Hôm 6/4/2015, nhà máy đóng tàu Mazagon Docks (Mumbai) đã chính thức hạ thủy tàu ngầm tấn công lớp Scorpene đầu tiên cho Hải quân Ấn Độ, mang tên INS Kalvari (S50).Chiếc tàu ngầm trị giá 500 triệu USD này do hãng đóng tàu DCNS Pháp thiết kế, bán công nghệ chế tạo cho Hải quân Ấn Độ. Nhà máy đóng tàu Mazagon Dock sẽ thực hiện chế tạo tổng cộng 6 chiếc với tổng giá trị hợp đồng 3 tỷ USD.Dự kiến, INS Kalvari (S50) sẽ chính thức đưa vào phục vụ trong tháng 9/2016 sau quá trình thử nghiệm.Dự kiến, việc chuyển giao các tàu còn lại sẽ diễn ra lần lượt vào các năm tiếp theo. Các tàu ngầm INS Kalvari (S50) sẽ thay thế vai trò chiến đấu lớp tàu ngầm Kilo 877EKM đã phục vụ trên 20 năm.Tàu ngầm tấn công lớp Scorpene có lượng giãn nước 1.565 tấn, dài 61,7m, rộng 6,2m, mớn nước 5,8m được phát triển bởi hãng đóng tàu DCNS Pháp. Đây được xem là một trong những thiết kế tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của DCNS, khi đã bán được 14 chiếc (gồm 5 chiếc chưa đóng) cho Chile, Malaysia, Ấn Độ và Brazil.Theo nhà phát triển, thiết kế hình dạng của tàu được tối ưu nhiều, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt cho phép tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.Cấu trúc tàu ngầm làm bằng thép đặc biệt cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết. Nhờ thiết kế thân tàu tuyệt vời, nó có thể hoạt động liên tục 240 ngày trên biển trong một năm.Tàu ngầm Scorpene cũng sở hữu hệ thống điện tự đặc biệt tối tân, điển hình là hệ thống quản lý chiến đấu SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet. Trong ảnh là bảng điều khiển và màn hình hiển thị hệ thống SUBTICS.Ngoài ra, Scorpene được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay.Về mặt hỏa lực, tàu ngầm lớp Scorpene mang được 18 ngư lôi và tên lửa hoặc 30 quả thủy lôi. Ở đầu mũi được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng cả ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Trong ảnh là đạn tên lửa hành trình chống tàu SM39 Exocet thường trang bị trên Scorpene, theo một số nguồn tin Ấn Độ đã mua 36 quả loại này. SM39 đạt tầm bắn 70km, tốc độ bay cận âm.Các tàu ngầm Scorpene chủ yếu sử dụng ngư lôi hạng nặng Black Shark do Italy sản xuất. Nó được trang bị đầu tự dẫn thông minh, tầm bắn đạt tới 50km, tốc độ bơi 50 hải lý/h. Tuy nhiên, chưa có thông tin Ấn Độ sẽ mua loại ngư lôi này cho các tàu ngầm.Đặc biệt nhất, tàu ngầm tấn công Scorpene sẽ được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) giúp thời gian lặn dài hơn so với tàu ngầm không có AIP và thời gian hoạt động liên tục lâu hơn. Theo nhà sản xuất, với chế độ AIP, tàu ngầm hoạt động liên tục 71 ngày trên biển (vượt xa lớp Kilo 636 của Nga).
Hôm 6/4/2015, nhà máy đóng tàu Mazagon Docks (Mumbai) đã chính thức hạ thủy tàu ngầm tấn công lớp Scorpene đầu tiên cho Hải quân Ấn Độ, mang tên INS Kalvari (S50).
Chiếc tàu ngầm trị giá 500 triệu USD này do hãng đóng tàu DCNS Pháp thiết kế, bán công nghệ chế tạo cho Hải quân Ấn Độ. Nhà máy đóng tàu Mazagon Dock sẽ thực hiện chế tạo tổng cộng 6 chiếc với tổng giá trị hợp đồng 3 tỷ USD.
Dự kiến, INS Kalvari (S50) sẽ chính thức đưa vào phục vụ trong tháng 9/2016 sau quá trình thử nghiệm.
Dự kiến, việc chuyển giao các tàu còn lại sẽ diễn ra lần lượt vào các năm tiếp theo. Các tàu ngầm INS Kalvari (S50) sẽ thay thế vai trò chiến đấu lớp tàu ngầm Kilo 877EKM đã phục vụ trên 20 năm.
Tàu ngầm tấn công lớp Scorpene có lượng giãn nước 1.565 tấn, dài 61,7m, rộng 6,2m, mớn nước 5,8m được phát triển bởi hãng đóng tàu DCNS Pháp. Đây được xem là một trong những thiết kế tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của DCNS, khi đã bán được 14 chiếc (gồm 5 chiếc chưa đóng) cho Chile, Malaysia, Ấn Độ và Brazil.
Theo nhà phát triển, thiết kế hình dạng của tàu được tối ưu nhiều, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt cho phép tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.
Cấu trúc tàu ngầm làm bằng thép đặc biệt cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết. Nhờ thiết kế thân tàu tuyệt vời, nó có thể hoạt động liên tục 240 ngày trên biển trong một năm.
Tàu ngầm Scorpene cũng sở hữu hệ thống điện tự đặc biệt tối tân, điển hình là hệ thống quản lý chiến đấu SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet. Trong ảnh là bảng điều khiển và màn hình hiển thị hệ thống SUBTICS.
Ngoài ra, Scorpene được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay.
Về mặt hỏa lực, tàu ngầm lớp Scorpene mang được 18 ngư lôi và tên lửa hoặc 30 quả thủy lôi. Ở đầu mũi được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng cả ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Trong ảnh là đạn tên lửa hành trình chống tàu SM39 Exocet thường trang bị trên Scorpene, theo một số nguồn tin Ấn Độ đã mua 36 quả loại này. SM39 đạt tầm bắn 70km, tốc độ bay cận âm.
Các tàu ngầm Scorpene chủ yếu sử dụng ngư lôi hạng nặng Black Shark do Italy sản xuất. Nó được trang bị đầu tự dẫn thông minh, tầm bắn đạt tới 50km, tốc độ bơi 50 hải lý/h. Tuy nhiên, chưa có thông tin Ấn Độ sẽ mua loại ngư lôi này cho các tàu ngầm.
Đặc biệt nhất, tàu ngầm tấn công Scorpene sẽ được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) giúp thời gian lặn dài hơn so với tàu ngầm không có AIP và thời gian hoạt động liên tục lâu hơn. Theo nhà sản xuất, với chế độ AIP, tàu ngầm hoạt động liên tục 71 ngày trên biển (vượt xa lớp Kilo 636 của Nga).