Kamov Ka-28 là phiên bản xuất khẩu của trực thăng trinh sát và tác chiến chống ngầm Ka-27 do Kamov Helicopter chế tạo. Theo Naval Technology, Ka-28 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 24/12/1973, được đưa vào hoạt động trong Hải quân Liên Xô từ năm 1981. Ảnh: Ria Novosti.Trực thăng Ka-28 được chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu 500 m đang chạy với tốc độ 41 hải lý/giờ. Trực thăng này có thể hoạt động bất kể ngày đêm, trong điều kiện biển động cấp 5. Ảnh: Airliners. Ka-28 được trang bị 2 động cơ turboshaft Isotov TV3-117V, công suất 2.230 mã lực/động cơ cùng rotor đồng trục. Thiết kế rotor đồng trục giúp giảm chiều dài trực thăng trong khi tăng khả năng ổn định khí động học và phù hợp với không gian chật hẹp của nhà chứa trực thăng trên tàu chiến. Ảnh: Military Today.Ka-28 dài 11 m, cao 5,5 m, đường kính cánh quạt chính 15,8 m, trọng lượng rỗng 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 12 tấn. Tốc độ tối đa 270 km/h, tốc độ hành trình 205 km/h, bán kính hoạt động 200 km từ tàu mẹ. Ảnh: Airliners.Thiết kế khí động học ưu việt, Ka-28 hoạt động rất tốt trên mặt biển, khu vực vốn tồn tại nhiễu loạn không khí rất mạnh. Điều này đòi hỏi phi công phải có nhiều kinh nghiệm bên cạnh đặc tính kỹ thuật tốt của trực thăng. Ảnh: Airliners.Ka-28 nổi bật bởi cái "bướu" dưới mũi trực thăng nơi chứa ăng ten radar Osminog để tìm kiếm các mục tiêu mặt nước, như kính tiềm vọng của tàu ngầm, quét bề mặt đại dương trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Radar này có thể phát hiện mục tiêu mặt nước ở cự ly 30 km. Ảnh: Sputnik.Ngoài radar, Ka-28 có thể thả định vị thủy âm (sonar) nhúng VGS-3 để phát hiện tàu ngầm. Phi công sẽ điều khiển trực thăng bay cách mặt nước từ 25-30 m, sonar sẽ được nhúng xuống biển bằng dây cáp. Nó sẽ phát sóng siêu âm để dò tìm tàu ngầm. Sonar VGS-3 có thể phát hiện tàu ngầm ở cự ly 8 km, độ sâu 500 m. Ảnh: Miltary Today.Ka-28 còn được trang bị phao định vị thủy âm. Nó được thả xuống biển ở một số vị trí nhất định để phát hiện tàu ngầm theo phương pháp đạc tam giác. Tín hiệu thu được từ phao định vị sẽ truyền về tàu mẹ qua thiết bị liên lạc vệ tinh. Đuôi trực thăng có thiết bị dò tìm biến dị từ trường (MAD) do tàu ngầm gây ra. Ảnh: Military Today.Ka-28 có thể mang theo 1 ngư lôi, hoặc tên lửa chống hạm, 10 quả bom chống ngầm PLAB-250-120, 2 quả bom đánh dấu vị trí để chỉ định mục tiêu tàu ngầm cho các phương tiện tác chiến khác. Ảnh: Hải quân Mỹ. Ka-28 và phiên bản gốc Ka-27 là xương sống trong lực lượng trực thăng chống ngầm của Hải quân Nga và nhiều nước trên thế giới. Nó được đánh giá là một trong những sát thủ săn ngầm tốt nhất thế giới. Ảnh: Sputnik.Ka-28 được xuất khẩu cho nhiều nước, gồm Ấn Độ (ảnh), Trung Quốc, Algeria, Ukraine, Hàn Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu trong cấu hình dân sự. Ảnh: Sputnik.Trực thăng Ka-28 của Việt Nam được triển khai cùng với tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, giúp tăng cường năng lực chống ngầm cho các chiến hạm của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, tàu hộ vệ lớp Gepard chỉ có sàn đáp mà không có nhà chứa cho trực thăng. Ảnh: Medium.
