Một trong những chương trình vũ khí ít được biết đến, nhưng quan trọng nhất, đã bị chấm dứt sau khi Liên Xô sụp đổ, đó là chương trình nâng cấp máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound, lên phiên bản MiG-31M.MiG-31M là loại máy bay chiến đấu đánh chặn, thừa sức có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ là F-22, mặc dù khi đó loại chiến đấu cơ này còn vẫn đang ở trong giai đoạn tiền thiết kế.MiG-31 Foxhound là máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô, và cho đến tận ngày nay, nó vẫn là máy bay chiến đấu lớn nhất, được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ không chiến.Mặc dù Liên Xô không mạnh về công nghệ điện tử, nhưng máy bay chiến đấu MiG-31 mới là máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị radar mảng pha điện tử Zaslon, có hiệu suất vô song vào thời điểm đó. Ưu thế này giữ vững trong 20 năm, cho đến tận năm 2002, khi F-2 (phiên bản cải tiến của F-16) của Nhật Bản được trang bị radar mảng pha, ưu thế này mới bị phá vỡ.Về khả năng không đối không tầm xa, MiG-31 chỉ có một đối thủ “xứng tầm” duy nhất, đó là phiên bản cải tiến F-14D Tomcat của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên đây là thiết kế chỉ được đưa vào trang bị với số lượng rất ít từ năm 1991 và bị cho loại biên chỉ 15 năm sau, do chi phí hoạt động quá cao.MiG-31 của Liên Xô, không chỉ là máy bay chiến đấu bay nhanh nhất thế giới, mà nó còn được coi là máy bay chiến đấu có khả năng không đối không cao nhất, trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên toàn thế giới, ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh.Phiên bản cải tiến MiG-31M đã nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của MiG-31; mặc dù vẫn chưa rõ chi tiết đầy đủ về khả năng của nó. Nếu MiG-31 có trọng lượng cất cánh khoảng 41.000kg, thì MiG-31M có trọng lượng cất cánh khoảng 50.000kg, tùy thuộc vào lượng nhiên liệu và vũ khí mà nó mang theo.Biến thể MiG-31M thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985 và sử dụng radar Zaslon-M mới, có ăng ten lớn và phạm vi phát hiện lớn hơn đáng kể. Radar mới có thể phát hiện mục tiêu có tốc độ trên Mach 6. Đây là tính năng đặc biệt hữu ích, vì MiG-31M là một trong số ít máy bay trên thế giới, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đang bay. MiG-31M cũng được trang bị mạnh hơn với số tên lửa máy bay tăng từ 4 lên 6 tên lửa và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại; ngoài ra, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử mới, các hệ thống phòng thủ riêng lẻ, được hợp nhất thành hệ thống phòng thủ toàn diện.Dung tích thùng nhiên liệu bên trong tăng lên và khả năng tiếp nhiên liệu trên không đã giúp cải thiện hơn nữa độ bền của thân máy bay. Việc thay thế tên lửa tầm xa R-33 bằng tên lửa mới R-37 mới có tầm hoạt động xa hơn, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn, cho MiG-31M khả năng không chiến vượt trội.Nhưng do khó khăn về kinh tế, chương trình MiG-31M đã bị hủy bỏ vào năm 1995 sau nhiều lần bay thử thành công. Điều này đã ngăn cản Nga theo đuổi những nâng cấp đầy tham vọng đối với loại tiêm kích này. Thay vào đó, Nga tập trung vào việc hiện đại hóa máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, cho mục đích sử dụng riêng và xuất khẩu.Su-27 thua kém nhiều so với MiG-31 về sức mạnh của các cảm biến hoặc khả năng hoạt động của nó ở tầm xa, nhưng lại có thiết kế linh hoạt hơn, có thể chiến đấu với hầu hết mọi máy bay địch một cách thuận lợi ở tất cả các cự ly, bao gồm cả chiến đấu trong tầm nhìn.Su-27 giá thành cũng rẻ hơn nhiều cả trong sử dụng cũng như sản xuất nếu so với MiG-31, và có thể dễ dàng thay đổi với các nhiệm vụ khác ngoài tác chiến trên không, như tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển. Mặc dù khi đó, Trung Quốc được cho là đã cân nhắc mua MiG-31 với số lượng đáng kể.Nhưng việc Trung Quốc lựa chọn Su-27 rẻ hơn cho hợp đồng sản xuất theo giấy phép quy mô lớn, có nghĩa là MiG-31M không thể tự hỗ trợ bằng việc xuất khẩu như Su-27. Do thiếu kinh phí, chương trình bị hủy bỏ; khi đó chỉ có một nguyên mẫu và 6 chiếc MiG-31M đã được sản xuất.Nhưng các nỗ lực nghiên cứu và phát triển phiên bản MiG-31M hoàn toàn không bị lãng phí; sau khi kinh tế Nga được phục hồi, nhiều khung máy bay tiêu chuẩn của MiG-31B, đã được nâng cấp thành MiG-31BM và sau đó là tiêu chuẩn của MiG-31BSM, hiện đang được phục vụ trong lực lượng Không quân Nga.Những chiếc MiG-31BSM của Không quân Nga hiện nay vẫn sử dụng radar Zaslon-M và tên lửa R-37 dành cho MiG-31M, cũng như nhiều công nghệ điện tử hàng không giống nhau.Trong lực lượng Không quân Nga hiện nay, ngoài máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, được đưa vào biên chế trong Không quân Nga vào tháng 12/2020, thì MiG-31BSM được coi là máy bay chiến đấu có khả năng chiến đấu cao nhất của nước này, về khả năng không đối không.Ngoài ra MiG-31 cũng đã được hiện đại hóa để thực hiện một số nhiệm vụ khác, như phiên bản MiG-31K là phương tiện phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhai, như cũng như tác chiến chống vệ tinh.Nga dự kiến đưa vào trang bị một loại máy bay đánh chặn hoàn toàn mới vào khoảng năm 2030, khoảng 50 năm sau khi chiếc Foxhound đầu tiên gia nhập Không quân Liên Xô, đó là chiến đấu cơ MiG-41 thế hệ thứ sáu, tập trung vào nhiệm vụ không chiến và có thể bay ở tốc độ siêu âm, gần gấp đôi tốc độ của MiG-31. Nguồn ảnh: Topwar. Cận cảnh máy bay đánh chặn MiG-31 - cơn ác mộng của mọi loại máy bay chiến lược NATO trên bầu trời châu Âu. Nguồn: Twitter.
Một trong những chương trình vũ khí ít được biết đến, nhưng quan trọng nhất, đã bị chấm dứt sau khi Liên Xô sụp đổ, đó là chương trình nâng cấp máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound, lên phiên bản MiG-31M.
MiG-31M là loại máy bay chiến đấu đánh chặn, thừa sức có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ là F-22, mặc dù khi đó loại chiến đấu cơ này còn vẫn đang ở trong giai đoạn tiền thiết kế.
MiG-31 Foxhound là máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô, và cho đến tận ngày nay, nó vẫn là máy bay chiến đấu lớn nhất, được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ không chiến.
Mặc dù Liên Xô không mạnh về công nghệ điện tử, nhưng máy bay chiến đấu MiG-31 mới là máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị radar mảng pha điện tử Zaslon, có hiệu suất vô song vào thời điểm đó. Ưu thế này giữ vững trong 20 năm, cho đến tận năm 2002, khi F-2 (phiên bản cải tiến của F-16) của Nhật Bản được trang bị radar mảng pha, ưu thế này mới bị phá vỡ.
Về khả năng không đối không tầm xa, MiG-31 chỉ có một đối thủ “xứng tầm” duy nhất, đó là phiên bản cải tiến F-14D Tomcat của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên đây là thiết kế chỉ được đưa vào trang bị với số lượng rất ít từ năm 1991 và bị cho loại biên chỉ 15 năm sau, do chi phí hoạt động quá cao.
MiG-31 của Liên Xô, không chỉ là máy bay chiến đấu bay nhanh nhất thế giới, mà nó còn được coi là máy bay chiến đấu có khả năng không đối không cao nhất, trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên toàn thế giới, ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Phiên bản cải tiến MiG-31M đã nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của MiG-31; mặc dù vẫn chưa rõ chi tiết đầy đủ về khả năng của nó. Nếu MiG-31 có trọng lượng cất cánh khoảng 41.000kg, thì MiG-31M có trọng lượng cất cánh khoảng 50.000kg, tùy thuộc vào lượng nhiên liệu và vũ khí mà nó mang theo.
