Chiến hạm 016 Quang Trung thuộc lớp tàu Gepard 3.9 đề án 11661E do nhà máy đóng tàu Zelenodolsky (Liên bang Nga) sản xuất, được tích hợp hệ thống vũ khí – điện tử thuộc hàng hiện đại của kỹ thuật quân sự Nga. Ảnh: IMDCCon tàu được tích hợp đầy đủ mọi hệ thống điện tử cần thiết gồm: hệ thống radar trinh sát mặt nước - trên không 3 tham số Pozitiv ME1 (tầm quét 150km, độ cao 30.000m, theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu); radar tìm kiếm điều khiển hỏa lực Mineral-ME (tầm quét 250km chủ động và 450km thụ động; giám sát 200 mục tiêu; dẫn bắn cùng lúc 10 mục tiêu); radar điều khiển hỏa lực MR-123 cho pháo... Ảnh: IMDCTrả lời báo Bình Định Online, Thiếu tá Trịnh Trung Thành (SN 1980, quê Quảng Nam), Chính trị viên tàu, cho biết thêm: “Một trong những nét đặc biệt của chiến hạm là hệ thống xử lý thông tin chiến đấu gồm những trang thiết bị hiện đại so với nhiều tàu chiến trên thế giới và hệ thống vũ khí trên tàu có thể tự động tìm diệt mục tiêu thông qua hệ thống tác chiến điện tử”. Ảnh: Báo Hải QuânThật vậy, các hình ảnh hệ thống điều khiển bên trong tàu Quang Trung được báo QĐND và báo Hải quân công bố mới đây cho thấy không hề nói ngoa về mức độ hiện đại của tàu Gepard 3.9. Ảnh: QĐNDTrong ảnh, máy móc trên tàu hộ vệ Quang Trung gần như được “số hóa 99%” với “chi chít” màn hình LCD màu hiển thị mọi tham số cần thiết cho hải trình, nhiệm vụ chiến đấu, kiểm soát máy móc… Ảnh: QĐNDMọi công tác trên tàu các chiến sĩ ngồi gõ máy tính và kiểm tra các tham số hiển thị cực kỳ rõ ràng trên màn hình màu. Ảnh: BĐOVô lăng lái tàu nhìn như vô lăng của ô tô, xung quanh đều là các màn hình lớn hiển thị tham số. Ảnh: BĐOTheo báo Bình Đình, điểm đặc biệt là hơn 40% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trên chiến hạm hiện đại mang tên Quang Trung đều thuộc thế hệ 9X. Sau 1 năm kể từ khi tiếp nhận, cán bộ, chiến sĩ tàu Quang Trung đã làm chủ hoàn toàn con tàu hộ vệ tên lửa hiện đại này. Họ được tuyển chọn từ nhiều đơn vị hải quân, có kinh nghiệm làm nhiệm vụ trên nhiều loại tàu. Ảnh: IMDSChiến hạm Quang Trung có chiều dài 102,4 m, rộng 14,7 m, mớm nước 5,6 m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Ảnh: Báo Hải QuânVideo toàn cảnh hoạt động của tàu hộ vệ Gepard tại LIMA 2017. Nguồn: QPVN
Chiến hạm 016 Quang Trung thuộc lớp tàu Gepard 3.9 đề án 11661E do nhà máy đóng tàu Zelenodolsky (Liên bang Nga) sản xuất, được tích hợp hệ thống vũ khí – điện tử thuộc hàng hiện đại của kỹ thuật quân sự Nga. Ảnh: IMDC
Con tàu được tích hợp đầy đủ mọi hệ thống điện tử cần thiết gồm: hệ thống radar trinh sát mặt nước - trên không 3 tham số Pozitiv ME1 (tầm quét 150km, độ cao 30.000m, theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu); radar tìm kiếm điều khiển hỏa lực Mineral-ME (tầm quét 250km chủ động và 450km thụ động; giám sát 200 mục tiêu; dẫn bắn cùng lúc 10 mục tiêu); radar điều khiển hỏa lực MR-123 cho pháo... Ảnh: IMDC
Trả lời báo Bình Định Online, Thiếu tá Trịnh Trung Thành (SN 1980, quê Quảng Nam), Chính trị viên tàu, cho biết thêm: “Một trong những nét đặc biệt của chiến hạm là hệ thống xử lý thông tin chiến đấu gồm những trang thiết bị hiện đại so với nhiều tàu chiến trên thế giới và hệ thống vũ khí trên tàu có thể tự động tìm diệt mục tiêu thông qua hệ thống tác chiến điện tử”. Ảnh: Báo Hải Quân
Thật vậy, các hình ảnh hệ thống điều khiển bên trong tàu Quang Trung được báo QĐND và báo Hải quân công bố mới đây cho thấy không hề nói ngoa về mức độ hiện đại của tàu Gepard 3.9. Ảnh: QĐND
Trong ảnh, máy móc trên tàu hộ vệ Quang Trung gần như được “số hóa 99%” với “chi chít” màn hình LCD màu hiển thị mọi tham số cần thiết cho hải trình, nhiệm vụ chiến đấu, kiểm soát máy móc… Ảnh: QĐND
Mọi công tác trên tàu các chiến sĩ ngồi gõ máy tính và kiểm tra các tham số hiển thị cực kỳ rõ ràng trên màn hình màu. Ảnh: BĐO
Vô lăng lái tàu nhìn như vô lăng của ô tô, xung quanh đều là các màn hình lớn hiển thị tham số. Ảnh: BĐO
Theo báo Bình Đình, điểm đặc biệt là hơn 40% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trên chiến hạm hiện đại mang tên Quang Trung đều thuộc thế hệ 9X. Sau 1 năm kể từ khi tiếp nhận, cán bộ, chiến sĩ tàu Quang Trung đã làm chủ hoàn toàn con tàu hộ vệ tên lửa hiện đại này. Họ được tuyển chọn từ nhiều đơn vị hải quân, có kinh nghiệm làm nhiệm vụ trên nhiều loại tàu. Ảnh: IMDS
Chiến hạm Quang Trung có chiều dài 102,4 m, rộng 14,7 m, mớm nước 5,6 m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Ảnh: Báo Hải Quân
Video toàn cảnh hoạt động của tàu hộ vệ Gepard tại LIMA 2017. Nguồn: QPVN