Khẩu tiểu liên M3 được ra đời từ năm 1943 do Mỹ thiết kế và sản xuất, khẩu súng này đã phục vụ trong quân đội Mỹ tới tận năm 1992 và góp mặt trong nhiều cuộc xung đột lớn trên thế giới từ CTTG 2 cho tới chiến tranh Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Chosul.Được ra đời nhằm thay thế khẩu Thompson vốn có giá thành sản xuất quá cao, độ giật lớn và băng đạn hạn hẹp, tiểu liên M3 đã khắc phục triệt để những vấn đề trên với giá thành không thể "bèo" hơn, chỉ 20 USD cho mỗi khẩu (theo đơn giá năm 1943). Ngoài đơn giá quá rẻ, khẩu súng này có còn có trọng lượng khá nhẹ nhàng khi nó chỉ nặng 3,7 kg so với 4,9 kg của khẩu Thompson. Nguồn ảnh: Chosul.Tuy nhiên, súng tiểu liên M3 cũng có khá nhiều điểm yếu, điểm yếu lớn nhất của nó là có tốc độ quá chậm, chỉ 450 viên/phút so với 600 viên/phút so với khẩu Thompson, mặc dù vậy không hiểu sao các kỹ sư Mỹ vẫn "tự tin" đặt tên nó là khẩu "Grease Gun", nghĩa là "Súng cực nhanh". Nguồn ảnh: Chosul.Khẩu súng tiểu liên này có cơ chế hoạt động khá đơn giản, chốt an toàn của nó kiêm luôn nhiệm vụ là nắp che khe nhả đạn. Khẩu súng chỉ có hai chế độ là bắn và an toàn. Tuy nhiên việc thiết kế khe nhả đạn như thế này sẽ khiến súng sẽ chỉ sử dụng được bằng tay phải, nếu cầm súng bằng tay trái rất có thể người lính sẽ bị vỏ đạn... bay thẳng vào mặt khi sử dụng. Nguồn ảnh: Rifleman.Trên súng có khá nhiều móc được táng chặt vào thân súng, đảm bảo người lính có thể có nhiều cách móc dây đeo để đeo súng theo nhiều kiểu khác nhau. Nguồn ảnh: Chosul.Súng sử dụng cỡ đạn 11,43 x 23 mm, gia tốc đầu nòng đạt 280 m/s, tầm bắn hiệu quả đạt khoảng 100 mét và sử dụng băng đạn 30 viên. Ban đầu khẩu M3 được trang bị cho các đơn vị công binh, nhưng sau đó dần dần được trang bị với số lượng lớn cho các đơn vị chiến đấu trong Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Chosul.Điểm yếu lớn nhất của nó là tốc độ bắn chậm, nhưng bù lại việc bắn chậm sẽ cho phép người bắn kiểm soát tốt hơn độ giật của súng và khiến độ chụm của đạn ở khoảng cách 100 mét là nhỏ hơn rất nhiều so với khẩu Thompson. Nguồn ảnh: ICCF.Tuy nhiên, do việc sản xuất bị tạm hoãn khá lâu, đến giai đoạn gần cuối chiến tranh khẩu súng này mới được đưa ra chiến trường với số lượng lớn và đưa vào sản xuất hàng loạt nên nó không được coi là khẩu súng tiểu liên có vai trò lớn trong thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: ID.
Khẩu tiểu liên M3 được ra đời từ năm 1943 do Mỹ thiết kế và sản xuất, khẩu súng này đã phục vụ trong quân đội Mỹ tới tận năm 1992 và góp mặt trong nhiều cuộc xung đột lớn trên thế giới từ CTTG 2 cho tới chiến tranh Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Chosul.
Được ra đời nhằm thay thế khẩu Thompson vốn có giá thành sản xuất quá cao, độ giật lớn và băng đạn hạn hẹp, tiểu liên M3 đã khắc phục triệt để những vấn đề trên với giá thành không thể "bèo" hơn, chỉ 20 USD cho mỗi khẩu (theo đơn giá năm 1943). Ngoài đơn giá quá rẻ, khẩu súng này có còn có trọng lượng khá nhẹ nhàng khi nó chỉ nặng 3,7 kg so với 4,9 kg của khẩu Thompson. Nguồn ảnh: Chosul.
Tuy nhiên, súng tiểu liên M3 cũng có khá nhiều điểm yếu, điểm yếu lớn nhất của nó là có tốc độ quá chậm, chỉ 450 viên/phút so với 600 viên/phút so với khẩu Thompson, mặc dù vậy không hiểu sao các kỹ sư Mỹ vẫn "tự tin" đặt tên nó là khẩu "Grease Gun", nghĩa là "Súng cực nhanh". Nguồn ảnh: Chosul.
Khẩu súng tiểu liên này có cơ chế hoạt động khá đơn giản, chốt an toàn của nó kiêm luôn nhiệm vụ là nắp che khe nhả đạn. Khẩu súng chỉ có hai chế độ là bắn và an toàn. Tuy nhiên việc thiết kế khe nhả đạn như thế này sẽ khiến súng sẽ chỉ sử dụng được bằng tay phải, nếu cầm súng bằng tay trái rất có thể người lính sẽ bị vỏ đạn... bay thẳng vào mặt khi sử dụng. Nguồn ảnh: Rifleman.
Trên súng có khá nhiều móc được táng chặt vào thân súng, đảm bảo người lính có thể có nhiều cách móc dây đeo để đeo súng theo nhiều kiểu khác nhau. Nguồn ảnh: Chosul.
Súng sử dụng cỡ đạn 11,43 x 23 mm, gia tốc đầu nòng đạt 280 m/s, tầm bắn hiệu quả đạt khoảng 100 mét và sử dụng băng đạn 30 viên. Ban đầu khẩu M3 được trang bị cho các đơn vị công binh, nhưng sau đó dần dần được trang bị với số lượng lớn cho các đơn vị chiến đấu trong Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Chosul.
Điểm yếu lớn nhất của nó là tốc độ bắn chậm, nhưng bù lại việc bắn chậm sẽ cho phép người bắn kiểm soát tốt hơn độ giật của súng và khiến độ chụm của đạn ở khoảng cách 100 mét là nhỏ hơn rất nhiều so với khẩu Thompson. Nguồn ảnh: ICCF.
Tuy nhiên, do việc sản xuất bị tạm hoãn khá lâu, đến giai đoạn gần cuối chiến tranh khẩu súng này mới được đưa ra chiến trường với số lượng lớn và đưa vào sản xuất hàng loạt nên nó không được coi là khẩu súng tiểu liên có vai trò lớn trong thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: ID.