Theo tờ Forbes, trong khuôn khổ quan hệ đối tác mới Mỹ - Anh - Australia, hợp tác quốc phòng giữa ba nước sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn. Ba quốc gia này đang dành 18 tháng, để nghiên cứu phát triển một phiên bản tàu ngầm hạt nhân cho Australia.Nhưng có thể không phải “đợi lâu” tới 18 tháng, mới có bản vẽ chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên; ngay bây giờ, nếu Australia muốn, thì các thủy thủ của nước này có thể được huấn luyện trên các tàu ngầm hạt nhân trong vòng vài tháng tới.Sau khi dự án tàu ngầm hạt nhân đã được làm rõ, Australia có thể bắt tay ngay vào công việc xây dựng các căn cứ và cơ sở hạ tầng bảo trì cần thiết. Mỹ và Anh có thể cung cấp các cơ sở vật chất liên quan, để cho Australia bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, nhằm hỗ trợ tàu ngầm hạt nhân.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng này có thể được bắt đầu càng sớm càng tốt, tất cả các bên sẽ được hưởng lợi từ nó. Nếu các công ty xây dựng lớn của Australia ngay lập tức bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển, các công ty này cũng có thể nhận được đơn đặt hàng với thời hạn 10 năm, trị giá 25 tỷ USD để tân trang bốn nhà máy đóng tàu cũ của Hải quân.Nhưng có thể Australia không cần đợi 18 tháng, khi Bộ Quốc phòng Mỹ đang bắt đầu chuẩn bị, để xây dựng một căn cứ tiền phương cho các tàu ngầm hạt nhân của họ ở Australia. Bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles hiện được quân đội Mỹ triển khai ở Guam, có thể bắt đầu chuẩn bị đưa vào trực chiến tại Australia.Những tàu ngầm hạt nhân kiểu cũ này, có thể giúp các thủy thủ và căn cứ của Hải quân Australia chuẩn bị làm quen cho việc sử dụng tàu ngầm hạt nhân mới trong tương lai. Australia cũng có thể bắt đầu từ bây giờ, để tìm hiểu thiết kế các tàu hỗ trợ tàu ngầm cũng như phương thức sử dụng tàu ngầm hạt nhân.Hải quân Mỹ hiện có 28 tàu ngầm lớp Los Angeles sắp ngừng hoạt động; Mỹ đang tìm kế hoạch, để lựa chọn một số phương án, nhằm nâng cấp và cải tiến số tàu lớp Los Angeles này; trong đó họ đang xem xét việc sử dụng các lõi lò phản ứng dư thừa, để cải tạo từ 5 đến 7 tàu lớp Los Angeles. Sau khi thực hiện, tuổi thọ được kéo dài thêm khoảng 10 năm.Như vậy cũng nhân cơ hội này, Hải quân Mỹ có thể tranh thủ để nâng cấp, kéo dài tuổi thọ tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles trong khoảng 18 tháng. Dự kiến, tàu ngầm hạt nhân mang tên Cheyenne, sẽ trở thành chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles đầu tiên, được nâng cấp vào năm 2023.Đối với Hải quân Mỹ, việc kéo dài thời gian phục vụ của tàu ngầm lớp Los Angeles được đóng từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu một số lượng nhỏ tàu lớp Los Angeles tiếp tục được duy trì trong 10 năm tới, nó sẽ là gánh nặng cho công tác bảo trì; đồng thời nó cũng sẽ bóp nghẹt ngân sách đóng mới tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia.Bằng cách cho Australia thuê tàu ngầm lớp Los Angeles, chi phí của các tàu ngầm hạt nhân này sẽ không còn, nhưng nó vẫn có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của Mỹ, cho đến khi thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Anh-Australia có thể giải quyết. Điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.Bằng cách cho Hải quân Australia mượn tàu ngầm lớp Los Angeles còn lại, Mỹ có thể tập trung toàn bộ ngân sách cho phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công mới, bao gồm toàn bộ tàu ngầm lớp Virginia.Nếu Hải quân Mỹ có thể tiết kiệm 10 năm chi phí bổ sung trong việc duy trì tàu ngầm lớp Los Angeles, thì Lầu Năm Góc chắc chắn sẽ rất vui mừng. Việc chuyển giao toàn bộ tàu ngầm lớp Los Angeles cho Australia, trên thực tế là vẫn giữ nguyên số tàu ngầm hạt nhân này cho Hải quân Mỹ.Việc Australia thuê được tàu ngầm lớp Los Angeles cũng sẽ giúp Hải quân nước này chuẩn bị hạ tầng như bến cảng, trạm bảo dưỡng để làm cơ sở khai thác những con tàu hạt nhân mới sau này.Nếu Australia có thể bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng tàu ngầm hạt nhân cơ bản trong vài năm tới và dần dần thực hiện được các công việc sửa chữa nâng cao, như như thay thế lõi tàu ngầm hạt nhân (công việc này sẽ tiến hành trên tàu ngầm lớp Los Angeles nếu được triển khai tới Australia), một công việc đòi hỏi kỹ thuật cao.Khi Hải quân Australia thuê được tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles của Mỹ, cũng sẽ giúp thêm một giải pháp về giải quyết tương lai hạm đội tàu ngầm cũ, chạy bằng điện-diesel của Hải quân Australia, bao gồm 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins.Hải quân Australia có kế hoạch cho loại biên số tàu ngầm thông thường này vào khoảng năm 2026; nhưng vì chưa có tàu ngầm mới thay thế, do vậy họ phải có kế hoạch nâng cấp kéo dài thời gian phục vụ của lớp tàu ngầm này; số tiền nâng cấp cũng không hề nhỏ.Nếu thuê được tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ, Australia có thể từ bỏ việc nâng cấp kéo dài tuổi thọ của các số ngầm này, và việc bán số tàu ngầm này (hoặc sửa chữa, nâng cấp rồi bán chúng) cũng là một lựa chọn tốt. Việc này sẽ tiết kiệm được tương đối ngân sách.Hoặc Hải quân Australia có thể lựa chọn con đường trung gian chuyển tiếp, đó là tiếp tục nâng cấp tàu ngầm lớp Collins và triển khai đội hình hỗn hợp giữa tàu ngầm hạt nhân và thông thường vào giữa những năm 2030.Tàu ngầm lớp Los Angeles chắc chắn không phải là vũ khí mới, nhưng loại tàu ngầm hạt nhân ra đời trong Chiến tranh Lạnh này, cũng cung cấp cho Australia một nền tảng chuyển tiếp hoàn hảo, khiến hiệu quả chiến đấu của lực lượng tàu ngầm nước này ngay lập tức được nâng cao theo cấp số nhân và nhiều lợi ích khác như đã phân tích ở trên. Nguồn ảnh: Pinterest. Những hình ảnh cực hiếm bên trong tàu ngầm USS Florida lớp Los Angeles khi đang hoạt động trên biển. Nguồn: CBS.
Theo tờ Forbes, trong khuôn khổ quan hệ đối tác mới Mỹ - Anh - Australia, hợp tác quốc phòng giữa ba nước sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn. Ba quốc gia này đang dành 18 tháng, để nghiên cứu phát triển một phiên bản tàu ngầm hạt nhân cho Australia.
Nhưng có thể không phải “đợi lâu” tới 18 tháng, mới có bản vẽ chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên; ngay bây giờ, nếu Australia muốn, thì các thủy thủ của nước này có thể được huấn luyện trên các tàu ngầm hạt nhân trong vòng vài tháng tới.
Sau khi dự án tàu ngầm hạt nhân đã được làm rõ, Australia có thể bắt tay ngay vào công việc xây dựng các căn cứ và cơ sở hạ tầng bảo trì cần thiết. Mỹ và Anh có thể cung cấp các cơ sở vật chất liên quan, để cho Australia bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, nhằm hỗ trợ tàu ngầm hạt nhân.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng này có thể được bắt đầu càng sớm càng tốt, tất cả các bên sẽ được hưởng lợi từ nó. Nếu các công ty xây dựng lớn của Australia ngay lập tức bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển, các công ty này cũng có thể nhận được đơn đặt hàng với thời hạn 10 năm, trị giá 25 tỷ USD để tân trang bốn nhà máy đóng tàu cũ của Hải quân.
Nhưng có thể Australia không cần đợi 18 tháng, khi Bộ Quốc phòng Mỹ đang bắt đầu chuẩn bị, để xây dựng một căn cứ tiền phương cho các tàu ngầm hạt nhân của họ ở Australia. Bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles hiện được quân đội Mỹ triển khai ở Guam, có thể bắt đầu chuẩn bị đưa vào trực chiến tại Australia.
Những tàu ngầm hạt nhân kiểu cũ này, có thể giúp các thủy thủ và căn cứ của Hải quân Australia chuẩn bị làm quen cho việc sử dụng tàu ngầm hạt nhân mới trong tương lai. Australia cũng có thể bắt đầu từ bây giờ, để tìm hiểu thiết kế các tàu hỗ trợ tàu ngầm cũng như phương thức sử dụng tàu ngầm hạt nhân.
Hải quân Mỹ hiện có 28 tàu ngầm lớp Los Angeles sắp ngừng hoạt động; Mỹ đang tìm kế hoạch, để lựa chọn một số phương án, nhằm nâng cấp và cải tiến số tàu lớp Los Angeles này; trong đó họ đang xem xét việc sử dụng các lõi lò phản ứng dư thừa, để cải tạo từ 5 đến 7 tàu lớp Los Angeles. Sau khi thực hiện, tuổi thọ được kéo dài thêm khoảng 10 năm.
Như vậy cũng nhân cơ hội này, Hải quân Mỹ có thể tranh thủ để nâng cấp, kéo dài tuổi thọ tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles trong khoảng 18 tháng. Dự kiến, tàu ngầm hạt nhân mang tên Cheyenne, sẽ trở thành chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles đầu tiên, được nâng cấp vào năm 2023.
Đối với Hải quân Mỹ, việc kéo dài thời gian phục vụ của tàu ngầm lớp Los Angeles được đóng từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu một số lượng nhỏ tàu lớp Los Angeles tiếp tục được duy trì trong 10 năm tới, nó sẽ là gánh nặng cho công tác bảo trì; đồng thời nó cũng sẽ bóp nghẹt ngân sách đóng mới tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia.
Bằng cách cho Australia thuê tàu ngầm lớp Los Angeles, chi phí của các tàu ngầm hạt nhân này sẽ không còn, nhưng nó vẫn có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của Mỹ, cho đến khi thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Anh-Australia có thể giải quyết. Điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Bằng cách cho Hải quân Australia mượn tàu ngầm lớp Los Angeles còn lại, Mỹ có thể tập trung toàn bộ ngân sách cho phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công mới, bao gồm toàn bộ tàu ngầm lớp Virginia.
Nếu Hải quân Mỹ có thể tiết kiệm 10 năm chi phí bổ sung trong việc duy trì tàu ngầm lớp Los Angeles, thì Lầu Năm Góc chắc chắn sẽ rất vui mừng. Việc chuyển giao toàn bộ tàu ngầm lớp Los Angeles cho Australia, trên thực tế là vẫn giữ nguyên số tàu ngầm hạt nhân này cho Hải quân Mỹ.
Việc Australia thuê được tàu ngầm lớp Los Angeles cũng sẽ giúp Hải quân nước này chuẩn bị hạ tầng như bến cảng, trạm bảo dưỡng để làm cơ sở khai thác những con tàu hạt nhân mới sau này.
Nếu Australia có thể bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng tàu ngầm hạt nhân cơ bản trong vài năm tới và dần dần thực hiện được các công việc sửa chữa nâng cao, như như thay thế lõi tàu ngầm hạt nhân (công việc này sẽ tiến hành trên tàu ngầm lớp Los Angeles nếu được triển khai tới Australia), một công việc đòi hỏi kỹ thuật cao.
Khi Hải quân Australia thuê được tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles của Mỹ, cũng sẽ giúp thêm một giải pháp về giải quyết tương lai hạm đội tàu ngầm cũ, chạy bằng điện-diesel của Hải quân Australia, bao gồm 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins.
Hải quân Australia có kế hoạch cho loại biên số tàu ngầm thông thường này vào khoảng năm 2026; nhưng vì chưa có tàu ngầm mới thay thế, do vậy họ phải có kế hoạch nâng cấp kéo dài thời gian phục vụ của lớp tàu ngầm này; số tiền nâng cấp cũng không hề nhỏ.
Nếu thuê được tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ, Australia có thể từ bỏ việc nâng cấp kéo dài tuổi thọ của các số ngầm này, và việc bán số tàu ngầm này (hoặc sửa chữa, nâng cấp rồi bán chúng) cũng là một lựa chọn tốt. Việc này sẽ tiết kiệm được tương đối ngân sách.
Hoặc Hải quân Australia có thể lựa chọn con đường trung gian chuyển tiếp, đó là tiếp tục nâng cấp tàu ngầm lớp Collins và triển khai đội hình hỗn hợp giữa tàu ngầm hạt nhân và thông thường vào giữa những năm 2030.
Tàu ngầm lớp Los Angeles chắc chắn không phải là vũ khí mới, nhưng loại tàu ngầm hạt nhân ra đời trong Chiến tranh Lạnh này, cũng cung cấp cho Australia một nền tảng chuyển tiếp hoàn hảo, khiến hiệu quả chiến đấu của lực lượng tàu ngầm nước này ngay lập tức được nâng cao theo cấp số nhân và nhiều lợi ích khác như đã phân tích ở trên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những hình ảnh cực hiếm bên trong tàu ngầm USS Florida lớp Los Angeles khi đang hoạt động trên biển. Nguồn: CBS.