Báo Quân đội Nhân dân cho biết trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8, tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung đã có chuyến thăm hữu nghị đến quân cảng Vladivostock, Nga, và tham dự các hoạt động nhân kỷ niệm 323 năm truyền thống Hải quân Nga.Tàu đã vượt qua hải trình dài 4.600 hải lý. Đây là chuyến hành quân dài nhất của tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung kể từ khi được đưa vào biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong quá trình hành quân đến Nga, sĩ quan, thủy thủ đoàn trên tàu đã tổ chức huấn luyện các tình huống chiến đấu dọc theo đường đi.Một trong những hoạt động huấn luyện chính là thực hành mô phỏng tác chiến chống ngầm. Đối với tác chiến hải quân, tàu ngầm là mục tiêu luôn là mục tiêu bất ngờ và khó phát hiện nhất. Do đó, khả năng phản ứng nhanh khi phát hiện tàu ngầm là rất quan trọng.Theo Naval Technology, tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) MGK-335EM để dò tìm và phát hiện tàu ngầm. Sonar có thể tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động hoặc thụ động. Tàu Quang Trung cùng với tàu Trần Hưng Đạo là 2 tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên của Việt Nam được trang bị hệ thống chống ngầm hiện đại.Thủy thủ vận hành ngư lôi lắng nghe hiệu lệnh từ trung tâm chỉ huy. Tàu Quang Trung được lắp hai cụm phóng ngư lôi 533 mm, mỗi cụm gồm 2 ống phóng bố trí 2 bên mạn tàu.Khi có hiệu lệnh công kích mục tiêu bằng ngư lôi, thủy thủ sẽ quay ống phóng ra ngoài để sẵn sàng phóng. Ngư lôi được đẩy ra khỏi ống phóng bằng khí nén. Ngư lôi được điều khiển đến mục tiêu bằng dây dẫn, hoặc cảm biến âm thanh chủ động.Các sĩ quan trên tháp chỉ huy quan sát hành trình của vũ khí sau khi có lệnh phóng và đánh giá thiệt hại. Việc xác định xem mục tiêu đã bị tiêu diệt sau khi phóng vũ khí hay chưa có vai trò cực kỳ quan trọng. Đánh giá chính xác thiệt hại cho phép chỉ huy chuyển sang mục tiêu khác hoặc chuẩn bị phương án tấn công và phòng thủ tiếp theo.Bên cạnh huấn luyện tác chiến chống ngầm, thủy thủ đoàn tàu Quang Trung còn huấn luyện bắn mục tiêu trên biển với súng máy 14,5 mm. Tàu Quang Trung được trang bị 2 đại liên 14,5 mm và 2 súng máy 7,62 mm ở hai bên mạn tàu.Huấn luyện quan sát mục tiêu mặt nước bằng hệ thống trinh sát quang học và đo phương vị góc bố trí hai bên mạn tàu.Huấn luyện tháo dây neo phao. Khả năng thu dây neo một cách nhanh chóng góp phần rút ngắn thời gian khi có hiệu lệnh nhổ neo xuất phát, đặc biệt là trong tình huống có chiến tranh.Huấn luyện thu dây neo và xếp gọn gàng cũng là một yêu cầu quan trọng.Tàu Quang Trung có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-28. Đây là "cánh tay" nối dài khả năng tác chiến chống ngầm của tàu. Đội ngũ kỹ thuật viên hàng không của tàu phải đảm bảo khả năng sẵn sàng cất cánh của trực thăng trong mọi tình huống.Ka-28 được chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu 500 m đang chạy với tốc độ 41 hải lý/giờ. Trực thăng này có thể hoạt động bất kể ngày đêm, trong điều kiện biển động cấp 5.Ka-28 nổi bật bởi cái "bướu" dưới mũi trực thăng nơi chứa ăng ten radar Osminog để tìm kiếm các mục tiêu mặt nước, như kính tiềm vọng của tàu ngầm, quét bề mặt đại dương trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Radar này có thể phát hiện mục tiêu mặt nước ở cự ly 30 km.Các kỹ thuật viên cố định trực thăng vào sàn tàu. Tàu Quang Trung nói riêng và tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 của Việt Nam không có nhà chứa cho trực thăng. Đuôi tàu chỉ có một góc nhỏ che được một phần 3 trực thăng.Trực thăng K28 cất cánh về đơn vị sau một lần huấn luyện.Có thông tin nói Quân chủng Hải quân đã có đề tài nghiên cứu cải tiến nhà chứa máy bay trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard bằng hệ thống mái vòm di động, giúp che chắn toàn bộ trực thăng, nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng tác chiến của các hệ thống vũ khí.
