Theo thông tin trên trang eurasiantimes ngày 4/11, máy bay chiến đấu Su-57 của Nga có thể không có được động cơ giai đoạn hai "Sản phẩm 30" và như vậy chưa thể trở thành "đối thủ cạnh tranh thực sự" của chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.Sau một thời gian dài chờ đợi, theo các nguồn tin chính phủ được TASS trích dẫn, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 đã được chấp nhận nhập vào biên chế của Quân đội Nga. Những chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên, sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga vào tháng 12 năm nay.Hãng thông tấn TASS dẫn một nguồn tin chính phủ Nga cho biết: "Bộ Quốc phòng Nga sẽ đưa 4 máy bay chiến đấu Su-57 đầu tiên vào huấn luyện từ tháng 12 năm nay; máy bay vẫn sẽ được trang bị động cơ giai đoạn đầu AL-41F1 và tiếp tục sẽ có thêm 4 chiếc như vậy vào năm 2021".Chính phủ Nga đã ký một hợp đồng vào năm 2019 để mua 76 chiếc Su-57, thời gian giao hàng bắt đầu từ năm 2020 và kết thúc vào năm 2028. Nguồn tin cho biết thêm, việc giao máy bay chiến đấu Su-57 với động cơ giai đoạn hai "Sản phẩm 30" dự kiến bắt đầu vào năm 2022. Những chiếc Su-57 lắp động cơ AL-41F1 sẽ được thay thế bằng động cơ "Sản phẩm 30".Theo báo cáo, việc phát triển động cơ giai đoạn hai "Sản phẩm 30" luôn là một thách thức đối với các công ty quốc phòng Nga. Mặc dù thiết kế của tiêm kích Su-57 là sử dụng động cơ "Sản phẩm 30", tuy nhiên các mẫu thử nghiệm và giao hàng đều được trang bị động cơ AL-41F1.Tuy nhiên theo thông tin từ tổ chức RAND của Mỹ, dẫn lời một cựu kỹ sư Sukhoi nói rằng, 76 chiếc Su-57 mà Không quân Liên bang Nga mua sẽ không được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", tuy nhiên những thông tin này hoàn toàn chưa được kiểm chứng.Những thách thức về công nghệ và các vụ tai nạn, đã tiếp tục làm trì hoãn khả năng chiến đấu ban đầu (IOC) của tiêm kích Su-57; do vậy, để Su-57 đi có khả năng chiến đấu đầy đủ, thì dự kiến sớm nhất là phải vào khoảng năm 2025.Lý do là sự chậm trễ trong quá trình thử nghiệm, bao gồm cả vụ rơi chiếc Su-57 đầu tiên trong chuyến bay thử nghiệm vào tháng 12/2019, dẫn đến việc người đứng đầu Hãng hàng không Sukhoi phát triển Su-57 đã phải từ chức vào đầu năm nay.Ngoài ra Nga cũng chậm trễ trong việc phát triển các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga liên tục bị trì hoãn; điều này được cho là do ngành công nghiệp điện tử hàng không của Nga, đã không tận dụng thành công cuộc cách mạng công nghệ thông tin thời hậu Chiến tranh Lạnh.Vận đen tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển Su-57 của Nga, trong những năm gần đây, các lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm việc tách ngành công nghiệp điện tử hàng không của Ukraine (đặc biệt là công nghệ radar) khỏi Nga, đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.Ấn Độ đã từng ký kế hoạch phát triển chung máy bay chiến đấu Su-57 với Nga, nhưng sau đó phải rút lui, do quá trình nghiên cứu và phát triển bị trì hoãn; đặc biệt là giai đoạn hai của quá trình phát triển động cơ "Sản phẩm 30".Các nhà phân tích quân sự Mỹ cũng không chắc liệu 76 chiếc Su-57, có được trang bị đầy đủ động cơ "Sản phẩm 30" vào năm 2028 hay không. Dường như không có dấu hiệu nào cho thấy, người Nga đã vượt qua các rào cản kỹ thuật, để trở thành đối thủ thực sự của tiêm kích F-35 của Mỹ.Tiêm kích Su-57 là loại máy bay chiến đấu đa năng, được thiết kế để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển. Đây là mẫu máy bay đa nhiệm vụ, kết hợp các chức năng của một máy bay cường kích và một máy bay tiêm kích đánh chặn.Mặc dù Nga tuyên bố rằng Su-57 đã thử nghiệm thành trong điều kiện chiến đấu ở chiến trường Syria, nhưng thực tế, Nga cũng chưa đưa ra được bằng chứng nào về hoạt động này. Mặc dù quảng bá nhiều, nhưng hiện tại cũng chưa quốc gia nào tỏ ý quan tâm đến loại chiến đấu cơ hết sức tiến tiến này của Nga. Video Nguyên mẫu tiêm kích Su-57 - T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN
Theo thông tin trên trang eurasiantimes ngày 4/11, máy bay chiến đấu Su-57 của Nga có thể không có được động cơ giai đoạn hai "Sản phẩm 30" và như vậy chưa thể trở thành "đối thủ cạnh tranh thực sự" của chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Sau một thời gian dài chờ đợi, theo các nguồn tin chính phủ được TASS trích dẫn, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 đã được chấp nhận nhập vào biên chế của Quân đội Nga. Những chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên, sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga vào tháng 12 năm nay.
