộng rãi và hiện vũ khí này không còn là độc quyền của Mỹ.
Về tên lửa Kh-59 chắc hẳn không còn xa lạ; sau khi giới thiệu dòng máy bay Su-30, Nga đã giới thiệu loại tên lửa này. Kh-59 là tên lửa tiến công mặt đất ngoài tầm nhìn; chính sự rót vốn của Trung Quốc, đã giúp Nga hoàn thiện loại tên lửa này.
Hiện tại, tên lửa Kh-59 gần như là cấu hình tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga; Quân đội Nga cũng đã trang bị một số lượng lớn tên lửa cải tiến, bao gồm cả phiên bản Kh-59MK2 cũng đã được thử nghiệm trên chiến đấu cơ tàng hình Su-57.
Mặc dù Kh-59MKM được trưng bày lần này, không được coi là một bản nâng cấp công nghệ cao, nhưng mục đích của nó thể hiện một hướng của vũ khí không đối đất trong những năm gần đây, đó là tăng cường khả năng xuyên sâu vào lòng đất, để có thể tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, khó bị phá hủy như hầm ngầm, các đập nước…
Khách hàng tham quan triển lãm MAKS 2021 có thể nhìn thấy rõ tên lửa Kh-59MKM, được trưng bày dưới dạng một mặt cắt trong suốt, cho thấy trực quan hai phần chính của thân tên lửa. Đầu tiên là 4 đầu đạn nhỏ phía trên đầu tên lửa, nặng 40 kg; tiếp theo là đầu đạn chính ở giữa quả tên lửa, nặng 320 kg.
Bốn đầu đạn nhỏ + đầu đạn chính là bí quyết tăng cường khả năng xuyên đất và tấn công, phá hủy các mục tiêu kiên cố. Hai đầu đạn tưởng như tách rời nhau, nhưng thực chất chúng được coi là một tổng thể, tức là đầu đạn xuyên giáp tổng hợp.
Nguyên lý xuyên phá của đầu đạn tên lửa thông thường, chủ yếu dựa vào động năng của chính đầu đạn, để xâm nhập vào lớp vỏ bảo vệ của mục tiêu, và phát nổ dưới tác động chậm của ngòi nổ, để đạt được hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tốt hơn.
Tuy nhiên, một số mục tiêu được bảo vệ tốt (như các hầm ngầm, con đập), tên lửa không thể xuyên vào mục tiêu nhờ động năng của tên lửa; như vậy hiệu quả tấn công sẽ rất thấp (ví dụ hầm ngầm có lớp vỏ dày, nằm sâu dưới lòng đất, tên lửa gây nổ phía ngoài sẽ ít tác dụng). Trong trường hợp này, khả năng xuyên phá hỗn hợp của đầu đạn sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
So với đầu đạn xuyên động năng thuần túy, đầu đạn xuyên giáp tổng hợp, được kết hợp giữa một đầu đạn nổ lõm nhỏ phía trước và khối đầu đạn chính nằm phía sau.
Nguyên lý làm việc của đầu đạn tổng hợp, đó là khi tên lửa chạm mục tiêu cứng, đầu đạn nhỏ nổ lõm phía trước sẽ phát nổ trước, tạo thành luồng phản lực kim loại để đâm xuyên trước, giúp làm mềm, nghiền nát và biến dạng lớp vỏ, tương đương với việc dọn đường, cho đầu đạn chính phía sau tiếp cận lõi mục tiêu, để đạt được hiệu ứng nổ tốt hơn.
Do vậy khi quan sát tên lửa Kh-59MKM, mặc dù 4 đầu đạn nhỏ ở đầu phía trước của Kh-59MKM, dường như không nhỏ hơn nhiều so với đầu đạn xuyên chính phía sau, nhưng nó chỉ có trọng lượng bằng 1/8 trọng lượng đầu nổ chính; vì 4 đầu đạn này là 4 đầu đạn nổ lõm, áp dụng theo nguyên lý nổ hình phễu ngược.
Trong tên lửa Kh-59MKM, 4 đầu đạn nổ lõm này, khi nổ sẽ tạo thành luồng phản lực kim loại, tạo ra nhiệt độ và áp xuất cực cao, tạo ra khả năng xuyên qua những lớp vỏ cứng, để tạo điều kiện cho đầu đạn chiến đấu chính phía sau, tiếp cận gần hơn lõi mục tiêu.
Hiện nay, đầu đạn xuyên giáp tổng hợp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại vũ khí không đối đất có trọng lượng lớn, chẳng hạn như tên lửa Taurus của châu Âu. So với những loại tên lửa lớn như Kim Ngưu của Hàn Quốc, thì thân của tên lửa Kh-59 cũng nhỏ hơn một chút.
Do tên lửa Kh-59MKM được trang bị đầu đạn lớn, do vậy không còn chỗ để lắp thiết bị tìm kiếm nữa, mà chủ yếu dựa vào hệ thống dẫn đường tự động SNAU-59MK-02, dẫn tên lửa bay đến mục tiêu; do đó độ chính xác tên lửa giảm từ 3-5 lần, độ lệch mục tiêu đến 10 mét.
Theo thông tin tại Triển lãm, ngoài việc độ chính xác không thể tránh khỏi do thiếu phương tiện tìm kiếm, kích thước của tên lửa Kh-59MKM không thay đổi so với các mẫu tên lửa trước đó, và sự thay đổi về trọng lượng phóng cũng có thể bỏ qua.
Điều khác biệt nhất là khi người Nga giới thiệu tên lửa Kh-59MKM, họ đã thẳng thừng đề cập về các mục tiêu của tên lửa Kh-59MKM; ngoài hầm ngầm, mục tiêu được bảo vệ kiên cố, còn có cả các đập nước, điều hiếm khi được tuyên truyền về vũ khí tương tự ở các nước khác. Nguồn ảnh: Avia.
Hình ảnh hiếm hoi của tên lửa Kh-59M2 khi được phóng thử nghiệm. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.