Kamov Ka-28 là phiên bản xuất khẩu của trực thăng trinh sát và tác chiến chống ngầm Ka-27 do Kamov Helicopter chế tạo. Theo Naval Technology, Ka-28 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 24/12/1973, được đưa vào hoạt động trong Hải quân Liên Xô từ năm 1981. Ảnh: Ria Novosti.
Trực thăng Ka-28 được chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu 500 m đang chạy với tốc độ 41 hải lý/giờ. Trực thăng này có thể hoạt động bất kể ngày đêm, trong điều kiện biển động cấp 5. Ảnh: Airliners.
Ka-28 được trang bị 2 động cơ turboshaft Isotov TV3-117V, công suất 2.230 mã lực/động cơ cùng rotor đồng trục. Thiết kế rotor đồng trục giúp giảm chiều dài trực thăng trong khi tăng khả năng ổn định khí động học và phù hợp với không gian chật hẹp của nhà chứa trực thăng trên tàu chiến. Ảnh: Military Today.
Ka-28 dài 11 m, cao 5,5 m, đường kính cánh quạt chính 15,8 m, trọng lượng rỗng 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 12 tấn. Tốc độ tối đa 270 km/h, tốc độ hành trình 205 km/h, bán kính hoạt động 200 km từ tàu mẹ. Ảnh: Airliners.
Thiết kế khí động học ưu việt, Ka-28 hoạt động rất tốt trên mặt biển, khu vực vốn tồn tại nhiễu loạn không khí rất mạnh. Điều này đòi hỏi phi công phải có nhiều kinh nghiệm bên cạnh đặc tính kỹ thuật tốt của trực thăng. Ảnh: Airliners.
Ka-28 nổi bật bởi cái "bướu" dưới mũi trực thăng nơi chứa ăng ten radar Osminog để tìm kiếm các mục tiêu mặt nước, như kính tiềm vọng của tàu ngầm, quét bề mặt đại dương trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Radar này có thể phát hiện mục tiêu mặt nước ở cự ly 30 km. Ảnh: Sputnik.
Ngoài radar, Ka-28 có thể thả định vị thủy âm (sonar) nhúng VGS-3 để phát hiện tàu ngầm. Phi công sẽ điều khiển trực thăng bay cách mặt nước từ 25-30 m, sonar sẽ được nhúng xuống biển bằng dây cáp. Nó sẽ phát sóng siêu âm để dò tìm tàu ngầm. Sonar VGS-3 có thể phát hiện tàu ngầm ở cự ly 8 km, độ sâu 500 m. Ảnh: Miltary Today.
Ka-28 còn được trang bị phao định vị thủy âm. Nó được thả xuống biển ở một số vị trí nhất định để phát hiện tàu ngầm theo phương pháp đạc tam giác. Tín hiệu thu được từ phao định vị sẽ truyền về tàu mẹ qua thiết bị liên lạc vệ tinh. Đuôi trực thăng có thiết bị dò tìm biến dị từ trường (MAD) do tàu ngầm gây ra. Ảnh: Military Today.
Ka-28 có thể mang theo 1 ngư lôi, hoặc tên lửa chống hạm, 10 quả bom chống ngầm PLAB-250-120, 2 quả bom đánh dấu vị trí để chỉ định mục tiêu tàu ngầm cho các phương tiện tác chiến khác. Ảnh: Hải quân Mỹ. Ka-28 và phiên bản gốc Ka-27 là xương sống trong lực lượng trực thăng chống ngầm của Hải quân Nga và nhiều nước trên thế giới. Nó được đánh giá là một trong những sát thủ săn ngầm tốt nhất thế giới. Ảnh: Sputnik.
Ka-28 được xuất khẩu cho nhiều nước, gồm Ấn Độ (ảnh), Trung Quốc, Algeria, Ukraine, Hàn Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu trong cấu hình dân sự. Ảnh: Sputnik.
Trực thăng Ka-28 của Việt Nam được triển khai cùng với tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, giúp tăng cường năng lực chống ngầm cho các chiến hạm của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, tàu hộ vệ lớp Gepard chỉ có sàn đáp mà không có nhà chứa cho trực thăng. Ảnh: Medium.