Các thông báo ba bên gần đây bởi Australia, Anh, và Mỹ về việc thành lập một hợp tác an ninh mới (gọi tắt là AUKUS) khiến tất cả bất ngờ, vì những gì thỏa thuận kéo theo, đó là Hải quân Australia sẽ sở hữu tàu ngầm hạt nhân.Mặc dù các quan chức của cả ba nước đều kiên quyết cho rằng, Australia sẽ không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân; nhưng họ có quyền sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng tuyên bố này đã gây ra vô số đau đầu tại nhiều quốc gia.Câu hỏi đặt ra, tại sao Australia - một quốc gia có hạm đội tàu ngầm nhỏ, đã khá cũ và không có kinh nghiệm về khai thác tàu ngầm hạt nhân, lại quyết định dốc toàn lực vào thiết kế tàu ngầm hạt nhân?Câu trả lời về cơ bản là là tàu ngầm hạt nhân có tính năng gấp đôi tàu ngầm thống thường; trong khi đó hợp đồng mua các tàu ngầm thông thường chạy bằng điện-diesel của Pháp giá cũng không kém hơn tàu ngầm hạt nhân là mấy. Vậy tại sao Australia lại không bỏ ra cùng một số tiền, nhưng sở hữu loại tàu ngầm có tính năng tốt hơn?Hải quân Australia hiện đang sử dụng một hạm đội gồm 6 tàu ngầm lớp Collins; số tàu ngầm này về cơ bản là một biến thể phóng to của lớp Västergötland của Thụy Điển; đây là lớp tàu ngầm diesel-điện thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù các tàu ngầm lớp Collins của Australia đã được đưa vào sử dụng từ năm 1996, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề.Australia quyết định mua một thiết kế đã qua kiểm chứng, như một biện pháp tiết kiệm chi phí hơn là xây dựng một lớp tàu mới từ đầu. Tuy nhiên, khi quyết định sửa đổi lớp Västergötland, Hải quân Australia về cơ bản đang tạo ra một thiết kế tàu ngầm mới từ đầu, do đó có vô số vấn đề.Hải quân Australia đã phát hiện ra những khiếm khuyết trong quá trình hàn thân tàu lớp Collins, làm ảnh hưởng đến độ bền của thân tàu. Các vấn đề với thiết kế chân vịt của tàu, các miếng đệm trục chân vịt, động cơ diesel của tàu phụ cũng yêu cầu thiết kế lại.Ngoài ra, thiết kế thân tàu ngầm lớp Västergötland, khi bị kéo dài thành thiết kế tàu lớp Collins, đã không được đánh giá đầy đủ về tiếng ồn thủy động lực học trước khi đóng và được phát hiện là có độ ồn quá lớn khi di chuyển với tốc độ cao.Để thay thế tàu ngầm lớp Collins, Hải quân Australia đã chọn tàu ngầm lớp Attack do Pháp thiết kế. Nhưng giống như lớp Collins, các tàu ngầm lớp Attack dựa trên một thiết kế của một tàu ngầm khác, đó là tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda của Hải quân Pháp.Sự sửa đổi này có thể tạo ra các vấn đề tương tự như những gì đã trải qua với lớp Collins, khi sửa đổi một thiết kế có sẵn, để biến những gì về bản chất là một thiết kế hoàn toàn mới. Nhưng thiết kế tàu ngầm lớp Attack là thiết kế thu nhỏ của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda.Và so với tàu ngầm lớp Collins, lớp Attack cũng sẽ không giúp nâng cao quá nhiều khả năng chiến đấu; mặc dù tàu ngầm lớp Attack có lợi thế về tầm hoạt động và khả năng lặn lâu hơn so với các tàu ngầm cũ hơn, đơn giản là do kích thước lớn hơn của lớp Attack chứa được nhiều nhiên liệu hơn.Và giống như tàu ngầm lớp Collins, tàu ngầm Pháp thiếu hệ thống phóng thẳng đứng, để phóng tên lửa hành trình. Cuối cùng, chi phí tăng cao cũng đóng một vai trò quan trọng.Bất chấp ước tính giá ban đầu của Pháp, chi phí cho 12 tàu ngầm lớp Attack đã lên tới 90 tỷ đô la Australia (AUD), tương đương gần 66 tỷ USD và sẽ là chương trình quốc phòng đắt đỏ nhất của Australia.Theo phân tích của giới quan sát quân sự, việc Australia chuyển sang đóng tàu ngầm hạt nhân là một lựa chọn thông minh. Các tàu ngầm hạt nhân không chỉ cung cấp tầm hoạt động và thời gian lặn vượt trội hơn nhiều so với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường, mà còn êm hơn và khó bị phát hiện hơn nhiều và do đó có khả năng sống sót cao hơn.Hơn nữa, việc tận dụng 125 năm kinh nghiệm tổng hợp của Anh và Mỹ về động cơ đẩy tàu ngầm hạt nhân, sẽ giúp Australia nhanh chóng khai thác hiệu quả tàu ngầm hạt nhân của họ. Có thể trước mắt, Mỹ sẽ cho Hải quân Australia thuê một số chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles để huấn luyện và làm quen.Mặc dù thông tin chi tiết về tám chiếc tàu ngầm hạt nhân mới của Hải quân Australia sẽ trông như thế nào, chính xác vẫn chưa được biết; nhưng rất có thể chúng sẽ khá giống với thiết kế hiện có của Mỹ hoặc Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh các tàu ngầm lớp Collins - loại tàu ngầm duy nhất Australia đang sử dụng trong biên chế ở thời điểm hiện tại. Nguồn: CBS.