Biến thể MiG-31M thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985 và sử dụng radar Zaslon-M mới, có ăng ten lớn và phạm vi phát hiện lớn hơn đáng kể. Radar mới có thể phát hiện mục tiêu có tốc độ trên Mach 6. Đây là tính năng đặc biệt hữu ích, vì MiG-31M là một trong số ít máy bay trên thế giới, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đang bay.
MiG-31M cũng được trang bị mạnh hơn với số tên lửa máy bay tăng từ 4 lên 6 tên lửa và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại; ngoài ra, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử mới, các hệ thống phòng thủ riêng lẻ, được hợp nhất thành hệ thống phòng thủ toàn diện.
Dung tích thùng nhiên liệu bên trong tăng lên và khả năng tiếp nhiên liệu trên không đã giúp cải thiện hơn nữa độ bền của thân máy bay. Việc thay thế tên lửa tầm xa R-33 bằng tên lửa mới R-37 mới có tầm hoạt động xa hơn, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn, cho MiG-31M khả năng không chiến vượt trội.
Nhưng do khó khăn về kinh tế, chương trình MiG-31M đã bị hủy bỏ vào năm 1995 sau nhiều lần bay thử thành công. Điều này đã ngăn cản Nga theo đuổi những nâng cấp đầy tham vọng đối với loại tiêm kích này. Thay vào đó, Nga tập trung vào việc hiện đại hóa máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, cho mục đích sử dụng riêng và xuất khẩu.
Su-27 thua kém nhiều so với MiG-31 về sức mạnh của các cảm biến hoặc khả năng hoạt động của nó ở tầm xa, nhưng lại có thiết kế linh hoạt hơn, có thể chiến đấu với hầu hết mọi máy bay địch một cách thuận lợi ở tất cả các cự ly, bao gồm cả chiến đấu trong tầm nhìn.
Su-27 giá thành cũng rẻ hơn nhiều cả trong sử dụng cũng như sản xuất nếu so với MiG-31, và có thể dễ dàng thay đổi với các nhiệm vụ khác ngoài tác chiến trên không, như tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển. Mặc dù khi đó, Trung Quốc được cho là đã cân nhắc mua MiG-31 với số lượng đáng kể.
Nhưng việc Trung Quốc lựa chọn Su-27 rẻ hơn cho hợp đồng sản xuất theo giấy phép quy mô lớn, có nghĩa là MiG-31M không thể tự hỗ trợ bằng việc xuất khẩu như Su-27. Do thiếu kinh phí, chương trình bị hủy bỏ; khi đó chỉ có một nguyên mẫu và 6 chiếc MiG-31M đã được sản xuất.
Nhưng các nỗ lực nghiên cứu và phát triển phiên bản MiG-31M hoàn toàn không bị lãng phí; sau khi kinh tế Nga được phục hồi, nhiều khung máy bay tiêu chuẩn của MiG-31B, đã được nâng cấp thành MiG-31BM và sau đó là tiêu chuẩn của MiG-31BSM, hiện đang được phục vụ trong lực lượng Không quân Nga.
Những chiếc MiG-31BSM của Không quân Nga hiện nay vẫn sử dụng radar Zaslon-M và tên lửa R-37 dành cho MiG-31M, cũng như nhiều công nghệ điện tử hàng không giống nhau.
Trong lực lượng Không quân Nga hiện nay, ngoài máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, được đưa vào biên chế trong Không quân Nga vào tháng 12/2020, thì MiG-31BSM được coi là máy bay chiến đấu có khả năng chiến đấu cao nhất của nước này, về khả năng không đối không.
Ngoài ra MiG-31 cũng đã được hiện đại hóa để thực hiện một số nhiệm vụ khác, như phiên bản MiG-31K là phương tiện phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhai, như cũng như tác chiến chống vệ tinh.
Nga dự kiến đưa vào trang bị một loại máy bay đánh chặn hoàn toàn mới vào khoảng năm 2030, khoảng 50 năm sau khi chiếc Foxhound đầu tiên gia nhập Không quân Liên Xô, đó là chiến đấu cơ MiG-41 thế hệ thứ sáu, tập trung vào nhiệm vụ không chiến và có thể bay ở tốc độ siêu âm, gần gấp đôi tốc độ của MiG-31. Nguồn ảnh: Topwar.
Cận cảnh máy bay đánh chặn MiG-31 - cơn ác mộng của mọi loại máy bay chiến lược NATO trên bầu trời châu Âu. Nguồn: Twitter.