Mới đây, đơn hàng xuất khẩu máy bay thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga đã chính thức được chốt, đơn giá vượt quá 140 triệu USD/chiếc; và thật bất ngờ, khách hàng đầu tiên của loại chiến đấu cơ tối tân này, hoàn toàn không phải là những khách hàng truyền thống mua vũ khí của Nga, như Trung Quốc hay Ấn Độ, mà là một quốc gia, đến từ châu Phi. Ảnh: Tiêm kích Su-57 của Nga.Quốc gia tiên phong trong nhập khẩu Su-57 của Nga là Algeria. Mặc dù Su-57 hiện đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng, nhiều vấn đề của loại tiêm kích này vẫn chưa được giải quyết triệt để, thậm chí còn chưa được coi là tiêm kích thế hệ 5.Vậy tại sao Algeria lại sẵn sàng trở thành khách hàng đầu tiên, khi các giá trị về Su-57 chưa hề được kiểm chứng. Trên thực tế, lần này Algeria không chỉ mua máy bay chiến đấu Su-57, mà còn mua nhiều loại máy bay chiến đấu do Nga sản xuất, trong đó có Su-35.Lý do Algeria chọn Su-57, là để bày tỏ sự tin tưởng của Algeria đối với "chiếc ô" bảo vệ của Nga, do tình hình ở Trung Đông luôn trong tình trạng bất ổn; quốc gia giáp biên giới với Algeria là Libya, vẫn đang trong tình trạng nội chiến.Ở phía đông, mâu thuẫn xung đột giữa Mỹ và Iran đang leo thang, một cuộc chiến tranh Trung Đông mới có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Dù Algeria ở tương đối xa, nhưng khó có thể đảm bảo rằng, cuộc chiến này, Algeria sẽ không bị cuốn theo. Do vậy Algeria mua vũ khí của Nga, tương đương với mua sự bảo vệ của Putin.Đồng thời đối thủ của khối Arab là Israel, hiện đã sử dụng nhiều máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35; và nhiều quốc gia khu vực châu Âu, ngăn cách với Algeria bởi biển Địa Trung Hải, cũng đã sử dụng F-35. Ảnh: Chiến đấu cơ F-35I của Israel.Hiện tại, máy bay thế hệ thứ 5 có thể xuất khẩu trên thế giới chỉ là máy bay chiến đấu F-35 và Su-57; nhưng F-35 là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh. Đương nhiên, cần ưu tiên cung cấp cho các quốc gia đồng minh của mỹ; Algeria không tham gia dự án F-35, do đó không nằm trong diện được mua, do vậy họ chỉ có thể lựa chọn Su-57.Theo những thông tin mới nhất từ nhà sản xuất máy bay Sukhoi (Nga), trong phiên bản sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu Su-57, nhiều vấn đề tồn tại trước đây đã được giải quyết, chẳng hạn như vấn đề tàng hình vốn bị chỉ trích nhiều. Su-57 mới, bắt đầu sử dụng tấm chắn cửa hút khí, có thể ngăn chặn hiệu quả sự phản xạ của sóng radar.Vì vậy, Su-57 phiên bản sản xuất hàng loạt có thể đạt các tiêu chuẩn tàng hình của máy bay thế hệ thứ năm. Đối với Algeria, các quốc gia láng giềng hiện không có máy bay chiến đấu tàng hình, nên đối thủ của Không quân Algeria có khả năng nhất là Rafale và Su-35 của Ai Cập; nhưng Su-57 hoàn toàn có khả năng nghiền nát những đối này.Giá mua 140 triệu USD một chiếc Su-57, thực sự không đắt đối với một chiếc máy bay thế hệ thứ 5. Hiện tại, chiếc máy bay có thể "đồng cân, đồng lạng" với Su-57 chính là chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Không quân Mỹ, thậm chí có giá cao tới 230 triệu USD/chiếc. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22.Hiện nay một số người so sánh về giá của tiêm kích tàng hình F-35 của quân đội Mỹ, hiện chưa đến 100 triệu USD/chiếc. Nhưng phải hiểu đúng, F-35 chỉ là tiêm kích hạng trung, còn Su-57 là tiêm kích hạng nặng tiêu chuẩn, nên giá thành đương nhiên đắt hơn F35.Quan trọng nhất là hiệu quả chiến đấu của Su-57 cũng hơn hẳn F35. Về hiệu suất không chiến thì Su-57 không chê vào đâu được; nếu xảy ra không chiến giữa hai loại máy bay này, phần lợi thế sẽ nghiêng về Su-57. Bên cạnh đó, nhiều lỗi thiết kế của F-35 hiện vẫn chưa thể khắc phục, mặc dù đã vào chu kỳ sản xuất loạt lớn từ lâu.Việc Algeria mua máy bay Su-57, chắc chắn là một tin tốt đối với Nga, vì thị phần của Nga trên thị trường vũ khí đã bị thu hẹp trong những năm gần đây. Nếu Algeria giúp Nga quảng cáo, nước này sẽ có thể thu hút nhiều quốc gia mua Su-57 hơn và sẽ có được sự hoàn thiện đầy đủ tính năng.Sau khi thu hồi được vốn trở lại, nhà sản xuất Sukhoi sẽ tiếp tục có những cải tiến, nâng cấp, góp phần nâng cao hiệu suất của Su-57 về mọi mặt. Và rất có thể, sau Algeria, khách hàng tiếp theo của Su-57 sẽ là Iran, và người ta chờ đợi một hợp đồng "bom tấn" tầm cỡ thế giới, giống như phi vụ Iran mua máy bay chiến đấu F-14 của Mỹ vào thập niên 1970, dưới thời vua Pahlavi. Nguồn ảnh: BMDP. Xem phi công thử nghiệm của Nga đẩy sức mạnh của chiến đấu cơ Su-57 đến giới hạn.
Mới đây, đơn hàng xuất khẩu máy bay thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga đã chính thức được chốt, đơn giá vượt quá 140 triệu USD/chiếc; và thật bất ngờ, khách hàng đầu tiên của loại chiến đấu cơ tối tân này, hoàn toàn không phải là những khách hàng truyền thống mua vũ khí của Nga, như Trung Quốc hay Ấn Độ, mà là một quốc gia, đến từ châu Phi. Ảnh: Tiêm kích Su-57 của Nga.
Quốc gia tiên phong trong nhập khẩu Su-57 của Nga là Algeria. Mặc dù Su-57 hiện đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng, nhiều vấn đề của loại tiêm kích này vẫn chưa được giải quyết triệt để, thậm chí còn chưa được coi là tiêm kích thế hệ 5.
Vậy tại sao Algeria lại sẵn sàng trở thành khách hàng đầu tiên, khi các giá trị về Su-57 chưa hề được kiểm chứng. Trên thực tế, lần này Algeria không chỉ mua máy bay chiến đấu Su-57, mà còn mua nhiều loại máy bay chiến đấu do Nga sản xuất, trong đó có Su-35.
Lý do Algeria chọn Su-57, là để bày tỏ sự tin tưởng của Algeria đối với "chiếc ô" bảo vệ của Nga, do tình hình ở Trung Đông luôn trong tình trạng bất ổn; quốc gia giáp biên giới với Algeria là Libya, vẫn đang trong tình trạng nội chiến.
Ở phía đông, mâu thuẫn xung đột giữa Mỹ và Iran đang leo thang, một cuộc chiến tranh Trung Đông mới có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Dù Algeria ở tương đối xa, nhưng khó có thể đảm bảo rằng, cuộc chiến này, Algeria sẽ không bị cuốn theo. Do vậy Algeria mua vũ khí của Nga, tương đương với mua sự bảo vệ của Putin.