Các thông báo ba bên gần đây bởi Australia, Anh, và Mỹ về việc thành lập một hợp tác an ninh mới (gọi tắt là AUKUS) khiến tất cả bất ngờ, vì những gì thỏa thuận kéo theo, đó là Hải quân Australia sẽ sở hữu tàu ngầm hạt nhân.
Mặc dù các quan chức của cả ba nước đều kiên quyết cho rằng, Australia sẽ không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân; nhưng họ có quyền sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng tuyên bố này đã gây ra vô số đau đầu tại nhiều quốc gia.
Câu hỏi đặt ra, tại sao Australia - một quốc gia có hạm đội tàu ngầm nhỏ, đã khá cũ và không có kinh nghiệm về khai thác tàu ngầm hạt nhân, lại quyết định dốc toàn lực vào thiết kế tàu ngầm hạt nhân?
Câu trả lời về cơ bản là là tàu ngầm hạt nhân có tính năng gấp đôi tàu ngầm thống thường; trong khi đó hợp đồng mua các tàu ngầm thông thường chạy bằng điện-diesel của Pháp giá cũng không kém hơn tàu ngầm hạt nhân là mấy. Vậy tại sao Australia lại không bỏ ra cùng một số tiền, nhưng sở hữu loại tàu ngầm có tính năng tốt hơn?
Hải quân Australia hiện đang sử dụng một hạm đội gồm 6 tàu ngầm lớp Collins; số tàu ngầm này về cơ bản là một biến thể phóng to của lớp Västergötland của Thụy Điển; đây là lớp tàu ngầm diesel-điện thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù các tàu ngầm lớp Collins của Australia đã được đưa vào sử dụng từ năm 1996, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề.
Australia quyết định mua một thiết kế đã qua kiểm chứng, như một biện pháp tiết kiệm chi phí hơn là xây dựng một lớp tàu mới từ đầu. Tuy nhiên, khi quyết định sửa đổi lớp Västergötland, Hải quân Australia về cơ bản đang tạo ra một thiết kế tàu ngầm mới từ đầu, do đó có vô số vấn đề.
Hải quân Australia đã phát hiện ra những khiếm khuyết trong quá trình hàn thân tàu lớp Collins, làm ảnh hưởng đến độ bền của thân tàu. Các vấn đề với thiết kế chân vịt của tàu, các miếng đệm trục chân vịt, động cơ diesel của tàu phụ cũng yêu cầu thiết kế lại.
Ngoài ra, thiết kế thân tàu ngầm lớp Västergötland, khi bị kéo dài thành thiết kế tàu lớp Collins, đã không được đánh giá đầy đủ về tiếng ồn thủy động lực học trước khi đóng và được phát hiện là có độ ồn quá lớn khi di chuyển với tốc độ cao.
Để thay thế tàu ngầm lớp Collins, Hải quân Australia đã chọn tàu ngầm lớp Attack do Pháp thiết kế. Nhưng giống như lớp Collins, các tàu ngầm lớp Attack dựa trên một thiết kế của một tàu ngầm khác, đó là tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda của Hải quân Pháp.
Sự sửa đổi này có thể tạo ra các vấn đề tương tự như những gì đã trải qua với lớp Collins, khi sửa đổi một thiết kế có sẵn, để biến những gì về bản chất là một thiết kế hoàn toàn mới. Nhưng thiết kế tàu ngầm lớp Attack là thiết kế thu nhỏ của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda.
Và so với tàu ngầm lớp Collins, lớp Attack cũng sẽ không giúp nâng cao quá nhiều khả năng chiến đấu; mặc dù tàu ngầm lớp Attack có lợi thế về tầm hoạt động và khả năng lặn lâu hơn so với các tàu ngầm cũ hơn, đơn giản là do kích thước lớn hơn của lớp Attack chứa được nhiều nhiên liệu hơn.
Và giống như tàu ngầm lớp Collins, tàu ngầm Pháp thiếu hệ thống phóng thẳng đứng, để phóng tên lửa hành trình. Cuối cùng, chi phí tăng cao cũng đóng một vai trò quan trọng.
Bất chấp ước tính giá ban đầu của Pháp, chi phí cho 12 tàu ngầm lớp Attack đã lên tới 90 tỷ đô la Australia (AUD), tương đương gần 66 tỷ USD và sẽ là chương trình quốc phòng đắt đỏ nhất của Australia.
Theo phân tích của giới quan sát quân sự, việc Australia chuyển sang đóng tàu ngầm hạt nhân là một lựa chọn thông minh. Các tàu ngầm hạt nhân không chỉ cung cấp tầm hoạt động và thời gian lặn vượt trội hơn nhiều so với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường, mà còn êm hơn và khó bị phát hiện hơn nhiều và do đó có khả năng sống sót cao hơn.
Hơn nữa, việc tận dụng 125 năm kinh nghiệm tổng hợp của Anh và Mỹ về động cơ đẩy tàu ngầm hạt nhân, sẽ giúp Australia nhanh chóng khai thác hiệu quả tàu ngầm hạt nhân của họ. Có thể trước mắt, Mỹ sẽ cho Hải quân Australia thuê một số chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles để huấn luyện và làm quen.
Mặc dù thông tin chi tiết về tám chiếc tàu ngầm hạt nhân mới của Hải quân Australia sẽ trông như thế nào, chính xác vẫn chưa được biết; nhưng rất có thể chúng sẽ khá giống với thiết kế hiện có của Mỹ hoặc Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh các tàu ngầm lớp Collins - loại tàu ngầm duy nhất Australia đang sử dụng trong biên chế ở thời điểm hiện tại. Nguồn: CBS.