Báo Quân đội Nhân dân cho biết trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8, tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung đã có chuyến thăm hữu nghị đến quân cảng Vladivostock, Nga, và tham dự các hoạt động nhân kỷ niệm 323 năm truyền thống Hải quân Nga.
Tàu đã vượt qua hải trình dài 4.600 hải lý. Đây là chuyến hành quân dài nhất của tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung kể từ khi được đưa vào biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong quá trình hành quân đến Nga, sĩ quan, thủy thủ đoàn trên tàu đã tổ chức huấn luyện các tình huống chiến đấu dọc theo đường đi.
Một trong những hoạt động huấn luyện chính là thực hành mô phỏng tác chiến chống ngầm. Đối với tác chiến hải quân, tàu ngầm là mục tiêu luôn là mục tiêu bất ngờ và khó phát hiện nhất. Do đó, khả năng phản ứng nhanh khi phát hiện tàu ngầm là rất quan trọng.
Theo Naval Technology, tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) MGK-335EM để dò tìm và phát hiện tàu ngầm. Sonar có thể tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động hoặc thụ động. Tàu Quang Trung cùng với tàu Trần Hưng Đạo là 2 tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên của Việt Nam được trang bị hệ thống chống ngầm hiện đại.
Thủy thủ vận hành ngư lôi lắng nghe hiệu lệnh từ trung tâm chỉ huy. Tàu Quang Trung được lắp hai cụm phóng ngư lôi 533 mm, mỗi cụm gồm 2 ống phóng bố trí 2 bên mạn tàu.
Khi có hiệu lệnh công kích mục tiêu bằng ngư lôi, thủy thủ sẽ quay ống phóng ra ngoài để sẵn sàng phóng. Ngư lôi được đẩy ra khỏi ống phóng bằng khí nén. Ngư lôi được điều khiển đến mục tiêu bằng dây dẫn, hoặc cảm biến âm thanh chủ động.
Các sĩ quan trên tháp chỉ huy quan sát hành trình của vũ khí sau khi có lệnh phóng và đánh giá thiệt hại. Việc xác định xem mục tiêu đã bị tiêu diệt sau khi phóng vũ khí hay chưa có vai trò cực kỳ quan trọng. Đánh giá chính xác thiệt hại cho phép chỉ huy chuyển sang mục tiêu khác hoặc chuẩn bị phương án tấn công và phòng thủ tiếp theo.
Bên cạnh huấn luyện tác chiến chống ngầm, thủy thủ đoàn tàu Quang Trung còn huấn luyện bắn mục tiêu trên biển với súng máy 14,5 mm. Tàu Quang Trung được trang bị 2 đại liên 14,5 mm và 2 súng máy 7,62 mm ở hai bên mạn tàu.
Huấn luyện quan sát mục tiêu mặt nước bằng hệ thống trinh sát quang học và đo phương vị góc bố trí hai bên mạn tàu.
Huấn luyện tháo dây neo phao. Khả năng thu dây neo một cách nhanh chóng góp phần rút ngắn thời gian khi có hiệu lệnh nhổ neo xuất phát, đặc biệt là trong tình huống có chiến tranh.
Huấn luyện thu dây neo và xếp gọn gàng cũng là một yêu cầu quan trọng.
Tàu Quang Trung có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-28. Đây là "cánh tay" nối dài khả năng tác chiến chống ngầm của tàu. Đội ngũ kỹ thuật viên hàng không của tàu phải đảm bảo khả năng sẵn sàng cất cánh của trực thăng trong mọi tình huống.
Ka-28 được chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu 500 m đang chạy với tốc độ 41 hải lý/giờ. Trực thăng này có thể hoạt động bất kể ngày đêm, trong điều kiện biển động cấp 5.
Ka-28 nổi bật bởi cái "bướu" dưới mũi trực thăng nơi chứa ăng ten radar Osminog để tìm kiếm các mục tiêu mặt nước, như kính tiềm vọng của tàu ngầm, quét bề mặt đại dương trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Radar này có thể phát hiện mục tiêu mặt nước ở cự ly 30 km.
Các kỹ thuật viên cố định trực thăng vào sàn tàu. Tàu Quang Trung nói riêng và tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 của Việt Nam không có nhà chứa cho trực thăng. Đuôi tàu chỉ có một góc nhỏ che được một phần 3 trực thăng.
Trực thăng K28 cất cánh về đơn vị sau một lần huấn luyện.
Có thông tin nói Quân chủng Hải quân đã có đề tài nghiên cứu cải tiến nhà chứa máy bay trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard bằng hệ thống mái vòm di động, giúp che chắn toàn bộ trực thăng, nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng tác chiến của các hệ thống vũ khí.