Đồng thời đối thủ của khối Arab là Israel, hiện đã sử dụng nhiều máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35; và nhiều quốc gia khu vực châu Âu, ngăn cách với Algeria bởi biển Địa Trung Hải, cũng đã sử dụng F-35. Ảnh: Chiến đấu cơ F-35I của Israel.
Hiện tại, máy bay thế hệ thứ 5 có thể xuất khẩu trên thế giới chỉ là máy bay chiến đấu F-35 và Su-57; nhưng F-35 là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh. Đương nhiên, cần ưu tiên cung cấp cho các quốc gia đồng minh của mỹ; Algeria không tham gia dự án F-35, do đó không nằm trong diện được mua, do vậy họ chỉ có thể lựa chọn Su-57.
Theo những thông tin mới nhất từ nhà sản xuất máy bay Sukhoi (Nga), trong phiên bản sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu Su-57, nhiều vấn đề tồn tại trước đây đã được giải quyết, chẳng hạn như vấn đề tàng hình vốn bị chỉ trích nhiều. Su-57 mới, bắt đầu sử dụng tấm chắn cửa hút khí, có thể ngăn chặn hiệu quả sự phản xạ của sóng radar.
Vì vậy, Su-57 phiên bản sản xuất hàng loạt có thể đạt các tiêu chuẩn tàng hình của máy bay thế hệ thứ năm. Đối với Algeria, các quốc gia láng giềng hiện không có máy bay chiến đấu tàng hình, nên đối thủ của Không quân Algeria có khả năng nhất là Rafale và Su-35 của Ai Cập; nhưng Su-57 hoàn toàn có khả năng nghiền nát những đối này.
Giá mua 140 triệu USD một chiếc Su-57, thực sự không đắt đối với một chiếc máy bay thế hệ thứ 5. Hiện tại, chiếc máy bay có thể "đồng cân, đồng lạng" với Su-57 chính là chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Không quân Mỹ, thậm chí có giá cao tới 230 triệu USD/chiếc. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22.
Hiện nay một số người so sánh về giá của tiêm kích tàng hình F-35 của quân đội Mỹ, hiện chưa đến 100 triệu USD/chiếc. Nhưng phải hiểu đúng, F-35 chỉ là tiêm kích hạng trung, còn Su-57 là tiêm kích hạng nặng tiêu chuẩn, nên giá thành đương nhiên đắt hơn F35.
Quan trọng nhất là hiệu quả chiến đấu của Su-57 cũng hơn hẳn F35. Về hiệu suất không chiến thì Su-57 không chê vào đâu được; nếu xảy ra không chiến giữa hai loại máy bay này, phần lợi thế sẽ nghiêng về Su-57. Bên cạnh đó, nhiều lỗi thiết kế của F-35 hiện vẫn chưa thể khắc phục, mặc dù đã vào chu kỳ sản xuất loạt lớn từ lâu.
Việc Algeria mua máy bay Su-57, chắc chắn là một tin tốt đối với Nga, vì thị phần của Nga trên thị trường vũ khí đã bị thu hẹp trong những năm gần đây. Nếu Algeria giúp Nga quảng cáo, nước này sẽ có thể thu hút nhiều quốc gia mua Su-57 hơn và sẽ có được sự hoàn thiện đầy đủ tính năng.
Sau khi thu hồi được vốn trở lại, nhà sản xuất Sukhoi sẽ tiếp tục có những cải tiến, nâng cấp, góp phần nâng cao hiệu suất của Su-57 về mọi mặt. Và rất có thể, sau Algeria, khách hàng tiếp theo của Su-57 sẽ là Iran, và người ta chờ đợi một hợp đồng "bom tấn" tầm cỡ thế giới, giống như phi vụ Iran mua máy bay chiến đấu F-14 của Mỹ vào thập niên 1970, dưới thời vua Pahlavi. Nguồn ảnh: BMDP.
Xem phi công thử nghiệm của Nga đẩy sức mạnh của chiến đấu cơ Su-57 đến giới hạn.