Hãng thông tấn TASS dẫn một nguồn tin chính phủ Nga cho biết: "Bộ Quốc phòng Nga sẽ đưa 4 máy bay chiến đấu Su-57 đầu tiên vào huấn luyện từ tháng 12 năm nay; máy bay vẫn sẽ được trang bị động cơ giai đoạn đầu AL-41F1 và tiếp tục sẽ có thêm 4 chiếc như vậy vào năm 2021".
Chính phủ Nga đã ký một hợp đồng vào năm 2019 để mua 76 chiếc Su-57, thời gian giao hàng bắt đầu từ năm 2020 và kết thúc vào năm 2028. Nguồn tin cho biết thêm, việc giao máy bay chiến đấu Su-57 với động cơ giai đoạn hai "Sản phẩm 30" dự kiến bắt đầu vào năm 2022. Những chiếc Su-57 lắp động cơ AL-41F1 sẽ được thay thế bằng động cơ "Sản phẩm 30".
Theo báo cáo, việc phát triển động cơ giai đoạn hai "Sản phẩm 30" luôn là một thách thức đối với các công ty quốc phòng Nga. Mặc dù thiết kế của tiêm kích Su-57 là sử dụng động cơ "Sản phẩm 30", tuy nhiên các mẫu thử nghiệm và giao hàng đều được trang bị động cơ AL-41F1.
Tuy nhiên theo thông tin từ tổ chức RAND của Mỹ, dẫn lời một cựu kỹ sư Sukhoi nói rằng, 76 chiếc Su-57 mà Không quân Liên bang Nga mua sẽ không được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", tuy nhiên những thông tin này hoàn toàn chưa được kiểm chứng.
Những thách thức về công nghệ và các vụ tai nạn, đã tiếp tục làm trì hoãn khả năng chiến đấu ban đầu (IOC) của tiêm kích Su-57; do vậy, để Su-57 đi có khả năng chiến đấu đầy đủ, thì dự kiến sớm nhất là phải vào khoảng năm 2025.
Lý do là sự chậm trễ trong quá trình thử nghiệm, bao gồm cả vụ rơi chiếc Su-57 đầu tiên trong chuyến bay thử nghiệm vào tháng 12/2019, dẫn đến việc người đứng đầu Hãng hàng không Sukhoi phát triển Su-57 đã phải từ chức vào đầu năm nay.
Ngoài ra Nga cũng chậm trễ trong việc phát triển các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga liên tục bị trì hoãn; điều này được cho là do ngành công nghiệp điện tử hàng không của Nga, đã không tận dụng thành công cuộc cách mạng công nghệ thông tin thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Vận đen tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển Su-57 của Nga, trong những năm gần đây, các lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm việc tách ngành công nghiệp điện tử hàng không của Ukraine (đặc biệt là công nghệ radar) khỏi Nga, đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Ấn Độ đã từng ký kế hoạch phát triển chung máy bay chiến đấu Su-57 với Nga, nhưng sau đó phải rút lui, do quá trình nghiên cứu và phát triển bị trì hoãn; đặc biệt là giai đoạn hai của quá trình phát triển động cơ "Sản phẩm 30".
Các nhà phân tích quân sự Mỹ cũng không chắc liệu 76 chiếc Su-57, có được trang bị đầy đủ động cơ "Sản phẩm 30" vào năm 2028 hay không. Dường như không có dấu hiệu nào cho thấy, người Nga đã vượt qua các rào cản kỹ thuật, để trở thành đối thủ thực sự của tiêm kích F-35 của Mỹ.
Tiêm kích Su-57 là loại máy bay chiến đấu đa năng, được thiết kế để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển. Đây là mẫu máy bay đa nhiệm vụ, kết hợp các chức năng của một máy bay cường kích và một máy bay tiêm kích đánh chặn.
Mặc dù Nga tuyên bố rằng Su-57 đã thử nghiệm thành trong điều kiện chiến đấu ở chiến trường Syria, nhưng thực tế, Nga cũng chưa đưa ra được bằng chứng nào về hoạt động này. Mặc dù quảng bá nhiều, nhưng hiện tại cũng chưa quốc gia nào tỏ ý quan tâm đến loại chiến đấu cơ hết sức tiến tiến này của Nga.
Video Nguyên mẫu tiêm kích Su-57 - T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN