Truyền thông quốc tế vừa cho đăng tải một loạt các hình ảnh liên quan tới chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle của Mỹ. Theo đó, những hình ảnh này được ghi lại hôm 13/7 vừa rồi, trong một chuyến bay huấn luyện được tổ chức tại Anh.Dựa trên hình ảnh động cơ của chiếc tiêm kích F-15E đang phụt lửa vàng rất bất thường, nhiều người tờ báo đã kết luận rằng chiếc chiến đấu cơ này gặp sự cố trong quá trình bay huấn luyện.Tuy nhiên theo các trang web theo dõi dữ liệu bay, tiêm kích F-15E Strike Eagle này đã... bay liên tục hơn 2 giờ đồng hồ. Việc một chiến chiến đấu cơ gặp sự cố có thể bay liên tục nhiều giờ, rõ ràng là điều không bình thường.Tờ Drive lại nhận định, nhiều khả năng phi công cũng không biết rằng chiếc chiến đấu cơ gặp vấn đề. Ngay cả khi được mặt đất thông báo về sự cố bất thường, phi công cũng chưa chắc đã nắm bắt được nguyên nhân của sự cố.Dựa vào hành trình được ghi lại của chiếc chiến đấu cơ F-15E, có thể thấy tiêm kích này đã bay ra biển, lòng vòng một thời gian dài sau đó quay về đất liền, và tiếp tục bay lòng vòng trên không trung.Nếu đây là một sự cố liên quan tới động cơ hay bất cứ thành phần nào của chiếc máy bay, chắc chắn phi công sẽ tìm cách hạ cánh ngay lập tức, chứ không bay liên tục một thời gian dài như vậy.Tuy nhiên một vài nguồn tin chưa được kiểm chứng lại cho biết, phần lá cánh của động cơ đuôi chiếc F-15E đã gặp vấn đề, tạo ra tia lửa trong quá trình hoạt động.Tuy nhiên trên thực tế, các nhân chứng tại hiện trường lại khẳng định, chiếc tiêm kích F-15E hoàn toàn không có ý định hạ cánh sau khi động cơ bắt đầu phụt lửa.Chiếc tiêm kích này có số đuôi 91-0302, thuộc Phi đoàn 492, Không đoàn 48 Không quân Mỹ. Hiện lực lượng này đang đóng quân tại căn cứ quân sự Lakenheath, Anh.Thực tế lịch sử đã chứng minh, chiến đấu cơ F-15E do Mỹ sản xuất, có độ bền cực kỳ cao và khả năng tương thích tốt với nhiều điều kiện bay, thậm chí vẫn có thể hạ cánh trong điều kiện hư hỏng nặng.Đây hiện cũng là loại tiêm kích hạng nặng phổ biến nhất của Quân đội Mỹ, được cho sẽ là các chiến đấu cơ xương sống của lực lượng này, cho tới khi các máy bay thế hệ 5 đủ số lượng để chiếm ưu thế.Được phát triển từ phiên bản F-15, chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle bắt đầu được sản xuất từ năm 1985, tới nay đã có tổng cộng 513 chiếc được Mỹ cho "ra lò".Các tiêm kích F-15 Eagle và F-15E Strike Eagle tới nay vẫn giữ kỷ lục vô tiền khoáng hậu - là chiến đấu cơ duy nhất có thành tích bắn hạ trên 100 máy bay địch mà chưa từng bị đối phương bắn hạ trong giao tranh.Tuy nhiên kể từ khi ra đời tới nay, đã có tới 123 chiến đấu cơ F-15 mọi phiên bản của Không quân Mỹ gặp tai nạn, trong đó có 52 vụ tai nạn chết người. Trung bình, mỗi năm có khoảng 3 chiếc F-15 bị "xóa sổ" do tai nạn. Nguồn ảnh: QQ. Cận cảnh chiến đấu cơ F-15 - loại tiêm kích hạng nặng xương sống của Không quân Mỹ suốt nhiều chục năm qua. Nguồn: Elwyn.
Truyền thông quốc tế vừa cho đăng tải một loạt các hình ảnh liên quan tới chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle của Mỹ. Theo đó, những hình ảnh này được ghi lại hôm 13/7 vừa rồi, trong một chuyến bay huấn luyện được tổ chức tại Anh.
Dựa trên hình ảnh động cơ của chiếc tiêm kích F-15E đang phụt lửa vàng rất bất thường, nhiều người tờ báo đã kết luận rằng chiếc chiến đấu cơ này gặp sự cố trong quá trình bay huấn luyện.
Tuy nhiên theo các trang web theo dõi dữ liệu bay, tiêm kích F-15E Strike Eagle này đã... bay liên tục hơn 2 giờ đồng hồ. Việc một chiến chiến đấu cơ gặp sự cố có thể bay liên tục nhiều giờ, rõ ràng là điều không bình thường.
Tờ Drive lại nhận định, nhiều khả năng phi công cũng không biết rằng chiếc chiến đấu cơ gặp vấn đề. Ngay cả khi được mặt đất thông báo về sự cố bất thường, phi công cũng chưa chắc đã nắm bắt được nguyên nhân của sự cố.
Dựa vào hành trình được ghi lại của chiếc chiến đấu cơ F-15E, có thể thấy tiêm kích này đã bay ra biển, lòng vòng một thời gian dài sau đó quay về đất liền, và tiếp tục bay lòng vòng trên không trung.
Nếu đây là một sự cố liên quan tới động cơ hay bất cứ thành phần nào của chiếc máy bay, chắc chắn phi công sẽ tìm cách hạ cánh ngay lập tức, chứ không bay liên tục một thời gian dài như vậy.
Tuy nhiên một vài nguồn tin chưa được kiểm chứng lại cho biết, phần lá cánh của động cơ đuôi chiếc F-15E đã gặp vấn đề, tạo ra tia lửa trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên trên thực tế, các nhân chứng tại hiện trường lại khẳng định, chiếc tiêm kích F-15E hoàn toàn không có ý định hạ cánh sau khi động cơ bắt đầu phụt lửa.
Chiếc tiêm kích này có số đuôi 91-0302, thuộc Phi đoàn 492, Không đoàn 48 Không quân Mỹ. Hiện lực lượng này đang đóng quân tại căn cứ quân sự Lakenheath, Anh.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, chiến đấu cơ F-15E do Mỹ sản xuất, có độ bền cực kỳ cao và khả năng tương thích tốt với nhiều điều kiện bay, thậm chí vẫn có thể hạ cánh trong điều kiện hư hỏng nặng.
Đây hiện cũng là loại tiêm kích hạng nặng phổ biến nhất của Quân đội Mỹ, được cho sẽ là các chiến đấu cơ xương sống của lực lượng này, cho tới khi các máy bay thế hệ 5 đủ số lượng để chiếm ưu thế.
Được phát triển từ phiên bản F-15, chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle bắt đầu được sản xuất từ năm 1985, tới nay đã có tổng cộng 513 chiếc được Mỹ cho "ra lò".
Các tiêm kích F-15 Eagle và F-15E Strike Eagle tới nay vẫn giữ kỷ lục vô tiền khoáng hậu - là chiến đấu cơ duy nhất có thành tích bắn hạ trên 100 máy bay địch mà chưa từng bị đối phương bắn hạ trong giao tranh.
Tuy nhiên kể từ khi ra đời tới nay, đã có tới 123 chiến đấu cơ F-15 mọi phiên bản của Không quân Mỹ gặp tai nạn, trong đó có 52 vụ tai nạn chết người. Trung bình, mỗi năm có khoảng 3 chiếc F-15 bị "xóa sổ" do tai nạn. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh chiến đấu cơ F-15 - loại tiêm kích hạng nặng xương sống của Không quân Mỹ suốt nhiều chục năm qua. Nguồn: Elwyn.