Vào năm 2007, nhiều thông tin cho rằng Syria và Nga đã đạt được những bước tiến trong các cuộc thảo luận để bán 8 máy bay đánh chặn tiên tiến MiG-31 Foxhound, mà Syria dự kiến sẽ trả từ 400 đến 500 triệu USD cho số máy bay này.Syria từng là khách hàng ưu tiên được mua những vũ khí tối tân nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm cả MiG-25 Foxbat cũng như máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29A, cả hai đều là những máy bay phản lực mạnh nhất của Liên Xô từng được xuất khẩu.Việc mua MiG-31 có thể sẽ đi kèm với việc mua máy bay chiến đấu MiG-29M. Trong bối cảnh các phi đội chiến đấu của Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ được tăng cường đáng kể. Máy bay chiến đấu MiG-31 sẽ đại diện cho máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Nga để đối chọi với các đối thủ của Syria trong khu vực.Tiêm kích MiG-31 có nhiều tính năng đáng chú ý, bao gồm tốc độ, sức bền, độ cao hoạt động, trọng tải tên lửa và phạm vi tác chiến trên không trước các loại máy bay của các đối thủ phương Tây vào thời điểm đó.Tuy nhiên, tính năng đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu MiG-31 là radar Zaslon-M đã được đưa vào sử dụng vào giữa những năm 1990, là một phiên bản cải tiến của radar Zaslon từ thời Chiến tranh Lạnh. Radar được chế tạo rất tinh vi với công nghệ vượt xa các đối thủ cạnh tranh.Zaslon ban đầu được quân đội Liên Xô sử dụng lần đầu vào năm 1981, là radar mảng pha đầu tiên trên thế giới được chế tạo để không chiến và cho đến mãi 21 năm sau Nhật Bản mới thiết kế một loại radar tương tự trên máy bay F-16 của mình.Đến năm 2007, chỉ có một số ít quốc gia có thể triển khai máy bay chiến đấu hoặc máy bay đánh chặn với radar mảng pha là Nga, Nhật Bản, Mỹ và Kazakhstan. Điều này có nghĩa là nếu Syria mua MiG-31, nước này sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu loại radar như vậy.Ngay cả với một số lượng nhỏ MiG-31 được triển khai, radar Zaslon-M sẽ cung cấp khả năng nhận biết tình huống rất cao cho Không quân Syria. Loại radar này cho phép theo dõi mục tiêu hiệu quả hơn nhiều so với các loại radar thông thường và cho phép máy bay MiG-31 quét tìm mục tiêu nhanh hơn nhiều.Cho đến khi tiêm kích Su-57 được đưa vào trang bị, radar Zaslon-M của MiG-31 vẫn là radar mạnh nhất được trang bị cho các máy bay chiến đấu của Nga và được tối ưu hóa để theo dõi các mục tiêu có kích thước rất nhỏ ở phạm vi rất xa.Điều này làm cho MiG-31 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình bay rất thấp của đối phương, điều mà rất ít máy bay chiến đấu trên thế giới có thể thực hiện và cũng cho phép máy bay đe dọa các mục tiêu tàng hình ở tầm xa hơn nhiều so với hầu hết các máy bay chiến đấu khác.Được trang bị radar Zaslon-M, MiG-31BM hoặc MiG-31BSM có khả năng theo dõi tới 24 mục tiêu cùng lúc và tấn công tới 8 mục tiêu, đồng thời có thể dẫn đường cho tên lửa tới các mục tiêu cách xa 400km. Radar cho phép máy bay tấn công chính xác các mục tiêu siêu thanh di chuyển với tốc độ lên đến Mach 6.Đi kèm với thỏa thuận mua máy bay MiG-31 thì khả năng cao Syria cũng sẽ được cung cấp tên lửa không đối không R-37, mang đầu đạn rất lớn lên tới 60kg và có tầm bắn ấn tượng lên đến 400km.Tuy nhiên thỏa thuận đã bị hủy bỏ do áp lực của Israel đối với Nga và cũng không có nỗ lực nào từ phía Syria được thực hiện để mua MiG-31 của Kazakhstan, quốc gia hiện có vài chục máy bay MiG-31 trong kho dự trữ.Mười năm chiến tranh ở Syria bắt đầu từ năm 2011 đã khiến đất nước này rơi vào tình thế khó khăn trong việc mua máy bay chiến đấu mới, mặc dù nước này đã nhận được máy bay chiến đấu MiG-29SMT từ Nga để thay thế cho những chiếc MiG-29M.Syria chưa thể triển khai các máy bay chiến đấu cùng tầm hoặc có khả năng tương đương với MiG-31 trong tương lai gần, mặc dù những chiếc máy bay như vậy rất hữu ích trong nhiều cuộc giao tranh, bao gồm cả việc tranh chấp với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên xâm phạm không phận của nước này. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 trong biên chế Quân đội Nga hiện nay. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Vào năm 2007, nhiều thông tin cho rằng Syria và Nga đã đạt được những bước tiến trong các cuộc thảo luận để bán 8 máy bay đánh chặn tiên tiến MiG-31 Foxhound, mà Syria dự kiến sẽ trả từ 400 đến 500 triệu USD cho số máy bay này.
Syria từng là khách hàng ưu tiên được mua những vũ khí tối tân nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm cả MiG-25 Foxbat cũng như máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29A, cả hai đều là những máy bay phản lực mạnh nhất của Liên Xô từng được xuất khẩu.
Việc mua MiG-31 có thể sẽ đi kèm với việc mua máy bay chiến đấu MiG-29M. Trong bối cảnh các phi đội chiến đấu của Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ được tăng cường đáng kể. Máy bay chiến đấu MiG-31 sẽ đại diện cho máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Nga để đối chọi với các đối thủ của Syria trong khu vực.
Tiêm kích MiG-31 có nhiều tính năng đáng chú ý, bao gồm tốc độ, sức bền, độ cao hoạt động, trọng tải tên lửa và phạm vi tác chiến trên không trước các loại máy bay của các đối thủ phương Tây vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, tính năng đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu MiG-31 là radar Zaslon-M đã được đưa vào sử dụng vào giữa những năm 1990, là một phiên bản cải tiến của radar Zaslon từ thời Chiến tranh Lạnh. Radar được chế tạo rất tinh vi với công nghệ vượt xa các đối thủ cạnh tranh.
Zaslon ban đầu được quân đội Liên Xô sử dụng lần đầu vào năm 1981, là radar mảng pha đầu tiên trên thế giới được chế tạo để không chiến và cho đến mãi 21 năm sau Nhật Bản mới thiết kế một loại radar tương tự trên máy bay F-16 của mình.
Đến năm 2007, chỉ có một số ít quốc gia có thể triển khai máy bay chiến đấu hoặc máy bay đánh chặn với radar mảng pha là Nga, Nhật Bản, Mỹ và Kazakhstan. Điều này có nghĩa là nếu Syria mua MiG-31, nước này sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu loại radar như vậy.
Ngay cả với một số lượng nhỏ MiG-31 được triển khai, radar Zaslon-M sẽ cung cấp khả năng nhận biết tình huống rất cao cho Không quân Syria. Loại radar này cho phép theo dõi mục tiêu hiệu quả hơn nhiều so với các loại radar thông thường và cho phép máy bay MiG-31 quét tìm mục tiêu nhanh hơn nhiều.
Cho đến khi tiêm kích Su-57 được đưa vào trang bị, radar Zaslon-M của MiG-31 vẫn là radar mạnh nhất được trang bị cho các máy bay chiến đấu của Nga và được tối ưu hóa để theo dõi các mục tiêu có kích thước rất nhỏ ở phạm vi rất xa.
Điều này làm cho MiG-31 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình bay rất thấp của đối phương, điều mà rất ít máy bay chiến đấu trên thế giới có thể thực hiện và cũng cho phép máy bay đe dọa các mục tiêu tàng hình ở tầm xa hơn nhiều so với hầu hết các máy bay chiến đấu khác.
Được trang bị radar Zaslon-M, MiG-31BM hoặc MiG-31BSM có khả năng theo dõi tới 24 mục tiêu cùng lúc và tấn công tới 8 mục tiêu, đồng thời có thể dẫn đường cho tên lửa tới các mục tiêu cách xa 400km. Radar cho phép máy bay tấn công chính xác các mục tiêu siêu thanh di chuyển với tốc độ lên đến Mach 6.
Đi kèm với thỏa thuận mua máy bay MiG-31 thì khả năng cao Syria cũng sẽ được cung cấp tên lửa không đối không R-37, mang đầu đạn rất lớn lên tới 60kg và có tầm bắn ấn tượng lên đến 400km.
Tuy nhiên thỏa thuận đã bị hủy bỏ do áp lực của Israel đối với Nga và cũng không có nỗ lực nào từ phía Syria được thực hiện để mua MiG-31 của Kazakhstan, quốc gia hiện có vài chục máy bay MiG-31 trong kho dự trữ.
Mười năm chiến tranh ở Syria bắt đầu từ năm 2011 đã khiến đất nước này rơi vào tình thế khó khăn trong việc mua máy bay chiến đấu mới, mặc dù nước này đã nhận được máy bay chiến đấu MiG-29SMT từ Nga để thay thế cho những chiếc MiG-29M.
Syria chưa thể triển khai các máy bay chiến đấu cùng tầm hoặc có khả năng tương đương với MiG-31 trong tương lai gần, mặc dù những chiếc máy bay như vậy rất hữu ích trong nhiều cuộc giao tranh, bao gồm cả việc tranh chấp với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên xâm phạm không phận của nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 trong biên chế Quân đội Nga hiện nay. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.