Dưới thời Nga hoàng, Nga thường mua các khinh khí cầu nguyên chiếc được sản xuất từ nước ngoài về sử dụng trong nước. Tuy nhiên dưới thời Liên Xô, quốc gia này đã tự chủ được trong việc sản xuất khinh khí cầu. Nguồn ảnh: RBTH.Loại khí cầu đầu tiên mà phía Liên Xô tự sản xuất được hoàn toàn trong nước là vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ trước. Loại khí cầu này mang tên Astra, có nghĩa là "Ngôi sao Đỏ". Nguồn ảnh: RBTH.Những khí cầu tiếp theo, có tên Moskowsky Khimik-Rezinchik được Liên Xô thiết kế và sản xuất thành công vào năm 1924. Toàn bộ quá trình thiết kế và sản xuất đều được thực hiện trong nước bởi các kỹ sư và công nhân người Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.Để nâng cao khả năng sản xuất khinh khí cầu, năm 1930, phía Liên Xô đã cử các kỹ sư hàng đầu trong ngành thiết kế khinh khí cầu của mình tới Pháp, Đức và Mỹ - những cường quốc khinh khí cầu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: RBTH.Tuy nhiên, không giống dưới thời Nga hoàng - khi mà khí cầu được thiết kế để phục vụ chiến tranh. Nhà nước Liên Xô lúc bấy giờ nhận định, khí cầu đang ngày dần mất đi khả năng chiến đấu trên không so với máy bay và quyết định phát triển khinh khí cầu với mục đích thương mại, vận tải chứ không phải cho chiến đấu. Nguồn ảnh: RBTH.Năm 1937, khí cầu V-6 lớn nhất của Liên Xô đã ra đời và có khả năng băn liên tục trong vòng 130 tiếng 27 phút - đây là kỷ lục về thời gian bay lâu nhất bởi khinh khí cầu tính đến thời điểm V-6 ra đời. Nguồn ảnh: RBTH.Theo các tài liệu Liên Xô ghi chép lại, khí cầu thời điểm đó được sử dụng để phục vụ vào mục đích cứu hỏa các đám cháy rừng, rải thuốc diệt muỗi để diệt sốt rét. Ứng dụng trong lĩnh vực quân sự thiết thực nhất mà khí cầu mang lại đó là sử dụng để huấn luyện lính nhảy dù với chi phí giờ bay rẻ hơn nhiều so với việc dùng máy bay. Nguồn ảnh: RBTH.Tới khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, khí cầu của Liên Xô cũng vẫn chỉ có nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù cho các lực lượng lính dù đặc nhiệm và phi công. Ngoài ra trong chiến tranh, khí cầu của Liên Xô còn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa với những kiện hàng nhỏ di chuyển những quãng đường ngắn. Nguồn ảnh: RBTH.Một trong những ưu điểm của khí cầu đó là nó có thể chịu được hàng trăm viên đạn của đối phương mà vẫn không bị bắn hạ. Khi bị dính đạn, khí cầu sẽ dần mất lực nâng và tiếp đất nhẹ nhàng, hoàn toàn không rơi thẳng xuống đất như các loại máy bay. Nguồn ảnh: RBTH.Mặc dù vậy, thời đại của khinh khí cầu vẫn phải kết thúc khi mà máy bay càng ngày càng rẻ và khỏe, bay được xa hơn. Loại khí cầu cuối cùng mà Liên Xô sản xuất ra là loại V-12 Patriot (V-12 Người Yêu Nước) được ra đời vào năm 1947. Cùng năm đó, V-12 bị dừng hoạt động và quân đội Liên Xô không sử dụng tiếp khí cầu nữa. Nguồn ảnh: RBTH. Mời độc giả xem Video: Đội quân khinh khí cầu của Mỹ tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với nhiệm vụ cảnh giới, phát hiện tàu địch trên biển.
Dưới thời Nga hoàng, Nga thường mua các khinh khí cầu nguyên chiếc được sản xuất từ nước ngoài về sử dụng trong nước. Tuy nhiên dưới thời Liên Xô, quốc gia này đã tự chủ được trong việc sản xuất khinh khí cầu. Nguồn ảnh: RBTH.
Loại khí cầu đầu tiên mà phía Liên Xô tự sản xuất được hoàn toàn trong nước là vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ trước. Loại khí cầu này mang tên Astra, có nghĩa là "Ngôi sao Đỏ". Nguồn ảnh: RBTH.
Những khí cầu tiếp theo, có tên Moskowsky Khimik-Rezinchik được Liên Xô thiết kế và sản xuất thành công vào năm 1924. Toàn bộ quá trình thiết kế và sản xuất đều được thực hiện trong nước bởi các kỹ sư và công nhân người Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.
Để nâng cao khả năng sản xuất khinh khí cầu, năm 1930, phía Liên Xô đã cử các kỹ sư hàng đầu trong ngành thiết kế khinh khí cầu của mình tới Pháp, Đức và Mỹ - những cường quốc khinh khí cầu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: RBTH.
Tuy nhiên, không giống dưới thời Nga hoàng - khi mà khí cầu được thiết kế để phục vụ chiến tranh. Nhà nước Liên Xô lúc bấy giờ nhận định, khí cầu đang ngày dần mất đi khả năng chiến đấu trên không so với máy bay và quyết định phát triển khinh khí cầu với mục đích thương mại, vận tải chứ không phải cho chiến đấu. Nguồn ảnh: RBTH.
Năm 1937, khí cầu V-6 lớn nhất của Liên Xô đã ra đời và có khả năng băn liên tục trong vòng 130 tiếng 27 phút - đây là kỷ lục về thời gian bay lâu nhất bởi khinh khí cầu tính đến thời điểm V-6 ra đời. Nguồn ảnh: RBTH.
Theo các tài liệu Liên Xô ghi chép lại, khí cầu thời điểm đó được sử dụng để phục vụ vào mục đích cứu hỏa các đám cháy rừng, rải thuốc diệt muỗi để diệt sốt rét. Ứng dụng trong lĩnh vực quân sự thiết thực nhất mà khí cầu mang lại đó là sử dụng để huấn luyện lính nhảy dù với chi phí giờ bay rẻ hơn nhiều so với việc dùng máy bay. Nguồn ảnh: RBTH.
Tới khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, khí cầu của Liên Xô cũng vẫn chỉ có nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù cho các lực lượng lính dù đặc nhiệm và phi công. Ngoài ra trong chiến tranh, khí cầu của Liên Xô còn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa với những kiện hàng nhỏ di chuyển những quãng đường ngắn. Nguồn ảnh: RBTH.
Một trong những ưu điểm của khí cầu đó là nó có thể chịu được hàng trăm viên đạn của đối phương mà vẫn không bị bắn hạ. Khi bị dính đạn, khí cầu sẽ dần mất lực nâng và tiếp đất nhẹ nhàng, hoàn toàn không rơi thẳng xuống đất như các loại máy bay. Nguồn ảnh: RBTH.
Mặc dù vậy, thời đại của khinh khí cầu vẫn phải kết thúc khi mà máy bay càng ngày càng rẻ và khỏe, bay được xa hơn. Loại khí cầu cuối cùng mà Liên Xô sản xuất ra là loại V-12 Patriot (V-12 Người Yêu Nước) được ra đời vào năm 1947. Cùng năm đó, V-12 bị dừng hoạt động và quân đội Liên Xô không sử dụng tiếp khí cầu nữa. Nguồn ảnh: RBTH.
Mời độc giả xem Video: Đội quân khinh khí cầu của Mỹ tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với nhiệm vụ cảnh giới, phát hiện tàu địch trên biển.