Sau khi Anh và Pháp quyết định trang bị cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow/SCALP EG; một số nhà lập pháp Đức đã kêu gọi nước này tham gia nhóm và cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus KPED 350 cho Quân đội Ukraine (AFU). Ảnh: Military.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RND của Đức vào ngày 23/5 vừa qua, nghị sĩ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo của Đức và cũng là một đại tá quân đội Đức đã nghỉ hưu, ông Roderich Kiesewetter đã thúc giục Quân đội Đức chuyển giao các tên lửa hành trình tầm xa Taurus của nước này cho Ukraine. Ảnh: RND.Đưa ra lý do về việc cung cấp các tên lửa tầm xa này cho Ukraine, ông Kiesewetter cho biết, Đức có một số lượng nhỏ tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao Taurus, nhưng chúng sẽ mang lại lợi thế lớn cho Ukraine, cho phép tấn công cơ sở hạ tầng quân sự của Nga ở phía sau chiến tuyến. Ảnh: Sina. Ông Kiesewetter phát biểu với giới truyền thông: “10 năm trước, khoảng 600 tên lửa Taurus KEPD 350K đã được giao cho Quân đội Đức, nhưng hiện tại chỉ khoảng 150 trong số đó còn hoạt động. Nhưng công ty vũ khí châu Âu MBDA có thể bắt đầu sản xuất lại Taurus, nếu chính phủ Đức quyết định giao nó cho Ukraine”. Ảnh: DAW.Trường hợp tên lửa tầm xa Taurus của Đức, nếu được giao cùng tên lửa Storm Shadow của Anh cho Ukraine, có thể giúp Ukraine tăng cường khả năng tấn công các vị trí của Nga ở xa phía sau tiền tuyến. Ảnh: QQ.Mặc dù Nga tuyên bố đánh chặn thành công tên lửa Storm Shadow mà Ukraine phóng đi, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng, đây là một loại vũ khí tấn công nữa, mà phòng không Nga sẽ phải điều chỉnh, sau khi tên lửa "HIMARS thay đổi cuộc chơi", được đưa vào chiến trường vào năm ngoái. Ảnh: Buf. Cho đến nay, Mỹ và các đồng minh NATO nhìn chung vẫn “miễn cưỡng” cung cấp cho Kiev tên lửa và đạn tấn công tầm xa. Điều này cũng được thể hiện trong tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Đức về việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine. Ảnh: Sina. Ngày 23/5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine. Khi được hỏi liệu việc giao hàng như vậy có khả thi hay không, ông Pistorius khẳng định rằng, ông không muốn đi sâu vào chi tiết về mọi hệ thống vũ khí. Ảnh: Sina. Taurus KEPD 350 là tên lửa hành trình không đối đất do Thụy Điển và Đức hợp tác phát triển. Chúng được thiết kế để sử dụng trong các cuộc tấn công cực kỳ chính xác, nhằm vào các mục tiêu được phòng thủ tốt và mục tiêu ngầm dưới lòng đất. Ảnh: Aviation. Mục tiêu của tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 là các cây cầu, tàu trong cảng, đường băng sân bay, trung tâm chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, boongke, cơ sở cảng và các tòa nhà căn cứ không quân. Ảnh: Aviation. Tên lửa Taurus có bề mặt phản xạ radar hiệu dụng thấp, tầm bắn tối đa 500 km; trọng lượng toàn bộ là 1.400 kg. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Williams F121-WR-115 với lực đẩy 6,67 kN, cho tên lửa đạt tốc độ gần cận âm. Ảnh: Aviation.Tên lửa Taurus sử dụng phương pháp dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính, được điều chỉnh bằng tín hiệu GPS với radar đo độ cao để điều chỉnh khớp với bản đồ địa hình và hệ thống so sánh mục tiêu ở giai đoạn cuối. Ảnh: Aviation. Nói chung phương pháp dẫn đường của tên lửa Taurus cũng tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của Anh. Với việc sử dụng radar đo cao và GPS, cho phép tên lửa bay ở độ cao thấp, khoảng 30-40 mét so với mặt đất; nên rất khó cho việc phát hiện. Ảnh: Aviation. Tên lửa Taurus có mức chính xác rất cao; theo thông tin của nhà sản xuất, độ lệch mục tiêu của tên lửa tối đa là khoảng 3 mét. Taurus sử dụng đầu đạn xuyên đa hiệu ứng hai tầng MEPHISTO, nặng khoảng 481 kg. Sức công phá của đầu đạn được tối ưu hóa, để hạn chế thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dân dụng gần đó. Ảnh: Aviation. Tên lửa Taurus được chế tạo theo khối mô-đun, có thể được lắp ráp theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tên lửa Taurus có thể phóng trong bất kỳ thời tiết nào và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ảnh: Aviation. Ưu điểm của tên lửa Taurus là khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp, khả năng bay bám địa hình, giúp hạn chế sự phát hiện bằng radar của đối phương; độ tin cậy cao cùng thiết kế mô-đun giúp giảm chi phí vòng đời của hệ thống. Đồng thời với tầm bắn xa, bảo đảm an toàn cho máy bay phóng tên lửa trước các hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh: Aviation.Điểm hạn chế của Taurus là giá thành cao (1 triệu euro/quả), nên không thể sử dụng với số lượng lớn; công nghệ tên lửa phức tạp, trong đó có sử dụng phương pháp dẫn đường tham chiếu địa hình (TRN), nên thời gian lập trình đường bay mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tên lửa Taurus vẫn sử dụng tín hiệu GPS để hiệu chỉnh sai số đường bay, nên có thể bị gây nhiễu. Ảnh: Fort. Cho đến nay, các máy bay chiến đấu Eurofighter của Đức và Tây Ban Nha, máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Tây Ban Nha và máy bay đa năng Boeing F-15K Slam Eagle của Hàn Quốc đã được điều chỉnh để sử dụng loại tên lửa này. Hàn Quốc cũng là khách hàng cuối cùng đặt mua tên lửa Taurus vào năm 2016, việc sản xuất Taurus được tiếp tục cho đến năm 2018. Ảnh: Aviation.
Sau khi Anh và Pháp quyết định trang bị cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow/SCALP EG; một số nhà lập pháp Đức đã kêu gọi nước này tham gia nhóm và cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus KPED 350 cho Quân đội Ukraine (AFU). Ảnh: Military.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RND của Đức vào ngày 23/5 vừa qua, nghị sĩ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo của Đức và cũng là một đại tá quân đội Đức đã nghỉ hưu, ông Roderich Kiesewetter đã thúc giục Quân đội Đức chuyển giao các tên lửa hành trình tầm xa Taurus của nước này cho Ukraine. Ảnh: RND.
Đưa ra lý do về việc cung cấp các tên lửa tầm xa này cho Ukraine, ông Kiesewetter cho biết, Đức có một số lượng nhỏ tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao Taurus, nhưng chúng sẽ mang lại lợi thế lớn cho Ukraine, cho phép tấn công cơ sở hạ tầng quân sự của Nga ở phía sau chiến tuyến. Ảnh: Sina.
Ông Kiesewetter phát biểu với giới truyền thông: “10 năm trước, khoảng 600 tên lửa Taurus KEPD 350K đã được giao cho Quân đội Đức, nhưng hiện tại chỉ khoảng 150 trong số đó còn hoạt động. Nhưng công ty vũ khí châu Âu MBDA có thể bắt đầu sản xuất lại Taurus, nếu chính phủ Đức quyết định giao nó cho Ukraine”. Ảnh: DAW.
Trường hợp tên lửa tầm xa Taurus của Đức, nếu được giao cùng tên lửa Storm Shadow của Anh cho Ukraine, có thể giúp Ukraine tăng cường khả năng tấn công các vị trí của Nga ở xa phía sau tiền tuyến. Ảnh: QQ.
Mặc dù Nga tuyên bố đánh chặn thành công tên lửa Storm Shadow mà Ukraine phóng đi, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng, đây là một loại vũ khí tấn công nữa, mà phòng không Nga sẽ phải điều chỉnh, sau khi tên lửa "HIMARS thay đổi cuộc chơi", được đưa vào chiến trường vào năm ngoái. Ảnh: Buf.
Cho đến nay, Mỹ và các đồng minh NATO nhìn chung vẫn “miễn cưỡng” cung cấp cho Kiev tên lửa và đạn tấn công tầm xa. Điều này cũng được thể hiện trong tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Đức về việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine. Ảnh: Sina.
Ngày 23/5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine. Khi được hỏi liệu việc giao hàng như vậy có khả thi hay không, ông Pistorius khẳng định rằng, ông không muốn đi sâu vào chi tiết về mọi hệ thống vũ khí. Ảnh: Sina.
Taurus KEPD 350 là tên lửa hành trình không đối đất do Thụy Điển và Đức hợp tác phát triển. Chúng được thiết kế để sử dụng trong các cuộc tấn công cực kỳ chính xác, nhằm vào các mục tiêu được phòng thủ tốt và mục tiêu ngầm dưới lòng đất. Ảnh: Aviation.
Mục tiêu của tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 là các cây cầu, tàu trong cảng, đường băng sân bay, trung tâm chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, boongke, cơ sở cảng và các tòa nhà căn cứ không quân. Ảnh: Aviation.
Tên lửa Taurus có bề mặt phản xạ radar hiệu dụng thấp, tầm bắn tối đa 500 km; trọng lượng toàn bộ là 1.400 kg. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Williams F121-WR-115 với lực đẩy 6,67 kN, cho tên lửa đạt tốc độ gần cận âm. Ảnh: Aviation.
Tên lửa Taurus sử dụng phương pháp dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính, được điều chỉnh bằng tín hiệu GPS với radar đo độ cao để điều chỉnh khớp với bản đồ địa hình và hệ thống so sánh mục tiêu ở giai đoạn cuối. Ảnh: Aviation.
Nói chung phương pháp dẫn đường của tên lửa Taurus cũng tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của Anh. Với việc sử dụng radar đo cao và GPS, cho phép tên lửa bay ở độ cao thấp, khoảng 30-40 mét so với mặt đất; nên rất khó cho việc phát hiện. Ảnh: Aviation.
Tên lửa Taurus có mức chính xác rất cao; theo thông tin của nhà sản xuất, độ lệch mục tiêu của tên lửa tối đa là khoảng 3 mét. Taurus sử dụng đầu đạn xuyên đa hiệu ứng hai tầng MEPHISTO, nặng khoảng 481 kg. Sức công phá của đầu đạn được tối ưu hóa, để hạn chế thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dân dụng gần đó. Ảnh: Aviation.
Tên lửa Taurus được chế tạo theo khối mô-đun, có thể được lắp ráp theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tên lửa Taurus có thể phóng trong bất kỳ thời tiết nào và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ảnh: Aviation.
Ưu điểm của tên lửa Taurus là khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp, khả năng bay bám địa hình, giúp hạn chế sự phát hiện bằng radar của đối phương; độ tin cậy cao cùng thiết kế mô-đun giúp giảm chi phí vòng đời của hệ thống. Đồng thời với tầm bắn xa, bảo đảm an toàn cho máy bay phóng tên lửa trước các hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh: Aviation.
Điểm hạn chế của Taurus là giá thành cao (1 triệu euro/quả), nên không thể sử dụng với số lượng lớn; công nghệ tên lửa phức tạp, trong đó có sử dụng phương pháp dẫn đường tham chiếu địa hình (TRN), nên thời gian lập trình đường bay mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tên lửa Taurus vẫn sử dụng tín hiệu GPS để hiệu chỉnh sai số đường bay, nên có thể bị gây nhiễu. Ảnh: Fort.
Cho đến nay, các máy bay chiến đấu Eurofighter của Đức và Tây Ban Nha, máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Tây Ban Nha và máy bay đa năng Boeing F-15K Slam Eagle của Hàn Quốc đã được điều chỉnh để sử dụng loại tên lửa này. Hàn Quốc cũng là khách hàng cuối cùng đặt mua tên lửa Taurus vào năm 2016, việc sản xuất Taurus được tiếp tục cho đến năm 2018. Ảnh: Aviation.